Doanh nghiệp chủ động tìm cơ hội trong thách thức

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều cơ chế, chính sách, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, tiền điện, nước, viễn thông, lãi suất và vốn đã được các cấp có thẩm quyền ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Đặc biệt, sự hỗ trợ của Chính phủ là nguồn lực đáng kể giúp doanh nghiệp vượt khó khăn và duy trì tăng trưởng.
Đồng hành với doanh nghiệp và đoàn viên vượt dịch Covid-19 Doanh nghiệp thời đại dịch Covid-19: Cơ hội trong thách thức

Khẳng định bản lĩnh của những nhà quản trị doanh nghiệp

Tại Diễn đàn kinh tế trực tuyến “Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19”, ông Tô Hoài Nam - Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, cộng đồng doanh nghiệp vừa trải qua một năm rưỡi bấp bênh, chịu nhiều áp lực. Dịch bệnh lần thứ 4 tác động đến doanh thu của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp giảm nguồn thu do không bán được hàng; đứt gẫy các nguồn cung ứng nguyên liệu; thiếu nguồn lao động do chính sách giãn cách xã hội; nhiều đơn hàng bị hủy; quy mô sản xuất giảm cộng với hạn chế quy mô về tích lũy vốn không bền vững; trong khi đó cũng có những nơi thừa nguồn lao động gây áp lực lên tiền lương… tất cả tạo nên một sự bấp bênh cho doanh nghiệp trong suốt thời gian dài.

Doanh nghiệp chủ động tìm cơ hội trong thách thức
Doanh nghiệp luôn thực hiện nghiêm quy tắc phòng, chống dịch (Ảnh minh họa)

“Nhiều dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang bị đuối sức, điều đó thể hiện ở con số doanh nghiệp rút lui ra khỏi thị trường. Mặc dù đây là nguyên nhân khách quan do dịch bệnh, nhưng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ - lực lượng có quy mô hoạt động hạn chế về vốn, thì chịu tác động mạnh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cái khó khăn lớn nhất chính là chính sách giãn cách xã hội khiến cho doanh nghiệp không thể thông thương, tác động đến toàn bộ đời sống của doanh nghiệp, của người dân và tác động trực tiếp đến thị trường.

Thời gian qua, Chính phủ đã kịp thời ban hành hàng loạt chính sách. Theo khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, khoảng 70% doanh nghiệp hài lòng với các chính sách này, tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp được thụ hưởng lại thấp hơn nhiều, do khoảng trống giữa chính sách và thực thi”, ông Nam cho biết.

Cùng quan điểm với những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt như ông Nam phân tích, ông Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân bổ sung: “Doanh nghiệp đang khó khăn, dù không hoạt động, vẫn phải đóng khoản thuế, như tiền thuê đất, nếu không miễn, giãn, hoãn thuế, sẽ vô hình chung khoác gánh nặng lên cho doanh nghiệp. Hoặc doanh nghiệp đang cố gắng, nỗ lực để tái khởi động kinh doanh, duy trì hoạt động kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động nhưng có một chút thu nhập, nếu bị thu thuế ngay, doanh nghiệp không có nguồn để bù đắp lại khoản chi phí phải tăng lên. Việc giãn hoãn giảm nguồn thu ngân sách, sẽ giúp giảm đi những khó khăn cho doanh nghiệp”.

Tuy nhiên, ông Cường cũng cho rằng, khó khăn rất lớn, nhưng chính đại dịch tạo ra môi trường để khẳng định bản lĩnh của những nhà quản trị doanh nghiệp. Họ thực sự sáng tạo, quyết đoán nhanh hơn với những thay đổi không lường trước của diễn biến dịch bệnh. Từ đó, chớp nhanh cơ hội, thời cơ, tạo thành quả cho nền kinh tế.

Chen chân được vào những chỗ “đứt gãy”

Từ đầu năm 2021 đến nay, hàng loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp tục được Chính phủ và Bộ Tài chính thực hiện. Bộ Tài chính dự kiến các giải pháp này sẽ đạt khoảng 135.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp. Trong đó, chính sách giảm, hoãn thuế 27.500 tỷ đồng; gói an sinh xã hội 26.000 tỷ đồng; gói viễn thông 10.000 tỷ đồng; gói vắc xin 25.200 tỷ đồng; gói điện, nước, phí, chi phí chống dịch hàng chục nghìn tỷ đồng và gói giảm thuế tới đây khoảng 20.000 tỷ đồng.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Lê Xuân Trường - Trưởng Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính phân tích, với những doanh nghiệp vẫn đang hoạt động, vẫn có lợi nhuận, nhưng lợi nhuận giảm do tác động của Covid, thì việc hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp rất có ý nghĩa trong việc gia tăng nguồn thu nhập để doanh nghiệp tái đầu tư. Nhưng với những doanh nghiệp đang thua lỗ, nguy cơ đóng cửa, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không có giá trị. Có thể họ vẫn tiêu thụ được hàng hóa, vẫn cung ứng được dịch vụ nhưng chi phí đầu vào tăng, dẫn đến bị lỗ, thì chính sách thuế giá trị gia tăng mới phát huy tác dụng, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Hỗ trợ người nộp thuế (Tổng cục Thuế): Để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh, nhiều tỉnh/thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, đây là một trong những lý do cơ bản làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, kèm theo đó là ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, nhằm hỗ trợ người nộp thuế, các Cục thuế đã đẩy mạnh tuyên truyền trên trang web, các phương tiện thông tin đại chúng, các mạng xã hội... để chuyển tải nội dung chính sách thuế, hỗ trợ về thuế đến người nộp thuế. Tổng cục Thuế sẽ bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính để khi có chính sách mới sẽ thực hiện tuyên truyền và có giải pháp hỗ trợ một cách kịp thời đến người nộp thuế. Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã và đang thực hiện nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, với mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp, giảm thời gian, chi phí trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước.

Hiện đang đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng với một số lĩnh vực khó khăn nhất định. Hoặc với những doanh nghiệp gặp khó khăn, không cung cấp được dịch vụ, không có lợi nhuận, chính sách hỗ trợ thuế giá trị gia tăng không có tác dụng. Trong trường hợp này, chính sách hỗ trợ giảm tiền thuê đất hoặc gia hạn tiền thuê đất có ý nghĩa tích cực với doanh nghiệp. Hay đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn nên quy mô kinh doanh, thì việc giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân với hộ cá nhân kinh doanh lại có ý nghĩa.

Tuy nhiên, theo ông Lê Xuân Trường, trong bối cảnh dịch bệnh, không chỉ cộng đồng doanh nghiệp hay dân cư than khó, mà chính Nhà nước cũng hết sức khó khăn với những khoản chi tăng thêm do chi phòng ngừa dịch bệnh, chi phí mua vắc xin. Bản thân nền kinh tế bị ảnh hưởng của dịch bệnh tăng trưởng chậm lại, thì nguồn thu của thuế cũng giảm đi, áp lực cân đối ngân sách nhà nước rất lớn. Bởi vậy, nếu có sự đồng lòng, chia sẻ khó khăn, doanh nghiệp mới vượt qua được dịch bệnh và hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Tô Hoài Nam cũng cho rằng, chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ “góp phần” giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn chứ không thể đóng vai trò quyết định. Vấn đề chính vẫn là năng lực nội tại của doanh nghiệp và khả năng phục hồi của nền kinh tế. Xét về lâu dài, các chính sách hỗ trợ ngắn hạn khi khó khăn kết hợp với các chính sách dài hơi đã có sẵn sẽ bổ trợ cho nhau để mang đến nguồn lực tốt hơn cho doanh nghiệp.

Thời gian tới, bên cạnh sự chia sẻ, nỗ lực hỗ trợ của nhà nước, bản thân các doanh nghiệp cũng cần chủ động nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Các doanh nghiệp cần chuyển đổi hướng đầu tư, quy trình công nghệ để “chen chân” được vào những chỗ “đứt gãy” của chuỗi cung ứng, tránh phụ thuộc; nâng cao năng lực của doanh nghiệp để có thể chủ động tham gia vào thị trường thế giới.

Các chuyên gia cũng đánh giá, các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, tiền điện, nước, viễn thông, lãi suất và vốn nêu trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách, chắc chắn ngân sách sẽ hụt thu, nhưng giảm khó khăn cho doanh nghiệp vẫn là vấn đề cần thiết và được ưu tiên hàng đầu./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lịch thi đấu Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Lịch thi đấu Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 11/4 đến 22/4/2025 tại Sân vận động quận Hoàng Mai (đường Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Ban tổ chức đã xác định được 17 đội bóng tham gia tại 4 bảng đấu. Dưới đây là chi tiết lịch thi đấu.
Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 11, 12 thấp hơn năm trước

Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 11, 12 thấp hơn năm trước

Trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 11, 12 toàn Thành phố. Đề thi được cho là đảm bảo đúng cấu trúc và định dạng của đề thi tốt nghiệp THPT.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1/2025 vừa được Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố mới đây cho thấy thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các ngành kinh tế.
Báo chí Thủ đô cần tuyên truyền dễ nhớ, dễ hiểu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Báo chí Thủ đô cần tuyên truyền dễ nhớ, dễ hiểu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Sáng 9/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí tháng 4/2025. Đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy chủ trì hội nghị.
Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Cứ 5 năm một lần, vào dịp 9-11/3 Âm lịch, những người con làng Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm) lại nô nức trở về quê hương để tham dự Lễ hội bơi Đăm truyền thống. Lễ hội được tổ chức công phu, kỹ lưỡng không chỉ thu hút người dân trong và ngoài quận mà còn là điểm đến ưa thích của du khách thập phương.
Trao hỗ trợ kinh phí xây, sửa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Chương Mỹ

Trao hỗ trợ kinh phí xây, sửa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Chương Mỹ

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, LĐLĐ huyện Chương Mỹ vừa tổ chức trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Nguyễn Thị Năm - Giáo viên Trường Mầm non xã Hoàng Diệu.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu tại buổi gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tin khác

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để ứng dụng và phổ biến AI hơn nữa trong sản xuất, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức và đòi hỏi sự chuyển biến đồng bộ hơn nữa.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Trong trả lời tới cử tri Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, dự án (DA) Nhà máy xi măng Mỹ Đức thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội không thực hiện được. Lý do, DA được thực hiện dựa trên Quy hoạch 1488. Nay quy hoạch bị bãi bỏ cũng đồng nghĩa với DA Nhà máy Xi măng Mỹ Đức không thể thực hiện được.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - dự án Luật đang được các doanh nghiệp chịu tác động rất quan tâm.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính CTCP Tập đoàn DEKKO

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính CTCP Tập đoàn DEKKO

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo đã ra quyết định xử phạt hành chính Công ty cổ phần Tập đoàn DEKKO, mức tiền phạt 92,5 triệu đồng do hành vi không báo cáo tình hình tài chính, thông tin liên quan trái phiếu của công ty.
Công ty Phát Đạt lên tiếng về việc 2 cá nhân thao túng cổ phiếu PDR

Công ty Phát Đạt lên tiếng về việc 2 cá nhân thao túng cổ phiếu PDR

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) khẳng định không liên quan đến các hoạt động thao túng giá chứng khoán.
Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực

Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực

Một trong những khó khăn mà doanh nghiệp tư nhân gặp phải hiện nay chính là nguồn vốn để đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào ngân hàng thì sẽ không đủ và chắc chắn với tính chất vốn của ngân hàng cũng không thể đảm đương được tất cả nhu cầu vốn.
Xem thêm
Phiên bản di động