Doanh nghiệp Việt “định vị” thị trường bán lẻ

(LĐTĐ) Với dân số xấp xỉ 100 triệu dân, Việt Nam được xem là thị trường nhiều tiềm năng đối với các doanh nghiệp bán lẻ tên tuổi trên khắp thế giới. Thực tế cho thấy, đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn đến từ Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc… “đổ bộ” vào Việt Nam, khiến thị trường bán lẻ trở nên khốc liệt hơn. Trước thực trạng này, để giành và giữ thị phần, buộc các doanh nghiệp Việt phải nỗ lực giữ thị phần trên sân nhà.
Kích cầu tiêu dùng nội địa: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt "cất cánh" Ngành bán lẻ thay đổi để thích ứng với thương mại điện tử

Nhà đầu tư ngoại tăng vốn vào thị trường bán lẻ Việt

Theo dữ liệu từ Bộ Công Thương, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện đang có quy mô khoảng hơn 142 tỉ USD, trong đó có đến 16% là thương mại điện tử. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam được dự báo có khả năng tăng lên mức 350 tỉ USD, tức là tăng gần gấp 2,5 lần vào năm 2025.

Doanh nghiệp Việt “định vị” thị trường bán lẻ
Doanh nghiệp Việt cần định vị lại thị trường để phát triển bền vững.

Thực tế cho thấy, bên cạnh những tín hiệu tích cực những tháng đầu năm đến nay, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng đang chứng kiến sự sôi động khi hàng loạt tên tuổi lớn của ngành bán lẻ nước ngoài công bố tăng vốn đầu tư, mở rộng mạng lưới phân phối vào Việt Nam.Trong đó, đầu tiên phải kể đến đó là MUJI, thương hiệu bán lẻ nổi tiếng về phong cách sống, đồ da dụng, nội thất văn phòng… đến từ Nhật Bản, khi thương hiệu này mở rộng hệ thống cửa hàng của mình tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lên con số 11.

Cũng tham gia cuộc đua mở rộng thị phần tại Việt Nam, một thương hiệu lớn khác đến từ Nhật Bản là Uniqlo cũng đang nâng cấp sự xuất hiện của mình tại thị trường bán lẻ Việt Nam, khi vừa khai trương cửa hàng thứ 19 tại Hà Nội. Đây là cửa hàng mới thứ 4 trong nửa đầu năm 2023 của “ông lớn” trong ngành bán lẻ thời trang đến từ Nhật Bản…

Không chỉ có các nhà đầu tư bán lẻ lớn đến từ Nhật Bản, nhiều năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp lớn của Thái Lan cũng đánh giá thị trường bán lẻ Việt Nam và một trong những thị trường tiềm năng và nhiều sức hấp dẫn. Chính bởi những tiềm năng ấy, “ông lớn” trong ngành bán lẻ Thái Lan là Tập đoàn Central Retail vừa công bố sẽ nâng vốn đầu tư vào Việt Nam là 1,45 tỉ USD trong giai đoạn 2023 - 2027 (tương đương 35 nghìn tỉ đồng), cùng với mục tiêu tăng gấp đôi số lượng cửa hàng, siêu thị tại Việt Nam lên con số 600 và hiện diện tại 57/63 tỉnh, thành phố; đây được xem là khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay mà Central Retail công bố.

Để cam kết thực hiện đúng theo mục tiêu đề ra, ngay trong năm 2023, Central Retail đã dành 4.100 tỉ đồng cho thị trường Việt Nam, trong đó, tập đoàn này tập trung phát triển kinh doanh mảng thực phẩm thiết yếu, bình ổn giá, tái cơ cấu các cửa hàng điện máy; đồng thời, Central Retail cũng đặt tham vọng trở thành nhà bán lẻ đa kênh số 1 trong ngành thực phẩm, số 2 mảng bất động sản - Trung tâm thương mại tại Việt Nam vào năm 2027…

Ông Olivier Langlet, Tổng Giám đốc điều hành Central Retail Việt Nam cho biết: “Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng bất chấp những bất ổn. Chúng tôi kỳ vọng GDP của Việt Nam năm nay sẽ tăng trưởng ở mức 6,7%, đưa Việt Nam trở thành thị trường phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Dân số tiếp tục tăng bên cạnh sự phát triển của các kênh phân phối bán hàng hiện đại và lượng du khách quốc tế ngày càng tăng, mang đến cho Central Retail những dấu hiệu tích cực để tiếp tục mở rộng kinh doanh trên 3 ngành hàng, phục vụ phong cách sống của người tiêu dùng Việt Nam”.

Có thể thấy các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đến từ Thái Lan, Nhật Bản đã và đang tăng mạnh vốn đầu tư vào sân chơi kinh doanh tại Việt Nam? Vậy sức cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Việt hiện nay ra sao?

Trên thực tế, doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm ưu thế trên "sân nhà", với khoảng 70 - 80% số điểm bán trên cả nước. Có thể kể đến các tên tuổi lớn với hàng nghìn điểm bán như WinMart, Co.op Mart, Bách Hóa Xanh…Tuy nhiên, việc các nhà bán lẻ nước ngoài đổ vốn vào thị trường Việt Nam cũng gây sức ép nhất định đến "miếng bánh" thị phần của doanh nghiệp bán lẻ nội địa. Điều này cũng thôi thúc các doanh nghiệp Việt tìm hướng đi để cạnh tranh.

Doanh nghiệp bán lẻ Việt không đứng ngoài cuộc

Trước sự gia nhập dồn dập của các nhà bán lẻ ngoại thông qua việc liên tục mở mới các trung tâm thương mại, siêu thị cũng như cửa hàng tiện lợi, các doanh nghiệp bán lẻ nội địa cũng đã và đang từng bước học hỏi theo xu thế phát triển của thế giới để nâng cao sức cạnh, giành lại thị trường.

Ở phân khúc bán lẻ siêu thị, cửa hàng tiện ích; trong 1 - 2 năm gần đây, các doanh nghiệp Việt đã vươn lên để mở rộng thị phần bán lẻ. Cụ thể, giữa năm 2018, Saigon Co.op đã mua lại toàn bộ hệ thống mạng lưới của Auchan (Pháp) trước khi họ rút lui khỏi thị trường Việt Nam. Gần đây nhất, Tập đoàn Emart đã nhượng lại thương hiệu của mình trong 10 năm cho Thaco Trường Hải. Trước đó Shop&Go của Singapore cũng đã nhượng bán cho VinCommerce...

Cùng với việc thực hiện chiến lược mua bán, sáp nhập (M&A) của doanh nghiệp Việt với các thương hiệu nước ngoài tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp nội cũng đã “âm thầm” mở rộng hệ thống thương hiệu, chiếm lĩnh lại mảng phân phối hiện đại tại thị trường trong nước. Trong đó, tiêu biểu là hệ thống Vincom Retail của Vingroup đang sở hữu hơn 80 trung tâm trên toàn quốc và gần như “không có đối thủ” trong phân khúc bán lẻ này. Hay chuỗi bán lẻ WinMart và WinMart+ với hơn 3.500 cửa hàng tiện ích đang tăng tốc, không ngừng mở mới.

Trong cuộc đua chiếm lĩnh thị phần bán lẻ nội, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, dù thị trường có nhiều cạnh tranh song với lợi thế am hiểu người tiêu dùng Việt, cùng mô hình bán lẻ hiện đại, thực hiện chuyển đổi số, tái cơ cấu nguồn nhân lực… để bắt nhịp xu thế;các chuyên gia kinh tế tin tưởng rằng, doanh nghiệp Việt sẽ tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bán lẻ nội địa.

Điển hình như Saigon Co.op, nhà bán lẻ thuần Việt với bề dày trên 30 năm đang giành vị thế dẫn đầu trên thị trường.Để làm được điều này, theo đại diện của Saigon Co.op, doanh nghiệp phải liên tục thay đổi theo xu thế như phát triển đa dạng các mô hình bán lẻ, thực hiện chuyển đổi số, tái cơ cấu nguồn nhân lực, quản trị, tinh gọn các khâu…

Mặc dù đã đạt được những thành tựu bước đầu đáng khích lệ, nhưng việc giành được thị trường bán lẻ tại “sân nhà” đã khó, việc giữ được “trận địa” còn khó hơn, bởi thị trường bán lẻ Việt Nam đã từng bị các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài chiếm đến hơn 50% vào những năm 2015 - 2016 (hiện doanh nghiệp Việt đã chiếm 70% thị phần). Vì thế, để giữ vững được “thế trận” này, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, các doanh nghiệp Việt cần phải tự giác hoàn thiện về mọi mặt từ đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại khang trang, đáp ứng với nhu cầu của thời đại công nghệ số để tiếp tục phát triển nhanh trong lĩnh vực bán lẻ.

Bán lẻ phải luôn gắn kết với vùng sản xuất hàng hóa Việt, nhất là hàng nông sản thực phẩm, mà Việt Nam đang có thế mạnh, đó cũng chính là đảm bảo ổn định cho đầu vào của hệ thống phân phối Việt.

Cũng theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, hiện doanh nghiệp trong nước phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có những tập đoàn bán lẻ lớn. Chính vì vậy, sự hợp tác liên doanh liên kết một cách chân thành và trách nhiệm là một điều hết sức cần thiết, chấp nhận vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.

Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt hãy cùng nhau tự tin vẽ lại “bản đồ” bán lẻ Việt Nam, cùng nhau hành động tạo ra những vector tổng hợp chung, làm chủ vững chắc hệ thống phân phối và sẵn sàng mở cửa rộng thuận tiện để đón hàng Việt vào phục vụ người tiêu dùng.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11/2024, giá dầu thế giới giảm sau khi dự trữ dầu thô và xăng của Hoa Kỳ tăng cao hơn dự kiến ​​vào tuần trước, nhưng mức giảm bị hạn chế... Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,95 USD/thùng, giảm 0,63%, giá dầu Brent ở mốc 73,1 USD/thùng, giảm 0,29%
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (20/11) giá dầu thế giới tiếp đà tăng khi việc khởi động lại mỏ Sverdrup phản ánh những lo ngại của giới đầu tư. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,61 USD/thùng, tăng 0,65%; giá dầu Brent ở mốc 73,45 USD/thùng, tăng 0,22%.
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD

(LĐTĐ) Rạng sáng nay 20/11, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước niêm yết giữ 24.293 đồng/USD. Cùng thời điểm, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ thay đổi giá mua và vẫn giữ giá bán ở 25.507 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 106,37 điểm.
Giá vàng hôm nay (20/11): Tăng không ngừng

Giá vàng hôm nay (20/11): Tăng không ngừng

(LĐTĐ) Hôm nay (20/11): Giá vàng thế giới tăng sát mốc 2630 USD/ounce cao nhất 10 ngày qua, kéo giá vàng trong nước tăng theo. Trong đó, vàng miếng SJC vụt lên 85 triệu đồng, vàng nhẫn trơn cũng tiến sát mức này.
Giá xăng dầu hôm nay (19/11): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (19/11): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (19/11), giá dầu thế giới quay đầu tăng hơn 3 USD/thùng sau thông tin sản xuất dầu thô tại mỏ dầu Johan Sverdrup của Na Uy đã bị dừng lại. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,16 USD/thùng, tăng 3,19%; giá dầu Brent ở mốc 73,34 USD/thùng, tăng 3,24%.
Giá vàng hôm nay (19/11): Vàng trong nước tăng mạnh sau chuỗi ngày "chạm đáy"

Giá vàng hôm nay (19/11): Vàng trong nước tăng mạnh sau chuỗi ngày "chạm đáy"

(LĐTĐ) Ngày 19/11, trên thị trường thế giới, các nhà đầu tư ồ ạt mua vào đã đẩy giá vàng lên. Trong nước, vàng nhẫn trơn và miếng SJC tăng theo.
Tỷ giá USD hôm nay (19/11): Đồng USD tiếp đà giảm từ cuối tuần trước

Tỷ giá USD hôm nay (19/11): Đồng USD tiếp đà giảm từ cuối tuần trước

(LĐTĐ) Rạng sáng 19/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 10 đồng, hiện ở mức 24.288 đồng.
Cập nhật giá vàng chiều 18/11: Vàng bất ngờ đảo chiều, tăng mạnh

Cập nhật giá vàng chiều 18/11: Vàng bất ngờ đảo chiều, tăng mạnh

(LĐTĐ) Chiều nay 18/11, giá vàng trong nước bất ngờ đảo chiều, tăng mạnh. Trong đó, vàng SJC tăng 1 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 9999 cũng tăng mạnh trở lại.
Xem thêm
Phiên bản di động