Doanh nghiệp bất động sản ồ ạt mua lại trái phiếu

Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản vừa chi cả nghìn tỷ mua lại trước hạn giá trị đang lưu hành của lô trái phiếu. Tuy nhiên, áp lực trả nợ trái phiếu sẽ gia tăng dần và đạt đỉnh vào quý III /2025 với lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn lên tới khoảng 70.000 tỷ đồng, gấp khoảng 1,6 lần so với cùng kỳ.
Cả năm 2024 Bamboo Capital đạt 844,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế Dù doanh thu cải thiện nhưng Tập đoàn Novaland vẫn báo lỗ hơn 6.400 tỷ đồng Năm 2025 nên đầu tư vào lĩnh vực nào để sinh lời cao?

Chi nghìn tỷ mua lại trước hạn

Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Hải Phát (Hải Phát Land) vừa chi 390 tỷ đồng, mua lại trước hạn toàn bộ giá trị đang lưu hành của lô trái phiếu mã HPLCH2124001. Lô trái phiếu này phát hành ngày 1/9/2021, giá trị phát hành 400 tỷ đồng.

Ban đầu lô trái phiếu này có kỳ hạn 3 năm, nhưng đến tháng 2/2024, Hải Phát Land đã được trái chủ chấp thuận kéo dài thời hạn thành 5 năm, đồng thời điều chỉnh lãi suất trái phiếu. Với việc tất toán lô trái phiếu này, Hải Phát Land không còn ghi nhận dư nợ trái phiếu.

Doanh nghiệp bất động sản chạy đua mua lại trái phiếu ảnh 1
Công ty CP Đầu tư Nam Long vừa chi ngàn tỷ mua lại trước hạn 2 lô trái phiếu.

Tương tự, Công ty CP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG) công bố thông tin về kết quả mua lại trái phiếu trước hạn. Theo đó, ngày 25/12/2024, NLG mua lại toàn bộ 500 tỷ đồng lô trái phiếu NLGH2229001 và 500 tỷ đồng lô trái phiếu NLGH2229002. Cả 2 lô trái phiếu trên đều được phát hành vào năm 2022, kỳ hạn 7 năm.

Trước đó, ngày 28/11/2024, Nam Long phát hành 10.000 trái phiếu mã NLGB2427004, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, tương đương giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, sẽ được đảm bảo bằng tài sản sau ngày phát hành và xác lập nghĩa vụ nợ trực tiếp của Đầu tư Nam Long.

Với số tiền huy động được từ đợt chào bán, Nam Long dự kiến sử dụng 500 tỷ đồng để thanh toán toàn bộ khoản gốc mua lại trước hạn của trái phiếu mã NLGH2229001 do công ty phát hành ngày 14/6/2022, đến hạn ngày 28/3/2029.

500 tỷ đồng còn lại dùng để thanh toán toàn bộ khoản gốc mua lại trước hạn của trái phiếu mã NLGH2229002 do công ty phát hành ngày 13/12/2022, đến hạn ngày 28/3/2029. Thời gian dự kiến sử dụng vốn trong quý IV/2024 hoặc quý I/2025.

Tài sản bảo đảm của lô trái phiếu này là hơn 78,6 triệu cổ phần của Công ty CP Nam Long VCD. Giá trị số cổ phần này tại thời điểm thế chấp là hơn 2.000 tỷ đồng, tương đương 25.441 đồng/cổ phần, căn cứ vào Chứng thư thẩm định giá số 391/2024/39 do Công ty TNHH thẩm định giá IValue cấp ngày 23/10/2024.

Ngoài ra, tài sản bảo đảm còn có cổ phần Công ty CP Southgate, phần vốn góp Công ty TNHH Thành phố Waterfront Đồng Nai và các tài sản khác thuộc sở hữu của Đầu tư Nam Long hoặc của các bên thứ ba khác (nếu có) vào từng thời điểm theo quyết định của người có thẩm quyền theo quy định.

Doanh nghiệp bất động sản chạy đua mua lại trái phiếu ảnh 3
Sang năm 2025, hoạt động phát hành của ngành bất động sản được kỳ vọng sẽ trở nên sôi động hơn khi được tháo gỡ pháp lý.

Vào cuối năm 2024, Tập đoàn Novaland (mã chứng khoán: NVL) công bố mua lại trước hạn 5 lô trái phiếu, gồm NVL2020-03-140, NVL2020-03-190, NVL2020-03-240, NVL2020-03-480 và NVL2020-03-500 với tổng giá trị mua lại là 1.550 tỷ đồng. Các lô trái phiếu trên phát hành hồi tháng 7 - 8/2020 với kỳ hạn 60 tháng, thời gian đáo hạn theo kế hoạch là tháng 7 - 8/2025.

Áp lực lớn trong năm nay

Theo thống kê của Công ty Chứng khoán MBS, tổng giá trị phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản đạt hơn 86.200 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Lãi suất bình quân gia quyền của trái phiếu bất động sản ở mức 10,6%/năm, kỳ hạn bình quân là 3 năm. Các doanh nghiệp phát hành giá trị lớn nhất, gồm Công ty CP Vinhomes (20.500 tỷ đồng), Tập đoàn Vingroup (10.000 tỷ đồng) và Công ty TNHH Dịch vụ thương mại tổng hợp An Thịnh (7.000 tỷ đồng).

Trong năm 2024, khoảng 214.700 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đã được mua lại trước hạn, giảm 14% so với cùng kỳ. Áp lực đáo hạn là mối quan tâm lớn trong năm 2025. Tính đến hết tháng 12/2024, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp chậm các nghĩa vụ thanh toán ước khoảng 205.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của toàn thị trường, trong đó nhóm ngành bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 69% giá trị chậm trả.

MBS ước tính khoảng 177.300 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong năm 2025, tăng 9% so với năm 2024. Đáng chú ý, việc nghị định 08/2023/NĐ-CP quy định về việc giới hạn gia hạn trái phiếu tối đa 2 năm, sẽ dẫn đến khối lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn kể từ quý II/2025. Theo đó, áp lực đáo hạn sẽ gia tăng dần và đạt đỉnh vào quý III/2025 với lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn lên tới khoảng 70.000 tỷ đồng, gấp khoảng 1,6 lần so với cùng kỳ.

Trong khi đó, VIS Rating kỳ vọng rủi ro tái cấp vốn sẽ thấp hơn so với các năm trước, nhờ các chủ đầu tư dần khôi phục khả năng tiếp cận nguồn tài chính mới từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước, được hỗ trợ bởi các cải cách pháp lý và quy định mới được ban hành.

“Khẩu vị tín dụng từ các ngân hàng đã cải thiện, thanh khoản của ngân hàng vẫn ở mức đủ mạnh để thúc đẩy hoạt động cho vay. Đồng thời, tâm lý thị trường tích cực sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động M&A, thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với phát hành cổ phiếu mới. Tuy nhiên, những chủ đầu tư từng chậm trả gốc, lãi sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm nguồn tái cấp vốn để tránh bị chậm trả gốc, lãi trong những lần tới”, báo cáo của VIS Rating nêu.

Tuệ Lâm (t/h)

Nên xem

Nhiều khó khăn, thách thức trong phòng chống bệnh lao

Nhiều khó khăn, thách thức trong phòng chống bệnh lao

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực vượt bậc trong công tác phòng, chống bệnh lao, nhưng Việt Nam vẫn là một trong 30 quốc gia có gánh nặng lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Trong khi đó, nguồn lực tài chính, đặc biệt ngân sách quốc tế có xu hướng giảm dần, khiến công tác phòng chống bệnh lao gặp không ít khó khăn.
Doanh nghiệp lo ngại khó khăn khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp lo ngại khó khăn khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đưa ra 2 phương án tăng thuế đối với rượu, bia, trong đó có phương án tăng cao và liên tục đạt tới 100% cho tới năm 2030 (theo Phương án 2). Đồng thời, bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường hàm lượng trên 5g/100ml theo tiêu chuẩn Việt Nam vào đối tượng chịu thuế với thuế suất dự kiến là 10%.
Không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân

Không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân

Sáng 24/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025” tổ chức tổng kết, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
Hà Nội: Triển khai ngay phòng họp không giấy

Hà Nội: Triển khai ngay phòng họp không giấy

Ngày 24/3, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số các cơ quan Đảng, đoàn thể thành phố Hà Nội (Ban Chỉ đạo 204) tổ chức phiên họp thứ nhất. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong - Trưởng ban Chỉ đạo 204 chủ trì phiên họp.
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025

Ngành Du lịch Việt Nam đã khởi đầu năm 2025 với những tín hiệu tích cực. Trong bối cảnh ngành đang phấn đấu đạt mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế và 120 - 130 triệu lượt khách nội địa trong năm nay, kết quả 3 tháng đầu năm cho thấy sự tăng trưởng đáng khích lệ tại nhiều địa phương.
Hơn 100 hộ dân ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì được bàn giao về Sơn Tây

Hơn 100 hộ dân ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì được bàn giao về Sơn Tây

Mới đây, tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã Vân Hòa, UBND huyện Ba Vì đã tổ chức bàn giao hộ dân, nhân khẩu thôn Xuân Hòa, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì về thị xã Sơn Tây quản lý theo địa giới hành chính.
Nghiên cứu mở rộng, tăng làn xe cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Nghiên cứu mở rộng, tăng làn xe cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Dự kiến, tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ được mở rộng lên quy mô 10 - 12 làn xe theo phương thức PPP (đối tác công tư).

Tin khác

Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực

Doanh nghiệp tư nhân đổi mới sáng tạo: Cần hỗ trợ từ nhiều nguồn lực

Một trong những khó khăn mà doanh nghiệp tư nhân gặp phải hiện nay chính là nguồn vốn để đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào ngân hàng thì sẽ không đủ và chắc chắn với tính chất vốn của ngân hàng cũng không thể đảm đương được tất cả nhu cầu vốn.
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút vốn FDI

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút vốn FDI

Nhận định vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế, thành phố Hà Nội đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để có thể thu hút được các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI, theo các chuyên gia, Hà Nội cần tiếp tục chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp cận công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp...
Chính thức giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Chính thức giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sau hơn 6 năm hoạt động, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính thức được giải thể theo Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ. Chức năng quản lý vốn nhà nước được chuyển giao về Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan.
Giải pháp nào để cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp tư nhân?

Giải pháp nào để cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp tư nhân?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã và đang triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), nhằm tăng năng lực cạnh tranh và tận dụng cơ hội trong kỷ nguyên mới.
Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nữ làm chủ

Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nữ làm chủ

Trong xu thế hội nhập sâu rộng hiện nay, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua thương mại điện tử là một yêu cầu cấp thiết. Các cam kết về thương mại điện tử được quy định trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) mở ra nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nữ làm chủ mở rộng thị trường, nâng cao năng lực xuất khẩu và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
562 doanh nghiệp đạt chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2025

562 doanh nghiệp đạt chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2025

Theo thông tin từ Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Lễ công bố hàng Việt Nam chất lượng cao 2025 với chủ đề “Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao - Hành trình phát triển bền vững” sẽ diễn ra ngày 25/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần: Bắt đầu từ giới trẻ

Thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần: Bắt đầu từ giới trẻ

Nhựa dùng một lần (SUPs) đã trở thành một phần khó thay đổi trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, cùng với sự tiện lợi, SUPs gây ra những tác động nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người. Từ ô nhiễm đất, nước, đến ảnh hưởng chuỗi thức ăn, rác thải nhựa trở thành bài toán khó giải trên toàn cầu.
ERA GROUP ra mắt Gemsocial, nền tảng chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp

ERA GROUP ra mắt Gemsocial, nền tảng chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp

Ngày 17/3, Công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông ERA (ERA GROUP) chính thức ra mắt sản phẩm Gemsocial, nền tảng chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam tiếp tục bị xử phạt

Tập đoàn Dệt May Việt Nam tiếp tục bị xử phạt

Mới đây, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex - mã chứng khoán: VGT), có trụ sở chính tại 25 Bà Triệu, phường Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã công bố thông trên trang thông tin điện tử của Tập đoàn về việc bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Khơi thông các "điểm nghẽn" để  kinh tế tư nhân phát triển

Khơi thông các "điểm nghẽn" để kinh tế tư nhân phát triển

Kinh tế tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, đặc biệt lực lượng doanh nghiệp tư nhân đã góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi “diện mạo” đất nước, tạo dấu ấn, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Xem thêm
Phiên bản di động