Đổi mới, cải cách nền tảng kinh tế vi mô
Tại hội thảo công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng 2023”, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI đã đưa ra các kiến nghị về giải pháp kinh tế vĩ mô. Trong đó, nhấn mạnh việc ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, giữ dư địa cho điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt theo các kịch bản để ứng phó với các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực.
VCCI cũng kiến nghị, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại các lĩnh vực theo hướng đa dạng hóa, tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế trước những biến động khó lường của kinh tế và thương mại thế giới. Cập nhật và ban hành lộ trình cơ cấu lại, cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước; xây dựng và ban hành công khai, minh bạch kế hoạch cụ thể sử dụng vốn thu được từ thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, gắn với trách nhiệm cá nhân để có giải pháp xử lý nghiêm và hiệu quả.
Nghiên cứu, mở rộng các hình thức cấp vốn cho doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị (Ảnh minh họa: BT) |
Về chính sách tiền tệ (CSTT), cần tiếp tục điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, thận trọng, đồng bộ nhằm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và hỗ trợ cho phục hồi tăng trưởng kinh tế. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, cân đối vĩ mô và mục tiêu của CSTT.
Truyền thông về định hướng ưu tiên bảo vệ giá trị đồng VNĐ, không phá giá đồng VNĐ để hỗ trợ xuất khẩu. Theo dõi sát diễn biến tỷ giá đồng USD, Nhân dân tệ, Euro, Yên Nhật cũng như giá cả một số mặt hàng quan trọng trên thị trường thế giới để điều hành tỷ giá gắn với các công cụ chính sách khác một cách linh hoạt, chặt chẽ nhằm hạn chế tác động đối với lạm phát và môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Giải trình hiệu quả về công tác điều hành tỷ giá đối với Mỹ.
Nghiên cứu, tham vấn các ngân hàng thương mại (NHTM) về khả năng tiếp tục giảm lãi suất cho vay cho các lĩnh vực ưu tiên. Rà soát, đánh giá tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất để đề ra các giải pháp điều hành tín dụng phù hợp. Đánh giá thực trạng NHTM kinh doanh bảo hiểm trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp, quy định lành mạnh hóa các hoạt động này.
Điều hành linh hoạt thanh khoản của hệ thống NHTM để hỗ trợ cho hoạt động tín dụng, phát hành trái phiếu chính phủ, phòng ngừa và ứng phó với biến động của dòng vốn đầu tư gián tiếp và kiều hối. Đơn giản hóa quy trình, thủ tục, điều kiện để tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp cận tín dụng của nền kinh tế, đặc biệt là với các lĩnh vực ưu tiên (doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do nữ giới làm chủ/điều hành, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động...). Nghiên cứu, cân nhắc tích cực về khả năng điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các NHTM. Nghiên cứu, mở rộng các hình thức cấp vốn cho doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị.
Về chính sách tài khóa, VCCI cũng đưa ra các giải pháp thực hiện nghiêm kỷ luật chi ngân sách nhà nước (NSNN) nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu đề ra cho năm 2023 và giảm áp lực cho thu NSNN. Rà soát, đánh giá các khoản thu đối với xăng dầu và cân nhắc dư địa để điều chỉnh giảm các khoản thu này. Cân nhắc thêm khả năng không điều chỉnh thuế đối với xăng dầu mà thực hiện hỗ trợ tập trung cho các nhóm yếu thế chịu nhiều ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu. Nghiên cứu khả năng điều chỉnh mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cho một số nhóm đối tượng phù hợp.
Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu (Ảnh minh họa: BT) |
Về chính sách thương mại, theo VCCI, mạng lưới ngoại giao, thương vụ ở nước ngoài (đặc biệt các thị trường chủ chốt) cần được trao cơ chế và/hoặc chủ động hơn trong các hoạt động tiếp xúc, nắm bắt tình hình/động thái của đối tác và một số hoạt động cần thiết khác. Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu. Cân nhắc các giải pháp mạnh mẽ hơn để đa dạng hóa thị trường nhập khẩu. Cập nhật các kịch bản thương mại với Mỹ và Trung Quốc.
Cùng với đó là nâng cao năng lực quản lý cạnh tranh, chống trợ cấp, chống bán phá giá, giải quyết tranh chấp thương mại và quản lý thị trường, đồng thời có hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Bảo đảm hài hòa hóa các cam kết và yêu cầu kỹ thuật liên quan (nhất là về quy định xuất xứ, các quy định liên quan đến nông sản). Hoàn thiện thể chế liên quan đến các vấn đề như sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm... có tính đến các yêu cầu điều chỉnh hậu Covid-19.
Đối với thương mại điện tử (TMĐT), cần nghiên cứu các yêu cầu hạ tầng kỹ thuật và pháp lý để thúc đẩy TMĐT. Tăng cường nghiên cứu, trao đổi về các thông lệ mới đối với hợp tác phát triển kinh tế số. Tăng cường tạo thuận lợi thương mại cho các mặt hàng xuất nhập khẩu giao dịch qua kênh TMĐT. Tăng cường thử nghiệm xử lý tranh chấp thương mại trực tuyến. Giám sát, xử lý nghiêm tình trạng buôn lậu hàng hóa qua biên giới.
Về chính sách giá cả, tiền lương, cần nghiêm túc đánh giá lại tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng tới sản xuất, kinh doanh, chủ động thông tin minh bạch, kịp thời để ổn định tâm lý của người lao động và doanh nghiệp. Nghiên cứu nới lỏng các quy định về số lượng giờ làm thêm của người lao động, tập trung vào các ngành nghề phù hợp hướng xuất khẩu. Nghiên cứu, cân nhắc thời điểm và liều lượng điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý giá. Nghiên cứu, thực hiện hỗ trợ giá điện cho các hộ gia đình trong các kỳ dài hơn.
Về chính sách đầu tư, tăng cường theo dõi, đánh giá dòng vốn đầu tư (nhất là đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán) để kiểm soát rủi ro “vốn nóng”, kinh doanh đòn bẩy cao và rủi ro lây lan. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ triển khai Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị và truyền thông về định hướng thu hút FDI trong bối cảnh mới.
VCCI cũng đưa ra một số kiến nghị khác có liên quan như hoàn thiện và khẩn trương công bố hệ thống chỉ tiêu thống kê liên quan đến khu vực phi chính thức, phát triển giới, kinh tế số, thương mại dịch vụ. Thúc đẩy chia sẻ dữ liệu, thông tin định kỳ và kịp thời giữa các cơ quan chính phủ gắn với phát triển nền tảng cho Chính phủ số.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55