Đồng bộ giải pháp, đảm bảo quyền lợi người thụ hưởng
Đảm bảo quyền lợi người tham gia
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội chịu tác động tiêu cực nặng nề của đại dịch Covid-19, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2021. Tính đến hết tháng 6/2021, toàn quốc có 16,17 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có 14,99 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tăng 509.817 người so với cùng kỳ năm 2020.
Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 1,17 triệu người, tăng 466.586 người so với cùng kỳ năm 2020. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 13,25 triệu người, tăng 528.282 người so với cùng kỳ năm 2020. Số người tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 87,5 triệu người, bao phủ 89,63% dân số.
Bảo hiểm xã hội Hà Nội chỉ đạo chi trả trả gộp 2 tháng lương hưu cho người hưởng. Ảnh: B.D |
Công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đạt 195.143 tỷ đồng, đạt 45,23% kế hoạch Chính phủ giao năm 2021. Tổng số nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp chiếm tỷ lệ 5% so với số phải thu; giảm 0,3% so với tỷ lệ nợ cùng kỳ năm 2020...
6 tháng đầu năm, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã giải quyết cho hơn 5,1 triệu người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết 340.289 người hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, tăng 41.385 người (10,84%) so với cùng kỳ năm 2020.
Nhằm đảm bảo quyền lợi người tham gia, ngành Bảo hiểm xã hội đã tăng cường đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra theo hình thức điện tử. Đến hết tháng 5/2021, toàn ngành đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 2.641 đơn vị. Kết quả, qua công tác thanh tra chuyên ngành đã phát hiện 4.116 lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian với số tiền phải truy đóng là hơn 23,86 tỷ đồng; 11.085 lao động đóng thiếu mức quy định với số tiền phải truy đóng là 16,61 tỷ đồng; tổng số tiền nợ đóng các đơn vị đã khắc phục là 451,82 tỷ đồng.
Tại Hà Nội, theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Thành phố, 6 tháng đầu năm, số người tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn Thành phố hiện là 7.266.470 người; số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn Thủ đô đạt 1.790.578 người, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 1.725.830 người, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 50.376 người.
Đáng chú ý, tình trạng nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng gia tăng với tổng số tiền nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn Thành phố là 6.701 tỷ đồng, chiếm 12,9% kế hoạch thu năm 2021, tăng 1.947 tỷ đồng so với tháng 5/2021. Số đơn vị nợ là 89.869 đơn vị với 1.908.362 lao động. Nhằm giảm tỷ lệ nợ đóng bảo hiểm xã hội, 6 tháng đầu năm, Bảo hiểm xã hội Thành phố đã thực hiện 1.338 cuộc thanh tra, kiểm tra, thu hồi được trên 173 tỷ đồng (đạt 78%) kế hoạch.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố linh hoạt trong tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người hưởng như: Xây dựng phương án chi trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng/chi trả tại nhà đối với địa bàn bị phong tỏa; tổ chức việc kê đơn, cấp phát thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mãn tính (tối đa 3 tháng);
Đảm bảo thanh quyết toán đầy đủ chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến dịch Covid-19; chuyển tuyến, hẹn tái khám phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương; đẩy mạnh giao dịch điện tử;… góp phần hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp, đảm bảo việc giãn cách, cách ly xã hội để phòng, chống dịch.
Quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao
Theo nhận định chung, hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều đơn vị, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động, người lao động không có việc làm phải nghỉ việc; các hoạt động tuyên truyền vận động người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình; thanh tra, kiểm tra phải hạn chế do thực hiện giãn cách xã hội, không tập trung đông người; thu nhập người dân giảm do dịch bệnh… khiến công tác phát triển người tham gia gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng nợ đọng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của một số đơn vị sử dụng lao động vẫn còn phổ biến; tỷ lệ nợ đọng còn cao.
Trước tình hình trên, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021 toàn ngành được kết nối tới 585 điểm cầu tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu, toàn ngành tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ giao trong năm 2021.
Theo đó, các đơn vị khẩn trương rà soát, tổng hợp báo cáo các khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ để có những giải pháp tháo gỡ kịp thời, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, với quyết tâm cao nhất để hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ giao.
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội đề nghị Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cần nhanh chóng tham mưu với chính quyền địa phương để kiện toàn, thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện về triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Đẩy mạnh việc chi trả không dùng tiền mặt; thực hiện đồng bộ các giải pháp để vừa đảm bảo quyền lợi người tham gia, vừa kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế, thực hiện đúng dự toán được Chính phủ giao năm 2021.
Toàn ngành tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; tích hợp, cung cấp thêm các dịch vụ công của ngành trên Cổng dịch vụ công Quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thiện, bổ sung các tính năng, tiện ích, dịch vụ trên ứng dụng VssID - BHXH số; hoàn thiện, nâng cấp các phần mềm nghiệp vụ.
Đồng thời, phát huy tối đa hiệu quả nền tảng công nghệ thông tin của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp thông qua giao dịch điện tử, ứng dụng VssID, góp phần cùng cả hệ thống chính trị phòng, chống dịch Covid-19./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37
Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia
Chính sách 06/12/2024 06:35