Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí, thời gian của người dân và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Nhấn mạnh tầm quan trọng của thể chế với việc giải phóng, huy động nguồn lực cho phát triển đất nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý cần phản ứng chính sách, ban hành văn bản kịp thời, nâng cao chất lượng các quy định; đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí, thời gian của người dân và doanh nghiệp…
Nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân Tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Sáng 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2023.

Tại phiên họp, Chính phủ đã xem xét, cho ý kiến đối với 3 nội dung gồm: Đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về quảng cáo

Về đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), do Bộ Công an chủ trì xây dựng, các đại biểu tập trung thảo luận về các chính sách: Hoàn thiện các các khái niệm vũ khí, công cụ hỗ trợ, linh kiện vũ khí, công cụ hỗ trợ; cải cách thủ tục hành chính về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; sửa đổi, bổ sung một số quy định về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp…

Kết luận nội dung này, phân tích sự cần thiết ban hành Luật, Thủ tướng nêu rõ, một số quy định liên quan quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ còn nằm ở một số văn bản dưới luật; cần được luật hóa theo yêu cầu của Hiến pháp.

Về cơ sở thực tiễn, qua 5 năm triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã phát sinh một số quy định bất cập, không phù hợp, chưa đáp ứng được với tình hình thực tế trong công tác quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí, thời gian của người dân và doanh nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Vì vậy, việc sửa đổi Luật nêu trên là cần thiết, nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp; kế thừa các quy định còn phù hợp, khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật; bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên…

Về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch chủ trì, các đại biểu cơ bản thống nhất với các chính sách sau khi được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tiếp thu, chỉnh lý.

Thủ tướng cho biết, kể từ khi Luật Quảng cáo được ban hành (2012) đến nay, có nhiều nghị quyết, kết luận của Trung ương được ban hành, với những điểm đổi mới, yêu cầu cao hơn, đầu tư nhiều hơn cho phát triển văn hóa, trong đó quảng cáo. Quảng cáo là một trong 12 lĩnh vực trọng tâm trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Về cơ sở thực tiễn, sau hơn 10 năm thi hành, một số quy định không còn phù hợp, cần phải điều chỉnh, sửa đổi (nội dung, hình thức quảng cáo); một số hoạt động phát sinh cần bổ sung quy định (quảng cáo trên môi trường mạng; dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới…); một số quy định còn bất cập (quản lý quảng cáo ngoài trời…); một số quy định trong lĩnh vực quảng cáo và có liên quan còn trùng lắp, mâu thuẫn (Luật An toàn thực phẩm, Luật Dược…)…

Về nguyên tắc, yêu cầu xây dựng Luật, Thủ tướng yêu cầu cần thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng về lĩnh vực quảng cáo gắn với xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả các ngành công nghiệp về quảng cáo, văn hóa và dịch vụ văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Thủ tướng lưu ý cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và công tác phối hợp của các cơ quan liên quan; tăng cường phân cấp, phân quyền tối đa trong quản lý nhà nước về quảng cáo; đẩy mạnh cải cách và cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính; hết sức chú ý việc bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân, tạo điều kiện cho các cơ quan truyền thông thực hiện hoạt động quảng cáo; đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Nghiên cứu sửa đổi Quy chế làm việc của Chính phủ

Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thời gian qua. Các ý kiến cho rằng với khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung khó, phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, nhiều vấn đề chưa có tính ổn định cao, nhiều văn bản cần xin ý kiến của cấp có thẩm quyền, song Chính phủ, các bộ ngành đã ban hành được 116 văn bản (68 nghị định, 12 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 36 thông tư). Tuy nhiên, tình trạng nợ, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết chưa được khắc phục triệt để; có văn bản chất lượng chưa bảo đảm…

Về nội dung này, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, nghiên cứu sửa đổi Quy chế làm việc của Chính phủ, trong đó cần đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình, thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành; đề cao vai trò của các Phó Thủ tướng, nhất là trong việc xử lý những vấn đề còn vướng mắc, chưa thống nhất giữa các bộ, cơ quan…

Bộ Tư pháp chủ trì, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP) để rút ngắn thời gian ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đối với 6 văn bản đã được các bộ, cơ quan trình Chính phủ nhưng chưa ban hành, Thủ tướng yêu cầu các bộ chủ trì giải trình, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, trình lại trước ngày 5/10/2023; các Phó Thủ tướng chỉ đạo để ban hành trước ngày 10/10/2023.

Đối với các dự thảo nghị định chưa được các bộ trình Chính phủ, các bộ khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ trước ngày 5/10/2023.

Đối với 3 thông tư quy định chi tiết chưa được ban hành theo thẩm quyền, Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch chỉ đạo hoàn thiện và ban hành trước ngày 5/10/2023.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí, thời gian của người dân và doanh nghiệp
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đối với các văn bản cần ban hành trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đúng thời hạn, chất lượng; không để tiếp tục xảy ra tình trạng nợ đọng, chậm ban hành. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, báo cáo Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực và báo cáo Thường trực Chính phủ khi cần thiết.

Những vấn đề thuộc thẩm quyền của bộ trưởng thì bộ trưởng quyết định, những vấn đề thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng thì Thủ tướng, Phó Thủ tướng quyết định, những gì thuôc thẩm quyền Chính phủ thì Chính phủ quyết định theo nguyên tắc đa số, Thủ tướng nêu rõ.

Nâng cao chất lượng các quy định

Kết luận chung, Thủ tướng đề nghị các đồng chí bộ trưởng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện các đề nghị xây dựng luật, dự thảo báo cáo theo quy định; các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực tiếp tục quan tâm, trực tiếp chỉ đạo để hoàn thiện các đề nghị xây dựng luật, báo cáo theo phân công, xử lý các vấn đề còn ý kiến khác nhau. Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành liên quan tiếp tục phối hợp với cơ quan trình trong việc hoàn thiện, trình văn bản; bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của thể chế với việc giải phóng, huy động nguồn lực cho phát triển đất nước, Thủ tướng lưu ý một số yêu cầu: Phản ứng chính sách, ban hành văn bản kịp thời, nâng cao chất lượng các quy định; phân cấp phân quyền nhiều hơn nữa, cá thể hóa trách nhiệm; đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí, thời gian của người dân và doanh nghiệp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm tiếp xúc trực tiếp; chống tiêu cực, tham nhũng, "cài cắm" lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, cục bộ.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu bộ, cơ quan nào chưa giao bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp phụ trách, chịu trách nhiệm về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì trong tháng 9 phải phân công lại và báo cáo lại Thủ tướng Chính phủ.

Song song với đó, cần bố trí đủ biên chế với cán bộ đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm, trách nhiệm và cả đam mê, xem xét tuyển mới các nhân sự xuất sắc cho đơn vị phụ trách công tác xây dựng pháp luật. Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng chính sách, chế độ phù hợp, quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ tham gia xây dựng pháp luật.

Thủ tướng yêu cầu trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cần tích cực tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tham khảo có chọn lọc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả với các cơ quan của Quốc hội; chú ý lấy ý kiến, lắng nghe ý kiến của các đối tượng tác động, các nhà khoa học, các nhà quản lý có kinh nghiệm, các nhà hoạt động thực tiễn…

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện phục vụ đón Đoàn khách quốc tế

Hà Nội tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện phục vụ đón Đoàn khách quốc tế

(LĐTĐ) Trong các ngày 12 và 13/12/2023, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động đón Đoàn khách quốc tế sang thăm chính thức Việt Nam. Để bảo đảm an ninh, an toàn, thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Đoàn khách quốc tế; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện...
Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

(LĐTĐ) Ngày 8/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức hội thi “Tuyên truyền phòng, chống ma túy” của tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện.
Giám đốc Công an Hà Nội thăm hỏi chiến sĩ bị thương trong khi làm nhiệm vụ

Giám đốc Công an Hà Nội thăm hỏi chiến sĩ bị thương trong khi làm nhiệm vụ

(LĐTĐ) Chiều 8/12, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã đến thăm hỏi, động viên Thượng úy Trương Văn Tú, cán bộ Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Công an thành phố Hà Nội, bị thương trong khi làm nhiệm vụ.
Ứng xử văn minh, thân thiện trong vận tải hành khách công cộng

Ứng xử văn minh, thân thiện trong vận tải hành khách công cộng

(LĐTĐ) Hội thi “Nhân viên phục vụ giỏi, văn minh, thân thiện năm 2023" không chỉ góp phần tạo chuyển biến về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Thủ đô mà còn là dịp để người dân thêm hiểu và quan tâm, chia sẻ với những khó khăn của nhân viên phục vụ xe buýt đang hàng ngày cố gắng nâng cao chất lượng, đem đến sự hài lòng cho hành khách đi xe.
VISA vinh danh SHB là “Ngôi sao tăng trưởng thẻ năm 2023”

VISA vinh danh SHB là “Ngôi sao tăng trưởng thẻ năm 2023”

(LĐTĐ) Giải thưởng được trao tặng từ tổ chức thanh toán thẻ hàng đầu thế giới - VISA, ghi nhận những nỗ lực vượt bậc của ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ và trải nghiệm thẻ tín dụng vượt trội tới khách hàng.
Cuối năm, công nhân môi trường lại khổ với rác thải cồng kềnh

Cuối năm, công nhân môi trường lại khổ với rác thải cồng kềnh

(LĐTĐ) Cứ mỗi dịp cuối năm, rất nhiều đồ cũ, hư hỏng như bàn ghế, giường chiếu, chăn mền… bị bỏ đi. Đáng nói, khối lượng rác thải cồng kềnh này đang bị tuồn ra các khu vực công cộng, gây mất mỹ quan đô thị Thủ đô.
Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động; qua đó tiếp tục khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.

Tin khác

Khai thác hơn nữa dư địa, tiềm năng hợp tác song phương giữa Việt Nam và Belarus

Khai thác hơn nữa dư địa, tiềm năng hợp tác song phương giữa Việt Nam và Belarus

(LĐTĐ) Ngày 8/12, sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Belarus Roman Golovchenko.
Nghiên cứu xây dựng sân bay quốc tế mới tại phía nam Đồng bằng sông Hồng

Nghiên cứu xây dựng sân bay quốc tế mới tại phía nam Đồng bằng sông Hồng

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, khu vực phía bắc Đồng bằng sông Hồng đã có 3 sân bay (Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi), có thể nghiên cứu kỹ lưỡng để xem xét, quy hoạch, xây dựng một sân bay quốc tế mới tại khu vực phía nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 12 - 13/12/2023.
Khai mạc Kỳ họp thứ 14 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

Khai mạc Kỳ họp thứ 14 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 14 - kỳ họp thường lệ cuối năm 2023 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đồng Nai khóa X đã chính thức khai mạc vào ngày 7/12 và sẽ kéo dài đến ngày 8/12 nhằm thông qua nhiều quyết sách quan trọng.
Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Hộ dân sử dụng điện từ 710 kWh/tháng trở xuống sẽ phải trả ít tiền điện hơn

Hộ dân sử dụng điện từ 710 kWh/tháng trở xuống sẽ phải trả ít tiền điện hơn

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 6/12/2023, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã làm rõ một số nội dung báo chí quan tâm liên quan đến việc sửa đổi biểu giá bán lẻ điện bậc thang. Trong đó, đáng chú ý thông tin, các hộ có mức sử dụng điện từ 710 kWh trở xuống (chiếm khoảng 98%) sẽ trả ít tiền điện hơn sau khi thay đổi cơ cấu biểu giá.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đặc biệt lưu ý thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đặc biệt lưu ý thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới

(LĐTĐ) Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu năm 2023 và đặc biệt lưu ý việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế; tập trung phát triển các lĩnh vực mới nổi, như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...
Kinh tế phục hồi ngày càng tích cực

Kinh tế phục hồi ngày càng tích cực

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, trong nước, kinh tế phục hồi ngày càng tích cực hơn, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong các hoạt động đối ngoại cấp cao, ngoại giao kinh tế.
Khẳng định thương hiệu từ nền tảng triệu view của cơ quan truyền thông

Khẳng định thương hiệu từ nền tảng triệu view của cơ quan truyền thông

(LĐTĐ) Sáng 6/12, Báo Người Lao Động tổ chức buổi Toạ đàm "Phát triển nền tảng triệu view của cơ quan truyền thông". Tọa đàm là dịp để các cơ quan quản lý đưa ra đánh giá, định hướng đối với việc phát triển các kênh thông tin trên nền tảng mạng xã hội của các cơ quan báo chí.
Năm 2024 tiếp tục xét xử một số đại án

Năm 2024 tiếp tục xét xử một số đại án

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI diễn ra sáng 5/12, Chánh án Toà án nhân dân (TAND) Thành phố Nguyễn Hữu Chính đã báo cáo kết quả công tác năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động