Dự án giai đoạn 2, Trung tâm nguồn lực CNTT&TT Việt Nam - Ấn Độ sắp được triển khai

(LĐTĐ) Nhằm cung cấp nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho Hà Nội và cả nước, dự án giai đoạn 2 Trung tâm nguồn lực CNTT&TT Việt Nam - Ấn Độ sắp được triển khai.
Việt Nam - Ấn Độ: Phấn đấu đưa kim ngạch hai chiều đạt 15 tỷ USD vào thời gian sớm nhất Việt Nam - Ấn Độ: Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm ứng phó với dịch bệnh Covid-19 Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị với Ấn Độ
Dự án giai đoạn 2, Trung tâm nguồn lực CNTT&TT Việt Nam - Ấn Độ sắp được triển khai
Toàn cảnh buổi làm việc giữa hai bên

Sáng 10/11, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thanh Liêm làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma nhằm thúc đẩy triển khai dự án giai đoạn 2, Trung tâm nguồn lực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) Việt Nam - Ấn Độ.

Trung tâm nguồn lực CNTT&TT Việt Nam - Ấn Độ (ARC-ICT) là món quà ý nghĩa của Chính phủ Ấn Độ dành tặng Thủ đô Hà Nội từ năm 2011, nhằm cung cấp nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao cho Hà Nội và cả nước. Hiện Trung tâm có 141 máy tính, 32 máy chủ... được phân bổ tại 6 phòng học (trong đó, có các phòng chính phủ điện tử, công nghệ web, công nghệ Java, phòng phần mềm...) và phòng thư viện với hơn 11 nghìn quyển sách. Tuy nhiên, sau gần 10 năm đi vào hoạt động, hiện nay, nhiều máy móc, trang thiết bị của Trung tâm cần được nâng cấp để đáp ứng yêu cầu đào tạo.

Năm 2018, chuyên gia của Trung tâm điện toán cao cấp C-DAC (Ấn Độ) đã sang làm việc và khảo sát, thống nhất với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội về phương thức, nội dung đào tạo, hoạt động của Trung tâm ARC-ICT, với tư cách là trung tâm đào tạo ủy quyền của C-DAC. Phía C-DAC sẽ nâng cấp một phần cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện tại của Trung tâm ARC-ICT, nhằm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế.

Dự án giai đoạn 2, Trung tâm nguồn lực CNTT&TT Việt Nam - Ấn Độ sắp được triển khai
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thanh Liêm phát biểu tại buổi làm việc

Đại sứ Pranay Verma cho biết: Ấn Độ đánh giá rất cao hoạt động của Trung tâm ARC-ICT, bởi đây là biểu tượng cho mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, hỗ trợ đào tạo công nghệ thông tin của Ấn Độ với Việt Nam. Đại sứ Pranay Verma cho rằng, thách thức lớn nhất đối với Trung tâm ARC-ICT hiện nay chính là đòi hỏi về cập nhật, đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đào tạo công nghệ thông tin. Chính phủ Ấn Độ ủng hộ giai đoạn 2 của dự án và đang chờ báo cáo chi tiết của C-DAC để phê duyệt trong thời gian sớm nhất. Trong quá trình này, Đại sứ Pranay Verma mong muốn Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp với phía C-DAC, nhất là thẩm định về mặt công nghệ để đảm bảo những công nghệ được đầu tư trong giai đoạn 2 phải hiện đại và đáp ứng yêu cầu của Thành phố.

Phát biểu tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thanh Liêm cảm ơn Chính phủ Ấn Độ, đồng thời cho biết, sau gần 10 năm đi vào hoạt động, Trung tâm nguồn lực CNTT&TT Việt Nam - Ấn Độ đã phối hợp, đào tạo cho hàng chục nghìn cán bộ, công chức của Thành phố và các đối tượng khác về công nghệ thông, đây là nguồn lực quan trọng thúc đẩy xây dựng chính phủ điện tử của Hà Nội cũng như Việt Nam.

Thúc đẩy triển khai dự án giai đoạn 2, Trung tâm nguồn lực CNTT&TT Việt Nam - Ấn Độ

Ngài Đại sứ cùng tập thể cán bộ Sở TTTT Hà Nội.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cũng nêu rõ, trong những năm tới, Thành phố tiếp tục xác định trọng tâm là xây dựng chính phủ điện tử, triển khai dịch vụ công trực tuyến để tạo thuận lợi cho công dân, doanh nghiệp. Do vậy, Hà Nội mong muốn Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ để sớm triển khai giai đoạn 2 của Trung tâm ARC-ICT, với mục tiêu nâng cấp, trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin được cấp chứng chỉ quốc tế ngay tại Việt Nam; đồng thời, Trung tâm sẽ là cầu nối để mở rộng hợp tác trong việc cử nhân lực Việt Nam tham gia đào tạo công nghệ thông tin tại Ấn Độ.

Lãnh đạo Sở TT&TT Hà Nội cho biết, TP sẽ phối hợp chặt chẽ để triển khai giai đoạn 2 của dự án, xứng tầm với mối quan hệ hợp tác giữa 2 nước; đồng thời mong muốn Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp CNTT với Hà Nội trên các lĩnh vực chuyển đổi số, thành phố thông minh, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin,...

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

(LĐTĐ) Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến 2030, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp. Bổ sung dự án Đền Hai Bà Trưng và điều chỉnh bốn dự án khác. Vị trí, diện tích chuyển đổi xác định theo bản đồ đã được xác nhận.
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

(LĐTĐ) Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng. Doanh nghiệp viễn thông, Internet phải thực hiện yêu cầu gỡ bỏ, liên tục cung cấp dịch vụ vi phạm trong 24 giờ.
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

(LĐTĐ) Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013 sẽ tiếp tục áp dụng đến ngày 31/12/2025, trừ khi cần điều chỉnh theo Luật Đất đai 2024. Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh sẽ xây dựng bảng giá mới áp dụng từ ngày 1/1/2026. Điều chỉnh thực hiện theo Nghị định 71/2024/NĐ-CP.
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

(LĐTĐ) Chiều 14/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

(LĐTĐ) Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban Chỉ đạo, yêu cầu tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, khiếu nại, tố cáo kéo dài; đặc biệt là khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để chuẩn bị tốt cho nhân sự đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới.
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Trong năm học 2023 - 2024, đông đảo nhà giáo, đoàn viên Công đoàn, người lao động Khối Giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm đã không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thông qua các phong trào thi đua đã có hàng trăm sáng kiến kinh nghiệm được đội ngũ giáo viên đưa vào giảng dạy.

Tin khác

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thành phố Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Sáng 14/11, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô (Luật số 2024/QH15): Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(LĐTĐ) Ngày 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh

Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh

(LĐTĐ) Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, việc phát triển hệ thống đường sắt tốc độ cao sẽ bổ sung cho hệ thống vận tải hiện nay chứ không phải cạnh tranh với hệ thống vận tải.
Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!

Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Phi Thường thống nhất cần thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dự án tại Kỳ họp và nhấn mạnh thời điểm hiện nay dù chậm so với mong muốn nhưng là thời điểm thích hợp, hội tụ đủ các điều kiện.
Năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp người có công

Năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp người có công

(LĐTĐ) Quốc hội quyết định chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng tốc giải ngân đầu tư công 2 tháng cuối năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng tốc giải ngân đầu tư công 2 tháng cuối năm 2024

(LĐTĐ) Lãnh đạo tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu quyết tâm tăng tỷ lệ giải ngân đầu tư công trong 2 tháng còn lại của năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động