Độc đáo thành cổ 200 năm tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Nằm giữa trung tâm thị xã, Thành cổ Sơn Tây là một công trình kiến trúc quân sự cổ độc đáo bậc nhất Việt Nam được xây dựng vào năm 1822. Năm 2022, tròn 200 năm Thành cổ Sơn Tây được xây dựng. Thị xã Sơn Tây đã xây dựng và triển khai nhiều hoạt động nhằm phát huy giá trị di tích Thành cổ gắn với năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2022.
“Đánh thức”... tiềm năng, nâng tầm du lịch Chuyện xây dựng nếp sống văn hóa mới nơi 'Tổ dân phố kiểu mẫu' ở Sơn Tây Phát triển nền du lịch xanh, gắn kết di sản ở Thủ đô Lên Sơn Tây ngắm Sâm Bố Chính bung hoa giữa mùa Xuân bình yên

Công trình độc đáo

Với lối kiến trúc độc đáo, được xây dựng hoàn toàn bằng đá ong có một không hai ở Việt Nam, Thành cổ Sơn Tây được vua Minh Mạng xây dựng vào năm 1822 và là một trong những khu căn cứ quân sự quan trọng, bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa.

Đây cũng là di tích văn hóa, lịch sử đại diện cho mô hình thành lũy Việt Nam thời kỳ chống giặc ngoại xâm. Trong khoảng thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ 19, nơi đây là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn giữa hai cuộc xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất (1872) và lần thứ hai (1883) của Pháp.

Theo tìm hiểu, thành được xây dựng có hình tứ giác, xung quanh có hào nước bao bọc với chiều dài 1.795m, chiều rộng của hào từ 25-30m có độ sâu 2-3m, đi qua hào nước là bức tường thành bằng đá ong.

Thành cổ Sơn Tây có 4 cổng quay ra các hướng Bắc, Nam, Tây, Đông, mỗi cổng có hình tứ giác, có mặt cắt hình thang. Hai cổng chính là cổng Bắc hướng ra phố Lê Lợi (nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây) và cổng Nam nhìn ra phố Quang Trung.

Phía trên mỗi cổng đều có lầu canh (vọng lâu) và chỉ có duy nhất một lối ra vào. Phía ngoài có đắp Dương mã thành (mang cá) hình chóp nón chắn phía ngoài của thành. Bề mặt thành có nhiều lỗ phía trên để quân lính nấp từ trong bắn súng ra ngoài.

Độc đáo thành cổ 200 năm tại Sơn Tây
Thành cổ trở thành một điểm tham quan thú vị tại thị xã Sơn Tây. (Ảnh: Phan Thanh)

Ngày trước, cả 4 cổng thành đều bắc qua hào nước, tuy nhiên ngày nay chỉ còn cổng Bắc và Nam được bắc qua hào nước.

Bên trong Thành Sơn Tây có nhiều công trình được xây dựng cùng thời như: Cột cờ (Kỳ đài-cao 18m được xây trên một bệ lớn bằng đá ong), Điện kính thiên (Vọng cung), Dinh tổng đốc, Bố chính, Án sát, Đề đốc, Kho tiền, nhà chứa vũ khí, kho lương thực, hai ao sen (còn gọi là giếng Tả và giếng Hữu) phía trước khu nghi lễ.

Vọng cung là nơi dành cho vua nghỉ lại khi có những chuyến vi hành qua đây hoặc vào các ngày lễ, khánh tiết, các quan quanh vùng vào chúc mừng, bái vọng nhà vua từ xa. Điện ở nơi đây từng là tòa nhà 5 gian hai chái, tám mái chồng diêm, nằm khoảng chính giữa thành, là nơi làm việc của các quan.

Theo tài liệu còn lưu giữ lại, để xây dựng Thành cổ Sơn Tây, vua Minh Mạng đã điều 2.000 quân tinh nhuệ xây dựng. Các loại vật liệu chủ yếu để xây dựng chủ yếu là đá ong, được khai thác ngay tại vùng đất Sơn Tây - xứ Đoài.

Thành cổ Sơn Tây từng là nơi đặt cơ quan hành chính của một vùng xứ Đoài rộng lớn, bao gồm gần 1/2 diện tích của tỉnh Hà Tây cũ, tỉnh Vĩnh Phúc, một phần tỉnh Phú Thọ, huyện Sơn Dương của Tuyên Quang.

Cùng với Thành Bắc Ninh, đây được coi là 2 “gọng kìm” lợi hại để bảo vệ Thành Hà Nội trước nguy cơ tấn công của thực dân Pháp. Bên cạnh đó Thành cổ Sơn Tây còn là biểu tượng cho truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân Sơn Tây.

Hưởng ứng chiếu Cần Vương của Vua Hàm Nghi hiệu triệu, nơi đây đã diễn ra các cuộc chiến đấu ác liệt, quả cảm, anh dũng của nghĩa quân chống lại sự tấn công của giặc Pháp.

Năm 1946, tại Vọng cung đã diễn ra cuộc họp của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà để quyết định các vấn đề quan trọng, mở đầu cho những thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

Với những giá trị văn hóa - lịch sử của mình, năm 1994, Thành cổ Sơn Tây được Bộ Văn hóa -Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử Kiến trúc quốc gia.

Bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử

Trải qua 200 năm tồn tại cùng những thăng trầm, biến cố lịch sử, nhiều công trình của thành đã bị phá huỷ. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích Thành cổ Sơn Tây, nhiều dự án tu bổ, khôi phục lại các công trình của thành đã được triển khai.

Dựa vào các tư liệu cổ, các công trình đã được dựng lại trên nền cũ. Ngoài ra, tại đây còn có khu trưng bày 2 máy bay Mic21 từ Trung đoàn Sao Đỏ và 1 máy bay Mic8 từ Trung đoàn 916 là những kỷ vật lưu lại sau kháng chiến, góp phần tăng giá trị cảnh quan của khu di tích, nhắc nhở trong tâm thức mỗi người niềm tự hào thiêng liêng về truyền thống văn hóa và lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc.

Từ lâu, Thành cổ đã trở thành địa điểm tham quan, thư giãn của người dân cũng như du khách thập phương mỗi khi tới thăm Sơn Tây, mảnh đất xứ Đoài nghìn năm văn hiến.

Được ví như lá phổi xanh giữa lòng đô thị, tòa thành được ôm trùm bởi nhiều cây đại thụ lâu năm cùng với thảm thực vật phong phú như: xà cừ, cơm nguội, gạo, bồ kết, phượng vĩ, bằng lăng, dây leo…

Những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi như những nhân chứng của lịch sử vẫn đang tiếp tục tỏa bóng, dõi theo sự tồn tại và nhịp sống nơi đây. Những bộ rễ sần sùi vươn dài ôm trọn lấy những bức tường rêu phong, những cổng thành tạo một nét đẹp thâm trầm, cổ kính.

Với diện tích 16ha cùng một thảm thực vật phong phú, Thành cổ Sơn Tây được coi như một lá phổi khổng lồ điều tiết không khí trong lành cho cả khu vực nội thị. Đây là một lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng cho khu di tích và chính cái nền xanh ngút ngàn đó đã tôn thêm giá trị về cảnh quan, tạo sức hút cho du khách mỗi dịp ghé thăm.

Cùng với những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng khác như: Làng cổ ở Đường Lâm, đền Và, chùa Mía…, Thành cổ Sơn Tây đã trở thành địa chỉ thú vị cho những người yêu thích khám phá lịch sử, là điểm tham quan hấp dẫn cho các gia đình vào mỗi dịp cuối tuần bởi vẻ đẹp cổ kính, rêu phong và không gian bình yên nơi đây.

Độc đáo thành cổ 200 năm tại Sơn Tây
Ven Thành cổ Sơn Tây, người dân tổ chức nhiều hoạt động để đón chào năm mới. (Ảnh: Đinh Luyện)

Với những giá trị lịch sử, văn hóa quý báu, việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích Thành cổ Sơn Tây là hết sức cấp thiết và nhiều ý nghĩa. Nhằm phát huy lợi thế của di tích Thành cổ Sơn Tây, thị xã Sơn Tây đã triển khai Đề án xây dựng tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây, thí điểm đoạn từ cổng cũ trụ sở Ủy ban nhân dân thị xã (phố Phó Đức Chính) đến cầu Cửa Tiền (ngã 3 Quang Trung - Nguyễn Thái Học).

Theo đó tổng chiều dài tuyến phố đi bộ dự kiến 820m, tổng diện tích dự kiến sử dụng 34.550m2 nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí của nhân dân địa phương và du khách tham quan vào dịp cuối tuần.

Phạm vi hoạt động của phố đi bộ gồm: đường Phó Đức Chính, Phan Chu Trinh (gồm cả vỉa hè bên phía hào thành cổ), đường dạo phía ngoài cửa Thành cổ Sơn Tây, vườn hoa trung tâm, 1/2 quảng trường khu vực trung tâm văn hóa, sân trước khu vực trung tâm văn hóa và quảng trường sân vận động thị xã.

Giữa không gian thoáng đãng của thành cổ, du khách sẽ được đắm chìm trong những hoạt động nghệ thuật đương đại cùng các hoạt động thể thao, giải trí đường phố,thưởng thức văn hóa ẩm thực hấp dẫn mang đậm hương vị truyền thống địa phương…

Qua đó không chỉ góp phần phát huy tiềm năng, giá trị của di tích Thành cổ Sơn Tây mà còn xây dựng và duy trì không gian mang tính cộng đồng với âm hưởng hiện đại, nhộn nhịp, sống động, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí của nhân dân địa phương và du khách tham quan vào dịp cuối tuần; thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch của địa phương ngày càng phát triển.

Phan Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Báo Lao động Thủ đô long trọng kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Lao động Thủ đô long trọng kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(LĐTĐ) Sáng 30/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, báo Lao động Thủ đô long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên ...
Chất lượng dịch vụ của VinBus được đánh giá vượt trội, xếp hạng 5 sao

Chất lượng dịch vụ của VinBus được đánh giá vượt trội, xếp hạng 5 sao

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Thành phố Hà Nội vừa công bố kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng ...
Quản lý thị trường Hà Nội nhận khen thưởng đột xuất

Quản lý thị trường Hà Nội nhận khen thưởng đột xuất

(LĐTĐ) Ngày 29/3, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh đã trao tặng Giấy khen cho 2 tập thể và 4 cá nhân có thành tích ...
Công ty tài chính góp phần "giải vây" người dân khỏi tín dụng đen

Công ty tài chính góp phần "giải vây" người dân khỏi tín dụng đen

(LĐTĐ) Dù thường bị hiểu nhầm và đánh đồng với tín dụng đen, các công ty tài chính đang đóng vai trò quan trọng trong việc đầy lùi các hình thức ...
Chống lại biến đổi khí hậu, vì mục tiêu phát triển bền vững

Chống lại biến đổi khí hậu, vì mục tiêu phát triển bền vững

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Nestlé Việt Nam đồng hành cùng người tiêu dùng triển khai các chuyến đi trồng rừng tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn ...
Vingroup là “Nhà phát hành tốt nhất về tài chính bền vững”

Vingroup là “Nhà phát hành tốt nhất về tài chính bền vững”

(LĐTĐ) Hà Nội, ngày 29/03/2023 - Vingroup công bố vừa được The Asset Triple A Country Awards vinh danh là “Nhà Phát hành tốt nhất về tài chính bền vững” năm ...
Hàng trăm người tham gia hiến máu “Ngày thứ 7 sẻ chia” tại dự án The Terra - An Hưng

Hàng trăm người tham gia hiến máu “Ngày thứ 7 sẻ chia” tại dự án The Terra - An Hưng

(LĐTĐ) Ngày 25/3 vừa qua, Văn Phú - Invest đã phối hợp cùng Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo tại dự án The Terra ...

Tin khác

Ấn tượng Hội diễn văn nghệ “Hanoi Metro - Mãi mãi một tình yêu”

Ấn tượng Hội diễn văn nghệ “Hanoi Metro - Mãi mãi một tình yêu”

(LĐTĐ) Chiều nay (26/3), tại Depot Phú Lương, Hà Đông, đoàn viên, người lao động thuộc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) đã sôi nổi tham gia Hội diễn văn nghệ “Hanoi Metro - Mãi mãi một tình yêu”.
Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Làng Yên Trường, xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là một ngôi làng cổ nổi tiếng. Ít ai biết, ngoài nếp rêu phong mà ít nơi có được thì làng cổ này còn có lệ tục đón “Tết lại” hết sức độc đáo.
Công an phường Thụy Khuê trao trả tài sản cho du khách nước ngoài bị thất lạc

Công an phường Thụy Khuê trao trả tài sản cho du khách nước ngoài bị thất lạc

(LĐTĐ) Công an phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ) cho biết, đơn vị đã bàn giao lại tài sản cho nữ du khách người nước ngoài bị thất lạc một túi xách trên địa bàn phường.
Tuyên dương 12 gương điển hình, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm của Công an Thủ đô

Tuyên dương 12 gương điển hình, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm của Công an Thủ đô

(LĐTĐ) 12 gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2022, là những điển hình tận tụy, sáng tạo trong công tác; mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu đã được Công an thành phố Hà Nội tổ chức tuyên dương.
Huyện Hoài Đức phấn đấu thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao

Huyện Hoài Đức phấn đấu thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, năm 2023, huyện Hoài Đức phấn đấu xây dựng 2 xã Minh Khai, Lại Yên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 9 xã Vân Canh, Đắc Sở, Tiền Yên, Cát Quế, An Thượng, Đức Giang, Di Trạch, La Phù, Đông La đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Xây dựng Đảo Ngọc - Ngũ Xã trở thành điểm đến về ẩm thực của Thủ đô

Xây dựng Đảo Ngọc - Ngũ Xã trở thành điểm đến về ẩm thực của Thủ đô

(LĐTĐ) Khu phố ẩm thực đêm kết hợp đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) mở cửa đón khách từ tối 23/12/22022. Sau thời gian ngắn hoạt động, đến nay, dhính quyền địa phương đang nỗ lực để xây dựng Đảo Ngọc - Ngũ Xã thành điểm đến về ẩm thực của Thủ đô.
Phụ nữ Thủ đô rạng ngời trong Tuần lễ áo dài

Phụ nữ Thủ đô rạng ngời trong Tuần lễ áo dài

(LĐTĐ) "Tuần lễ Áo dài" được Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động với sự hưởng ứng tích cực của phụ nữ Thủ đô. Diễn ra từ 1/3 - 8/3, phụ nữ trên khắp địa bàn Thủ đô đã góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu đưa áo dài trở thành di sản văn hóa Việt Nam và lan tỏa ra thế giới.
Chạm vào mùa hoa tháng Ba

Chạm vào mùa hoa tháng Ba

(LĐTĐ) Tháng Ba, Hà Nội thoắt trở nên bừng sáng với muôn hoa rực rỡ đua nhau khoe sắc. Có những ngày, ta như “trôi” trong miên man sắc màu của lá, của hoa... trên từng con đường, ngõ nhỏ thân thương.
Tao nhã thú chơi hoa lê sau Tết của người Hà Nội

Tao nhã thú chơi hoa lê sau Tết của người Hà Nội

(LĐTĐ) Sau Tết nguyên đán, khi hoa đào đã phai, người Hà Nội bắt đầu chuyển sang thú chơi hoa lê. Những cành lê rừng trắng muốt, giá bán lên tới cả triệu đồng nhưng vẫn được người Hà Nội yêu thích và săn tìm.
Đoàn Thanh niên huyện Thanh Trì phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Đoàn Thanh niên huyện Thanh Trì phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

(LĐTĐ) Huyện đoàn Thanh Trì vừa tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Quý Mão 2023. Thông qua hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi huyện Thanh Trì trong tham gia trồng, chăm sóc cây xanh góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
Xem thêm
Phiên bản di động