Đổi mới để hút khách nội địa
Xúc động Ngày hội hiến máu “Kết nối dòng máu Việt” tại Tổng Công ty Du lịch Hà Nội | |
Lượng khách du lịch đến Hà Nội giảm nhẹ trong tháng 1 | |
Du lịch Hà Nội nói không với rác thải nhựa |
Áp dụng nhiều ưu đãi với du khách
Ngay trong ngày đầu tiên được phép mở cửa, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã khai mạc trưng bày “Khát vọng tự do”. Đây là hoạt động chuyên môn đầu tiên của đơn vị được thực hiện sau thời gian phải đóng cửa vì dịch Covid-19.
Khách du lịch nội địa thăm quan tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. |
Trưng bày đã thu hút sự quan tâm của các cơ quan, đơn vị, trường học…vì nội dung trưng bày hấp dẫn cùng sự tham dự đông đảo của nhiều cán bộ lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia vào các cuộc vượt ngục và thân nhân của những chiến sĩ cách mạng từng đã tham gia vượt ngục năm xưa.
Bên cạnh công tác chuyên môn, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò còn thực hiện các công việc khác nhằm thu hút khách nội địa đến với di tích như: Áp dụng 7 ưu đãi với khách đoàn, 3 ưu đãi với khách lẻ. Theo đó, với mức phí tham quan 30.000 đồng/người (có các hình thức miễn giảm với từng đối tượng), du khách sẽ được hưởng các dịch vụ miễn phí trong thời gian này như: Miễn phí trông giữ xe, nghe thuyết minh miễn phí qua thiết bị tourguide mới nhất, đặc biệt sẽ được tặng 1 phần quà lưu niệm đặc trưng về Di tích Hỏa Lò.
Ngoài ra, đối với các đoàn khách đến với Di tích sẽ được miễn phí chụp ảnh và dựng clip video gửi tặng đoàn sau chuyến tham quan.Chỉ trong một thời gian ngắn áp dụng, chương trình đã nhận được phản hồi rất tích cực từ phía khách tham quan. Hầu hết các du khách đều cho rằng Di tích Nhà tù Hoả Lò là địa chỉ đỏ về giáo dục cách mạng lịch sử của Thủ đô. Khi đến đây thăm quan, du khách đều cảm thấy rất gần gũi, thân thiện, được đón tiếp chu đáo.
Ông Đặng Văn Biểu - Phó Trưởng ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò cho biết: “Những khó khăn trước mắt mà chúng tôi đang đối diện cũng là những khó khăn chung của ngành du lịch. Do vậy, bằng những cố gắng nội lực và sự ủng hộ của cấp trên, trong thời gian tới đơn vị đã xây dựng các đề án trải nghiệm tại di tích. Chắc chắn, những hoạt động mới lạ sẽ đưa đến cho du khách nhiều điều thú vị. Đây sẽ là một trong những bước đi mới mà toàn bộ đơn vị quyết tâm thực hiện”.
Không thụ động chờ khách tham quan tìm đến, bằng nhiều hình thức hoạt động, Di tích Nhà tù Hỏa Lò đang tìm nhiều hướng đi mới. Nhưng hơn hết cả, mục tiêu chính vẫn luôn là giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay những bài học lịch sử không mang tính giáo điều mà đầy thuyết phục. Đó chính là sự đổi mới mà đơn vị đang hướng đến để thực hiện nhiệm vụ ngày càng tốt hơn.Thời gian này, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò cũng đang gấp rút hoàn thiện Đề án kích cầu khách du lịch nội địa tại Di tích lịch sử Nhà tù Hoả Lò gửi Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội, trong đó sẽ giới thiệu nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, đặc trưng, dự kiến đưa vào thực hiện trong quý 3/2020.
Chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ tại Di tích
Tương tự tại VănMiếu – Quốc Tử Giám, song song với các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo an toàn cho du khách và người lao động, Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn chủ động tìm kiếm những hướng đi mới để thu hút khách thăm quan sau dịch bệnh. Theo ông Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, sau khi mở cửa trở lại, Trung tâm luôn chủ động, tích cực phòng chống dịch bệnh nhằm đảm bảo môi trường an toàn, phục vụ khách tham quan và người lao động đồng thời chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ tại Di tích nhằm thu hút khách tham quan.
Chất lượng phục vụ du khách thăm Di tích được chú trọng nâng cao - từ chất lượng dịch vụ, phong cách phục vụ cho đến các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Trung tâm tiếp tục phát triển những sản phẩm lưu niệm chuyên biệt gắn với những giá trị đặc trưng của khu di tích. Những họa tiết, hoa văn đặc trưng của Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng với những hình ảnh gắn với truyền thống học tập và khoa bảng của Việt Nam, được sản xuất tại các làng nghề truyền thống, bằng những chất liệu thân thiện với môi trường như tre, gỗ, vải, bèo… được thiết kế bằng những góc nhìn mới mang tính đương đại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Mỗi sản phẩm lưu niệm đóng vai trò như một “đại sứ thương hiệu” của Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Các hoạt động giáo dục di sản theo phương pháp mới tại di tích được đẩy mạnh, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động trải nghiệm, tương tác tạo sự thích thú cho học sinh khi tham gia. Điều này có thể giúp các em học sinh đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiểu hơn về di sản và nhận thức được các giá trị đa dạng của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, phát triển được nhiều kỹ năng thông qua các hoạt động trải nghiệm chủ động, tích cực, sáng tạo.
Các chủ đề giáo dục di sản trong đó có sự kết hợp các yếu tố dân gian với các phương tiện công nghệ hiện đại tiếp tục được xây dựng, phát huy hiệu quả hoạt động tại Khu trải nghiệm cùng di sản, đem đến nhiều hoạt động trải nghiệm phong phú và hấp dẫn.Các bài thuyết minh được xây dựng theo chủ đề đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách tham quan. Các trưng bày triển lãm được nâng cao chất lượng, được thực hiện bằng những thủ pháp trưng bày khoa học, hiện đại góp phần nâng cao sức hấp dẫn của Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Theo đánh giá ban đầu của Sở Du lịch Hà Nội, trong những ngày đầu tiên mở cửa trở lại, các điểm di tích, bảo tàng, khu du lịch đón lượng khách nội địa đạt khoảng 20% so với thời điểm trước dịch. Hà Nội phấn đấu những tháng cuối năm 2020, sẽ đón lượng khách du lịch nội địa cao hơn so với cùng kỳ năm 2019, ước khoảng 10-11 triệu lượt khách.Để có thể đạt mục tiêu này, Sở Du lịch Hà Nội đã xây dựng kế hoạch khôi phục thị trường du lịch theo từng giai đoạn. Sở sẽ triển khai hưởng ứng Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động gắn với xây dựng hình ảnh điểm đến “Hà Nội an toàn - thân thiện - chất lượng - hấp dẫn”; hướng dẫn các khu, điểm tham quan du lịch mở cửa hoạt động trở lại để thu hút du khách nhưng vẫn bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch Covid-19.
Thời gian tới, Sở Du lịch Hà Nội sẽ phối hợp với các đơn vị tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch thu hút khách du lịch tới Hà Nội, như: Lễ hội văn hóa dân gian đương đại tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội và các tỉnh, thành phố của 3 miền Bắc - Trung - Nam và quốc tế; liên hoan du lịch làng nghề - phố nghề Hà Nội 2020... Đồng thời, Sở sẽ liên kết với các địa phương, các hãng hàng không, các cơ sở dịch vụ du lịch xây dựng các sản phẩm kích cầu trọng tâm để thu hút khách trong nước.
Bên cạnh đó, Sở Du lịch Hà Nội sẽ tổ chức các đoàn khảo sát với thành phần chính là các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội và các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam để tìm hiểu lại thị trường, xây dựng các điểm đến, sản phẩm du lịch tại Hà Nội và xây dựng sản phẩm liên kết với các địa phương trọng điểm về du lịch trong cả nước...Sở Du lịch Hà Nội cũng đã đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố một số biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, người lao động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn bị thiệt hại do dịch Covid-19.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59