Doanh nghiệp xã hội: Cách tiếp cận sáng tạo vì sự phát triển nông thôn bền vững
Phát triển đội ngũ doanh nghiệp để xây dựng nền kinh tế tự cường | |
Doanh nghiệp dân doanh: Cần “luồng gió” để bứt phá | |
Cần tạo ra những tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân xứng tầm |
Hội thảo có sự tham gia của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các cơ quan, ban ngành hai tỉnh Lào Cai và Hòa Bình, đại diện các doanh nghiệp xã hội cộng đồng cùng các tư vấn, đại diện các tổ chức phi chính phủ đang có hoạt động trên địa bàn hai tỉnh Lào Cai và Hòa Bình.
Dự án SERD do Tổ chức Bánh mì cho Thế giới và CSIP phối hợp triển khai từ năm 2016 nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhóm yếu thế ở vùng sâu, vùng xa và các khu vực khó khăn. Dự án thực hiện mục tiêu này bằng việc lựa chọn một cách tiếp cận đổi mới, sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội của các vùng nông thôn, miền núi.
Theo đó, trong giai đoạn 201-2019, dự án hướng đến thúc đẩy tinh thần kinh doanh trong cộng đồng địa phương và trao quyền cho những hạt nhân năng động - những doanh nghiệp xã hội cộng đồng nhằm góp phần thay đổi tích cực kinh tế và xã hội tại những khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao nhất ở trên địa bàn trên địa bàn hai tỉnh Lào Cai và Hòa Bình. Dựa trên định hướng đó, các hoạt động đã được thiết kế nhằm huy động tối đa sự tham gia của các nhân tố mang tố chất của những doanh nhân xã hội tại cộng đồng.
Sản phẩm của các doanh nghiệp xã hội cộng đồng được giới thiệu tại hội thảo |
Bên cạnh đó, các chương trình tập huấn nâng cao năng lực và hỗ trợ chuyên sâu được đảm nhiệm bởi các chuyên gia có kinh nghiệm cũng được thiết kế nhằm mục tiêu phát triển tư duy kinh doanh cho các doanh nghiệp cộng đồng cũng như tăng cường kết nối thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ của họ.
Bà Phạm Kiều Oanh, người sáng lập và là Giám đốc CSIP chia sẻ: “Doanh nghiệp xã hội đã xuất hiện trong một thời gian dài nhưng gần đây mới được công nhận như là một cách tiếp cận sáng tạo và có định hướng thị trường để giải quyết các vấn đề xã hội. Với cách tiếp cận này, dự án tao quyền và thúc đẩy sức mạnh nội lực của chính cộng đồng bản địa trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương mình. Khi đó, các hoạt động kinh doanh do bà con làm chủ sẽ trở thành nhân tố mạnh mẽ giúp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Đồng thời, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng như nguồn tri thức địa phương.”
Trong giai đoạn từ tháng 1/2016 – 6/2019, từ cách tiếp cận và thiết kế chương trình mang tính đổi mới, sáng tạo, dự án SERD đã mang đến sự thay đổi và bước phát triển mới cho các doanh nghiệp xã hội cộng đồng, góp phần mang lại những lợi ích lâu dài cho cộng đồng địa phương. Theo đó, 60 doanh nghiệp xã hội cộng đồng đã nhận được những hỗ trợ từ dự án, mang lại lợi ích trực tiếp đến 1.168 người và gián tiếp nâng cao chất lượng cuộc sống của trên 13.000 người. Đặc biệt, dự án đã mang đến những thay đổi quan trọng trong tư duy, tăng cường năng lực kinh doanh, tạo ra sự phát triển bao trùm và lan truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp cũng như cộng đồng địa phương.
Là một trong những đơn vị được lựa chọn tham gia dự án SERD giai đoạn 2016 - 2019, bà Sùng Thị Lan - Giám đốc Hợp tác xã Mường Hoa chia sẻ: “Trước đây, tôi có mở cửa hàng và làm homestay nhưng kinh doanh thua lỗ, không hiệu quả. Từ khi tham gia các hoạt động với dự án SERD, tư tưởng của tôi được thông suốt nên tôi đã quyết định khởi nghiệp một lần nữa để phát triển kinh tế gia đình và thôn xóm. Nhờ dự án mà tôi học được nhiều kiến thức mới về kinh doanh mà trước đây bản thân không có điều kiện để học.”
Bà Quách Thị Hòa – Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng cũng chia sẻ: “Các hoạt động tư vấn của dự án SERD vô cùng hữu ích đối với hợp tác xã. Đặc biệt là nội dung liên quan đến việc quản lý tổ chức của hợp tác xã đã giúp các thành viên gắn kết hơn và hoạt động tổ chức, quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Ngoài ra, phía tư vấn cũng đã hỗ trợ hợp tác xã rất nhiều trong việc làm nhãn hiệu và kết nối hợp tác xã tới các kênh quảng bá sản phẩm.”
Tại hội thảo, đại diện Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình và Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai – những đối tác thực hiện của dự án SERD tại địa bàn đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phối hợp triển khai các hoạt động của dự án tại địa phương. Từ đó, đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp xã hội cộng đồng tại hai tỉnh trong thời gian tới.
Bà Thào Thị Tùng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Lào Cai chia sẻ: “Trong 3 năm triển khai thực hiện dự án SERD, sự tham gia của phụ nữ, người dân tộc thiểu số trong hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp đã được tăng cường rõ rệt. Dự án SERD đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và kiến thức cho người dân, nâng cao vị thế của người phụ nữ và người dân tộc thiểu số, giảm bất bình đẳng giới trong cộng đồng và xã hội.”
Tại hội thảo, báo cáo “Doanh nghiệp xã hội cộng đồng: Thực trạng và kiến nghị” do CSIP phối hợp với CIEM thực hiện dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Bánh mì cho Thế giới đã được đưa ra như một bản khuyến nghị chính sách công nhận vai trò và thúc đẩy môi trường cho các doanh nghiệp xã hội do các nhà hoạch định chính sách địa phương, cộng đồng và các bên liên quan đề xuất. Đây cũng được ghi nhận như là một chiến lược mới trong việc giảm đói nghèo và thay đổi xã hội để gửi đến các cơ quan Nhà nước.
Bà Eva-Maria Jongen, Giám đốc Văn phòng Việt Nam - Lào, Tổ chức Bánh mì Thế giới bày tỏ: “Chúng tôi tin tưởng rằng cách tiếp cận của dự án sẽ giúp tạo ra những bước tiến quan trọng trong việc tăng cường năng lực tự giúp và khơi dậy tiềm năng của nhóm người nghèo và nhóm yếu thế ở vùng sâu vùng xa và các khu vực khó khăn, từ đó đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ.”
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21