Đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng

(LĐTĐ) Khi làn sóng dịch thứ 4 bùng phát khiến sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có một động lực tăng trưởng cho kinh tế bao gồm sự tổng hòa của nhiều yếu tố khác nhau, từ giải ngân vốn đầu tư công, tăng xuất khẩu, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phục hồi.
Bảo vệ vững chắc “vùng xanh” để thúc đẩy phát triển kinh tế Kinh tế toàn cầu sẽ hồi sinh bất chấp khủng hoảng Covid-19

Các giải pháp hỗ trợ cần sớm được triển khai

Tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch đang được áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ảnh hưởng thế nào đến những hoạt động kinh tế? đó là câu hỏi mà nhiều người đặt ra trong bối cảnh làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 ảnh hưởng khốc liệt đến nền kinh tế vĩ mô.

Tại Tọa đàm báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo – Trưởng Khoa Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, sự nguy hiểm của vi rút biến chủng Delta với tốc độ lây lan nhanh, mạnh trong thời gian rất ngắn và số người nhiễm, diễn biến nặng lên một cách khủng khiếp đã và đang đe dọa sức chịu đựng của hệ thống y tế.

Đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng
Cần có gói hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo các nhà hoạch định chính sách, dịch bệnh lần này đã tấn công vào các trung tâm kinh tế sản xuất công nghiệp, những tỉnh thành sở hữu các khu công nghiệp quan trọng, đóng vai trò là mấu chốt trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị như Bắc Ninh, Bắc Giang. Sau khi đẩy lùi được dịch bệnh ở những địa phương này, thì dịch lại tấn công rất mạnh vào đầu tàu kinh tế của cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh – nơi đóng góp 1/3 ngân sách cho cả nước, đóng vai trò là “đầu kéo” kinh tế. Khi “đầu kéo” bị tấn công dữ dội thì chắc chắn sẽ đi chậm lại, dẫn đến “đoàn tàu” chậm lại.

“Chống dịch nhưng chúng ta vẫn phải đảm bảo các mục tiêu kinh tế, nhất là đảm bảo kinh tế để thực hiện các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp, cho lao động, đặc biệt là những người yếu thế. Tuy nhiên, chưa thấy giải pháp vĩ mô nào cụ thể để đáp ứng những mục tiêu đó. Thứ nhất, đó là vốn đầu tư công. Báo cáo 6 tháng đầu năm của Chính phủ nêu rất rõ rằng “giải ngân đầu tư công rất chậm”, nửa năm mới giải ngân chưa được 1/3 vốn đầu tư công. Thứ 2 là xuất khẩu cũng không đạt được mục tiêu đề ra, một phần là do chúng ta phụ thuộc vào thị trường đối tác, một phần vẫn còn nhập siêu cho nên vai trò của xuất khẩu cũng rất mờ nhạt. Thứ 3, tiêu dùng nội địa, đặc biệt là các đầu tư tư nhân đều đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, tiến sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo đưa ra 3 điểm khó khăn trong các giải pháp động lực phát triển kinh tế.

Cùng với đó, tiến sĩ Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cũng cho rằng, hoạt động của doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, việc phục hồi cũng không đồng đều giữa các khối doanh nghiệp. Trong đó, có những lĩnh vực ngành nghề cực kỳ khó khăn như vận tải, kho bãi; du lịch, lưu trú, ăn uống; giáo dục đào tạo; y tế, bao gồm cả bệnh nhân đi điều trị. Cùng với đó, tuy nhìn thấy lợi nhuận ngân hàng vẫn tăng, nhưng được dự đoán sẽ tăng khả năng nợ xấu, dẫn đến lợi nhuận từ nay đến cuối năm không được sáng sủa…

Kiên định với mục tiêu kép

Vậy, câu hỏi đặt ra là chiến lược thích ứng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đạt được các mục tiêu là gì? Tiến sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo cho rằng, ngày nay chiến lược vắc xin trở thành một cụm từ được nhắc đến rất nhiều, như “miễn dịch cộng đồng”, “sống chung với dịch”, như một “phao cứu sinh”.

Tiếp cận dưới góc độ thống kê, ông Nguyễn Khắc Quốc Bảo phân tích: “Cứ tính bình quân thì hiệu lực của vắc xin là 90%. Nếu như chúng ta đạt được điều mà Chính phủ đang cố gắng là cuối năm 2021, đầu năm 2022 sẽ tiêm chủng cho khoảng 70% dân số, như vậy, vắc xin sẽ có hiệu lực trên 90% của 70% dân số này, còn 10% của những người đã được tiêm vắc xin cộng với lượng dân số chưa được tiêm vắc xin thì khả năng của nhóm người này bị lây bệnh, phát bệnh, lây lan cũng sẽ lên tới hàng trăm ngàn người. Nếu như chúng ta tin rằng, khi tiêm đủ vắc xin 2 liều, thực hiện được chiến lược vắc xin, thì kinh tế sẽ quay trở lại trạng thái bình thường như trước đây, thì tôi cho rằng rất khó. Và tôi cho rằng, thuốc đặc trị để chữa bệnh mới thực sự tạo ra một tỷ lệ ổn định chắc chắn cho nền kinh tế. Vì thế, chúng ta nên có những kế hoạch cho đầu tư, chi tiêu của các cá nhân, tổ chức”.

Đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng
Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Khắc Quốc Bảo cũng nhấn mạnh, đó là tại sao năm 2020 mặc dù kinh tế thế giới nhuộm “sắc đỏ” nhưng Việt Nam vẫn là một đốm xanh ít ỏi của thế giới với tăng trưởng GDP xấp xỉ 3%. Bên cạnh những quyết sách về chống dịch, thực hiện mục tiêu kép, một trong những yếu tố quyết định đó là sức chịu đựng, sự linh hoạt của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân khá lớn. Năm 2020, doanh nghiệp tư nhân đã làm rất nhiều việc thể hiện sự linh hoạt, tính chịu đựng cao để đảm bảo duy trì sản xuất, đảm bảo cuộc sống cho người lao động, đảm bảo nguồn vốn ngân hàng để thúc đẩy các nền kinh tế. Tuy nhiên sau một năm những nguồn tích lũy, tiết kiệm mà họ có được trong nhiều năm hoạt động tốt đẹp đến nay đã kiệt quệ, nhất là trong tình hình hiện nay, diễn biến dịch bệnh khốc liệt hơn trước rất nhiều. Cho nên sự suy yếu của doanh nghiệp hiện nay là một khó khăn rất lớn cho nền kinh tế.

Báo cáo gần đây cho thấy sự rút lui của doanh nghiệp khỏi thị trường tăng lên 20-30%, và điều đáng nói là có nhiều doanh nghiệp lớn, quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động trong số này. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp khó khăn do gia tăng giá cả nguyên liệu đầu vào, gia tăng giá xăng dầu và xu hướng lạm phát gia tăng… Điều này sẽ truyền dẫn vào khu vực ngân hàng, gia tăng rủi ro về nợ xấu, lạm phát…

“Chứng khoán tăng trưởng rất nóng nhưng đã giảm rất mạnh sau khi tăng qua ngưỡng. Tuy nhiên, tôi không tìm thấy nguyên nhân chứng khoán giảm. Nếu nói rằng chứng khoán giảm do Covid-19 thì tại sao trong tháng 6, khi nền kinh tế đứng trước sự gia tăng của dịch bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành, thì chứng khoán tăng mạnh? Chứng khoán tăng giảm thất thường không có lý do rõ rệt. Nền kinh tế thực đang rất ốm yếu, doanh nghiệp đang kiệt sức, thị trường chứng khoán trồi sụt thất thường tạo ra một sự rủi ro tiềm ẩn rất nguy hại. Xử lý những vấn đề này sẽ cấp bách hơn việc theo đuổi một chỉ số GDP chung chung”, ông Bảo nhấn mạnh.

Đồng tình với phân tích của ông Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ông Cấn Văn Lực cũng khẳng định, Việt Nam vẫn cần kiên định với mục tiêu kép, tuy nhiên phải tùy từng địa phương, từng thời điểm, địa điểm để ưu tiên thực hiện mục tiêu kép, phải có phương án tối ưu về thực hiện mục tiêu.

Cùng với đó, những gói hỗ trợ cần phải được thúc đẩy nhanh hơn, mạnh hơn, (như gói 26 nghìn tỉ). Nhưng cũng cần có một gói hỗ trợ khác cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, với tốc độ nhanh hơn, mạnh hơn nữa, đặc biệt là phải có trọng tâm, trọng điểm cho một số lĩnh vực, ngành nghề, địa phương. Với gói này, Chính phủ phải bỏ ngân sách, tuy không quá lớn nhưng tốt cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.

“Trong bối cảnh hiện nay, cần tìm kiếm những động lực bổ sung, thay thế, liên quan đến xuất khẩu, thị trường, vốn đầu tư công, kinh tế tư nhân, hộ gia đình, kinh tế số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; kiểm soát lạm phát, không chủ quan với lạm phát nhưng cũng không làm thái quá, bóp nghẹt sản xuất kinh doanh”, ông Cấn Văn Lực nhấn mạnh./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ thành lập mới 31 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ thành lập mới 31 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức lễ công bố Quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân, Đảng Quận ủy và Công đoàn cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) quận, thành lập mới Công đoàn cơ sở trong cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp trực thuộc LĐLĐ quận.
Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân - liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản.
Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

(LĐTĐ) Mô hình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp”, đã cung cấp kiến thức kinh doanh, kỹ năng nấu nướng, hỗ trợ vốn cho nhiều chị em khởi nghiệp, mở mới hoặc nâng cấp quán ăn, từ đó phát triển bản thân, xây dựng mô hình dịch vụ gia đình, góp phần phát triển kinh tế gia đình và truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Kỳ thi lớp 10 THPT công lập của Hà Nội sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6

Kỳ thi lớp 10 THPT công lập của Hà Nội sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6

(LĐTĐ) Trả lời câu hỏi của báo chí, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn thông tin, Hà Nội sẽ thi 3 môn vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025. Kỳ thi sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6.
3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quý I/2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách. GRDP quý I/2024 tăng 5,5%, các ngành duy trì tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ.
Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

(LĐTĐ) “Với sức khỏe răng miệng, vấn đề về thẩm mỹ được “xếp hạng” sau. Bởi vì, khi có các ổ viêm, nhiễm trùng trong khoang miệng, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe toàn thân, nguy cơ của các bệnh khác như: Viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp…”, đó là chia sẻ của GS.TS Trịnh Đình Hải - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.

Tin khác

Công ty Mẹ Tổng Công ty UDIC: Chú trọng đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động

Công ty Mẹ Tổng Công ty UDIC: Chú trọng đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động

(LĐTĐ) Năm 2024, Công ty Mẹ - Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại, tinh gọn lĩnh vực xây lắp nhằm duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh; đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đạt mức bình quân 15,5 triệu đồng/người/tháng.
Siết chặt khâu đào tạo kiểm toán viên

Siết chặt khâu đào tạo kiểm toán viên

(LĐTĐ) Vừa qua, có những doanh nghiệp kiểm toán độc lập đã bỏ qua sai sót với đối tượng kiểm toán, vì lợi ích riêng của kiểm toán viên, bao che tiêu cực dẫn đến thất thoát xảy ra. Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục siết chặt khâu đào tạo kiểm toán viên.
Minh bạch hóa thị trường thẻ tín dụng

Minh bạch hóa thị trường thẻ tín dụng

(LĐTĐ) Vừa qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc, một khách hàng dùng Thẻ tín dụng trị giá 8,5 triệu đồng của một ngân hàng rồi “quên trả”, sau 11 năm số nợ (gốc và lãi) lên tới 8,8 tỷ đồng.
Bình Dương: Phấn đấu thu hút trên 1 tỷ USD vào các khu công nghiệp

Bình Dương: Phấn đấu thu hút trên 1 tỷ USD vào các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Để thực hiện thắng mục tiêu này, tỉnh Bình Dương đang xây dựng nhiều cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn; đồng thời tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý về đất đai cho nhà đầu tư thứ cấp trong các KCN.
Doanh nghiệp Việt muốn có “sức mạnh” thì phải “ngồi lại với nhau”

Doanh nghiệp Việt muốn có “sức mạnh” thì phải “ngồi lại với nhau”

(LĐTĐ) Nguyên nhân nền kinh tế chúng ta tuy có phát triển nhưng chưa nhanh và bền vững; lý do thì có nhiều, trong đó có một nguyên nhân mà nhiều người biết đó là: Các ngành liên quan còn ít liên kết hợp tác, ngồi lại với nhau để tạo sức mạnh chung, phân chia lợi nhuận hợp lý. Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt muốn có “sức mạnh” thì phải “ngồi lại với nhau”.
Cá nhân môi giới bất động sản không được hành nghề độc lập

Cá nhân môi giới bất động sản không được hành nghề độc lập

(LĐTĐ) Bắt buộc cá nhân hành nghề môi giới bất động sản phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản hoặc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản.
Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 sắp diễn ra tại Bình Dương

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 sắp diễn ra tại Bình Dương

(LĐTĐ) Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 là cơ hội để các tổ chức tiếp cận và nắm bắt những xu thế của thời đại, tạo cơ hội thuận lợi nhằm giao lưu và kết nối với các công ty hàng đầu châu Á cũng như toàn cầu.
Hơn 7.500 cửa hàng xăng dầu phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng

Hơn 7.500 cửa hàng xăng dầu phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng

(LĐTĐ) Tính đến ngày 26/2, toàn quốc có 7.542 cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu đã thực hiện phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với từng lần bán hàng theo quy định, tăng 5.849 cửa hàng so với thời điểm 1/12.
Nâng cao giải pháp chống thất thu thuế với hoạt động thương mại điện tử

Nâng cao giải pháp chống thất thu thuế với hoạt động thương mại điện tử

(LĐTĐ) Với sự tác động mạnh mẽ và tiện ích to lớn, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành xu thế tất yếu, khách quan, không thể đảo ngược trên thế giới. Chính sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức mới của TMĐT trong thời gian qua cũng đặt ra những thách thức mới, không nhỏ đối với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế.
Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo: Khát vọng Rồng bay

Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo: Khát vọng Rồng bay

(LĐTĐ) Miệt mài đổi mới, sáng tạo, các doanh nghiệp Hà Nội cho thấy sức “bay” không mệt mỏi của mình trên chặng đường phát triển kinh tế. Năm qua cho thấy sức sáng tạo không ngừng của nhiều doanh nghiệp khi dám nghĩ, dám làm, dám thử nghiệm những sản phẩm mới, dám đổi mới dựa trên sản phẩm cũ một cách táo bạo.
Xem thêm
Phiên bản di động