Độc đáo văn hóa Mường
Gìn giữ văn hóa Mường giữa lòng Thủ đô Níu giữ “hồn” chiêng xứ Mường |
Gìn giữ những truyền thống tốt đẹp
Người Mường là một trong những dân tộc gắn bó lâu đời trên địa bàn Hà Nội, cư trú đông nhất ở các xã miền núi thuộc các huyện Ba Vì, Quốc Oai, Thạch Thất… Trải qua quá trình định cư lâu dài, người Mường đã tạo dựng được một kho tàng văn hóa phong phú, đã “ăn sâu bén rễ” vào trong đời sống cộng đồng, đó là: Tri thức dân gian, lễ hội truyền thống, trang phục, công cụ lao động, nhạc cụ, diễn xướng... Các giá trị đó đã và đang được nhiều địa phương quan tâm giữ gìn và ngày càng phát huy giá trị.
Hiện nay, người Mường ở Thủ đô vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ảnh: xã Tiến Xuân |
Nếu có dịp về ba xã miền núi của huyện Thạch Thất bao gồm: Xã Tiến Xuân, xã Yên Trung, xã Yên Bình… du khách không chỉ được trải nghiệm nhiều mô hình du lịch sinh thái hấp dẫn, mà còn được hòa mình vào không gian văn hóa Mường. Đó là những nếp nhà sàn xinh xắn, là tiếng cồng chiêng cùng điệu múa của những cô gái Mường trong ngày hội.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiến Xuân cho biết, hiện nay, 70% dân số xã Tiến Xuân là người Mường. Những nét văn hóa đặc sắc của người Mường trên địa bàn đến nay vẫn được gìn giữ như: Nhà sàn, trang phục, ẩm thực và các vật dụng trong sản xuất, sinh hoạt; hay các giá trị văn hóa phi vật thể, như: Ngôn ngữ, mo Mường, cồng chiêng và các làn điệu hát, múa, các môn thể thao, trò chơi dân gian dân tộc Mường…
“Văn hóa dân tộc Mường chứa đựng lối sống giàu chất nhân văn và đạo lý, phản ánh quá trình lao động, sáng tạo được kế tục phát huy, phát triển, là niềm tự hào của bao thế hệ người Mường. Trong quá trình vận động và phát triển, văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn đã được giao thoa, có sự tiếp thu tinh hoa văn hóa rất phong phú, đa dạng của các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhất là văn hóa dân tộc Kinh”, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân nhận định.
Để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Mường, những năm qua, huyện Thạch Thất đã có nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo như: Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ để đồng bào nâng cao ý thức của người dân về văn hóa dân tộc mình; thành lập các câu lạc bộ cồng chiêng thu hút nhiều hội viên tham gia và thường xuyên tham gia biểu diễn trong các lễ hội làng, hay các dịp giao lưu văn hóa, văn nghệ do huyện, xã tổ chức. Đồng thời, khuyến khích người dân mặc trang phục của dân tộc Mường trong các ngày lễ, tết, ngày hội... Qua đó, không chỉ góp phần xây dựng, phát triển đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh cho đồng bào mà còn góp phần thúc đẩy du lịch, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.
Ông Phùng Xuân Yên, cán bộ văn xã (xã Tiến Xuân) cho biết, khi địa phương mới về với Thủ đô, người dân cũng lo lắng văn hóa núi rừng bị nhạt nhòa, nhưng được Thành phố quan tâm mở các lớp dạy học cồng chiêng, nhờ đó, văn hóa nơi đây được phục dựng.
“Không chỉ vậy, Thành phố và huyện Thạch Thất còn quan tâm đầu tư xây dựng nhà văn hóa thôn, khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng khang trang, rộng rãi. Hằng năm, ở đây đều tổ chức các hội thi, giao lưu văn hóa cồng chiêng để các thôn, xã học tập, khích lệ nhau gìn giữ nét văn hóa truyền thống dân tộc. Đáng mừng là từ chỗ hầu hết người Mường trên địa bàn xã không biết đánh cồng chiêng, nay cả xã đã có các đội cồng chiêng”, ông Yên cho biết.
Nhiều giải pháp phát huy giá trị văn hóa
Được biết, trong những năm qua, huyện Thạch Thất đã ban hành các quy chế hoạt động bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường, gắn với hoàn thiện hương ước, quy ước thôn, làng văn hóa tại cơ sở... Trong đó, đáng chú ý là hỗ trợ các xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung mua cồng chiêng. Người dân các thôn cũng đã chủ động xã hội hóa, mua sắm nhiều bộ chiêng Mường. Đến nay, các xã đã có nhiều bộ chiêng, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Mường trong đời sống hiện tại.
Góp sức cùng chính quyền và người dân, nhiều năm qua, nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn ở xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) cũng đã dốc hết “vốn liếng” nghệ thuật cồng chiêng cho các thế hệ trẻ nhằm đánh thức niềm đam mê ca hát, chơi cồng chiêng... Từ những nỗ lực như vậy, nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng được bảo tồn, nhân rộng và phát huy giá trị trong đời sống của người dân địa phương.
“Văn hóa cồng chiêng đã đi sâu vào đời sống của đồng bào dân tộc Mường ở huyện Thạch Thất, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong những dịp lễ hội, đám cưới, mừng thọ… và ngày càng thu hút sự quan tâm của người dân trên địa bàn Thủ đô”, nghệ nhân Bùi Thị Bích Thìn cho hay.
Tương tự, tại huyện Ba Vì, hiện nay có 6 xã đông bà con dân tộc Mường gồm Yên Bài, Minh Quang, Ba Trại, Vân Hòa, Khánh Thượng, Tản Lĩnh. Những năm qua, các hoạt động nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy trang phục người Mường; văn hóa cồng chiêng người Mường; gói bánh tẻ, bánh ốc, bánh chưng dài của người Mường Ba Vì; thưởng thức ẩm thực cỗ lá của người Mường; thưởng thức, giao lưu văn nghệ với các bài ca, điệu múa và tiếng cồng chiêng, học các điệu múa xòe, múa sạp theo các đôi nam nữ người Mường… vẫn được các cấp chính quyền và địa phương quan tâm, chú trọng. Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường không chỉ góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào địa phương mà còn hướng tới phát triển du lịch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, làm đẹp, làm giàu cho quê hương.
Ngày nay, cuộc sống của bà con Mường ở Thủ đô đã có nhiều thay đổi, ngoài làm ruộng họ còn nuôi bò sữa, trồng chè, có gia đình làm dịch vụ, thanh niên làm việc tại các nhà máy. Dù cuộc sống thay đổi nhưng văn hóa Mường ở Thủ đô vẫn đã và đang được bảo tồn. Mỗi khi Tết đến xuân về, bà con tổ chức lễ hội, tiếng chiêng lại ngân vang, phụ nữ mặc trang phục với hoa văn đặc sắc và mọi người quây quần bên bình rượu trong không khí ấm cúng, hòa thuận./.
Trong công cuộc bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc nói chung, dân tộc Mường ở Thủ đô nói riêng, bên cạnh sự vào cuộc của chính quyền địa phương thì cần nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình, dòng họ, làng, bản. Coi trọng công tác truyền dạy tại cộng đồng về văn hóa vật thể, phi vật thể từ lớp người cao tuổi cho thế hệ trẻ, nhằm giữ gìn và từng bước làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc từ thế hệ này đến thế hệ khác. Bởi chỉ khi thế hệ trẻ nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng, có ý thức chung tay gìn giữ, thì bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn Thủ đô mới được bảo tồn và phát triển bền vững. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59