Đồng đội ơi, chúng tôi mãi không quên

Những ngày tháng 7/2017, hàng triệu người dân trên đất nước Việt Nam bằng nhiều hành động đã bày tỏ lòng biết ơn, thành kính với những người Mẹ Việt Nam Anh hùng, tưởng nhớ, tri ân người con anh dũng của dân tộc đã vĩnh viễn gửi lại tuổi xuân, hy sinh cho nền độc lập tự do của Tổ quốc. 
dong doi oi chung toi mai khong quen Tiếp tục lan tỏa, nhân lên niềm tự hào dân tộc
dong doi oi chung toi mai khong quen Người dân Việt Nam luôn khắc ghi cống hiến của người có công

Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và mỗi người dân Việt Nam luôn ghi lòng, tạc dạ, mãi ghi ơn với những gia đình đã có công với đất nước. Và những ngày này, theo chân những cựu chiến binh, tôi lại có dịp về với mảnh đất Quảng Trị, địa danh đã làm lên những thiên anh hùng ca trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

dong doi oi chung toi mai khong quen
Lễ cầu siêu các Anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tại Thành cổ Quảng Trị.ảnh: B.D

Đồng đội ơi, tôi đã về đây

Trải chiếc chiếu ngồi bên bến sông Thạch Hãn, ông Bùi Xuân Bảng (68 tuổi) ở xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cùng đồng đội hướng ánh mắt đăm đăm về bên kia bến sông. 45 năm đã trôi qua, cảnh vật nơi đây đã có nhiều thay đổi, nhưng trong ký ức của anh lính quân nhu thuộc Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 18, Sư đoàn 35, diễn biến về cuộc chiến khốc liệt tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972 vẫn chưa thể phai mờ.

“Tháng 4/1972, tôi hành quân vào Quảng Trị. Đơn vị tôi được lệnh chốt ở khu vực gần bờ sông Thạch Hãn. Bến sông này giờ bình lặng là thế, nhưng 45 năm trước, ban ngày giao tranh ác liệt, đêm đến, chúng tôi được lệnh bí mật đưa- đón anh em, tiếp thêm nhu yếu phẩm. Cũng bến sông này, rất nhiều đồng đội của tôi đã hi sinh khi tuổi đời mới đôi mươi. Vì vậy, những ngày này tôi rất mong được trở lại nơi này để tưởng nhớ, tri ân đồng đội, thắp cho đồng đội nén nhang. Chúng tôi không bao giờ quên những năm tháng khốc liệt đó, dù tuổi đã cao và sức ép bom đạn đã khiến sức khỏe giảm sút đi nhiều”, ông Bảng tâm sự.

dong doi oi chung toi mai khong quen
Ông Kiều Minh Thung (Vĩnh Phúc): “Chúng tôi không bao giờ lãng quên sự hi sinh của đồng đội”.

Đôi mắt người lính già ngấn lệ khi chỉ sang người bạn bên cạnh, cũng là lính Thành cổ Quảng Trị một thời, nay đã 2 lần bị tai biến, nay không còn nhớ gì hết. Bản thân ông Bảng trí nhớ cũng đã giảm sút nhiều do sức ép của làn bom đạn. Nhìn hai người lính già ngồi bên bến sông Thạch Hãn tưởng nhớ đồng đội năm nào, tôi chợt nhớ đến 4 câu thơ của nhà thơ Lê Bá Dương khi khắc họa về hình ảnh thấm đẫm nghĩa tình đồng đội nhưng cũng chạm đến nỗi đau tận cùng của sự hy sinh, mất mát trong những năm tháng chiến tranh ở Thành cổ Quảng Trị: “Đò xuôi Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/Có tuổi hai mươi thành sóng nước/Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm”.

Từng là lính Thành cổ Quảng Trị năm nào, từ huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, ông Kiều Minh Thung cùng 24 đồng đội hành trình trở lại thăm chiến trường xưa. Trong hành trình qua Nghĩa trang Quốc gia đường 9, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn thắp hương cho đồng đội, lần đầu tiên ông ghé thăm Vũng Chùa- Đảo Yến nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để thắp cho “người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam” nén nhang.

Bày tỏ sự xúc động lần đầu tiên đến thăm khu mộ của vị tướng huyền thoại có tầm nhìn xa trông rộng, ông Thung nghẹn ngào: “Tôi đã đến các nghĩa trang, thắp nhang cho đồng đội đã hi sinh nén nhang, nói với đồng đội: Chúng tôi đã trở về đây. Chúng tôi không bao giờ lãng quên sự hi sinh của đồng đội. Mất mát của dân tộc Việt Nam là quá lớn, chúng tôi là những người may mắn được trở về, thấy mừng là cuộc sống hôm nay đã thay đổi và tốt đẹp hơn.

Song chỉ mong các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ không bao giờ quên ơn các Anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc và hạnh phúc bình yên của mỗi gia đình hôm nay”.

Những ngày tháng 7, tham gia cùng đồng đội trong hành trình “Trở lại chiến trường xưa - Tri ân đồng đội". Đến nghĩa trang, thắp hương cho đồng đội, bà Nguyễn Thị Thái- Phó Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh tỉnh Sơn La chia sẻ: “Thời gian đã lùi xa, khổ đau đã là quá khứ nhưng trong sâu thẳm ký ức của mỗi cựu chiến binh vẫn vẹn nguyên những kỷ niệm về tình quân dân, tình đồng đội, về những ngày tháng vào sinh ra tử để giữ trọn lời thề giữ nước. Chúng tôi hôm nay vẫn lấy đó là niềm tự hào, là động lực để tiếp tục vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống”.

Cũng như bao người lính trên đất nước Việt Nam, rời tay súng trở về đời thường, những cựu chiến binh Trường Sơn vẫn tiếp tục phát huy truyền thống bộ đội Trường Sơn anh hùng, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đồng thời giáo dục cho thế hệ trẻ tình yêu quê hương đất nước, trách nhiệm đối với dân tộc.

Giữ vững tinh thần đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn, xây dựng kinh tế gia đình, kinh tế địa phương… Với tâm niệm đó, các thành viên trong Hội luôn đẩy mạnh các hoạt động, tạo cơ hội để các thành viên tăng cường giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh và tích cực tham gia các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, hoạt động từ thiện, an sinh xã hội tại địa phương.”

Đảng, Nhà nước sẽ làm những gì tốt nhất

Chia sẻ về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với những gia đình có công với cách mạng, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: Suốt 70 năm qua, kể từ Sắc lệnh số 20/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 16/2/1947 đặt “chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm đến công tác tri ân liệt sĩ, gia đình liệt sĩ và công tác thương binh.

Đặc biệt, từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định chọn ngày 27/7/1947 là Ngày Thương binh toàn quốc nay là ngày Thương binh liệt sĩ, ngày 27/7 hằng năm đã trở thành ngày có ý nghĩa lịch sử, chính trị, nhân văn sâu sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, Đảng, toàn quân và toàn dân ta luôn tưởng nhớ, tôn vinh các anh hùng liệt sĩ, các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với nước, những người đã cống hiến, hy sinh, vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Đến nay, công tác xây dựng, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, các công trình tưởng niệm liệt sĩ được quan tâm và đạt kết quả tích cực. Hiện, cả nước có 9.637 công trình ghi công liệt sĩ, bao gồm: Tượng đài tưởng niệm, nhà bia ghi tên liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ. Nhiều công trình ghi công liệt sĩ có giá trị về mỹ thuật, giáo dục truyền thống; công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; xác định danh tính liệt sĩ đã được Đảng, Nhà nước, quân đội quan tâm, chú trọng.

5 năm qua, đã tổ chức tìm kiếm, quy tập trên 75.000 hài cốt liệt sĩ, trong đó từ Lào về là 16.613 hài cốt; Campuchia 15.148 hài cốt. Bằng phương pháp thực chứng và giám định ADN, chúng ta đã xác định danh tính cho 3.423 liệt sĩ gửi tới thân nhân và tổ chức gắn bia ghi tên liệt sĩ. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ, đã cấp, đổi trên 42.000 Bằng “Tổ quốc ghi công”; xác nhận và công nhận 585 liệt sĩ trong số hồ sơ tồn đọng, xác nhận trên 2.000 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đến nay, việc xác nhận các đối tượng người có công với cách mạng cơ bản đã hoàn thành với hơn 9 triệu người, trong đó có 1,2 triệu liệt sĩ, 127.000 Mẹ Việt Nam anh hùng, 800.000 thương binh, 110.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày và 312.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận.

Nhiều chế độ ưu đãi được bổ sung so với trước như chế độ trợ cấp người phục vụ đối với Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống tại gia đình; chế độ trợ cấp người phục vụ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống tại gia đình; chế độ thờ cúng liệt sĩ…

“Chúng ta không bao giờ tự cho phép mình được ngưng nghỉ, hay tự hài lòng về kết quả chăm sóc người có công và trên thực tế vẫn còn đó, rất nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt và lâu dài cần được tổ chức thực hiện thật tốt với tất cả lòng tri ân chân thành, với những tình cảm cách mạng sâu sắc đối với những hy sinh to lớn mà hàng triệu người có công đã mang lại cho cuộc sống, xã hội hôm nay”- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16

TP.HCM: Khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Lễ khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16 năm 2024 với chủ đề: "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".
TP.HCM: Đám cháy thiêu rụi nhà xưởng giữa trưa nắng gắt

TP.HCM: Đám cháy thiêu rụi nhà xưởng giữa trưa nắng gắt

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Công an quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy nhà xưởng trên đường Trần Hải Phụng (phường Tân Tạo).
Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày đầu nghỉ lễ, lượng khách đổ về các bến xe tăng mạnh

Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày đầu nghỉ lễ, lượng khách đổ về các bến xe tăng mạnh

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô, ngày 27/4, lượng khách tới các bến xe rất đông để mua vé. Các tuyến được người dân lựa chọn nhiều như: Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Nha Trang, TP.HCM - Đà Nẵng, TP.HCM - Quảng Ngãi và một số tuyến đi các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Tổ chức tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Tổ chức tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được duy trì sẽ giúp cho người lao động nắm bắt được những kiến thức chung, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, phòng tránh các tai nạn, sự cố trong quá trình làm việc.
Thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy để mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ

Thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy để mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ

(LĐTĐ) 60 năm qua, lớp lớp các thế hệ Người Rạng Đông thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy, đã viết lên câu chuyện của thế hệ mình, xứng đáng với lời nguyện ước: “Phát triển để mãi mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ - làm thỏa lòng Bác mong!”
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Phát động đợt thi đua cao điểm nhân Tháng Công nhân

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Phát động đợt thi đua cao điểm nhân Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, tại Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận Hai Bà Trưng năm 2024, bà Nguyễn Thị Kim Dung - Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận đã phát động đợt thi đua cao điểm tới đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quận.
Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

(LĐTĐ) Mới đây, hơn 1.600 em học sinh khắp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tề tựu về cung đường tổ chức giải chạy bộ Bước chân yêu thương - Kids Run 2024 (quận 12). Bên cạnh các em học sinh, nhiều phụ huynh cũng có mặt để động viên con hoàn thành chặng đua.

Tin khác

Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

(LĐTĐ) Đại thắng mùa Xuân 1975 và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ luôn khắc sâu trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng với niềm tự hào thiêng liêng. Tinh thần của những chiến thắng đó đã và đang cổ vũ, thôi thúc cả hệ thống chính trị, nhân dân Thủ đô quyết thắng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để Hà Nội vươn vai phù đổng, xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội sẽ gặp mặt, tri ân các chiến sĩ, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, ngày 4/5, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn Thành phố.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.
Xem thêm
Phiên bản di động