Đoàn Luật sư Hà Nội tổ chức Tuần tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí
Quan tâm trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị mồ côi do đại dịch Covid-19 Cần sửa luật để tạo thuận lợi cho công tác phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý |
Tuần tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí được tổ chức từ ngày 4/10 đến 10/10, tại các tổ chức hành nghề luật sư và trụ sở Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. Trong đó, tập trung cao điểm vào 2 ngày 9 và 10/10 với các bàn tư vấn trực tiếp tại trụ sở Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội (địa chỉ tại tầng 19, Tòa nhà Văn phòng, số 713 đường Lạc Long Quân, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Theo đó, người dân và doanh nghiệp có nhu cầu có thể liên hệ với các tổ chức hành nghề luật sư, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trong thời gian nêu trên để được hỗ trợ, tư vấn pháp luật miễn phí.
|
Bên cạnh đó, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021 (9/11), như thường lệ hàng năm, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cũng đang tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Mới đây, Đoàn đã tổ chức cho 65 luật sư thành viên tư vấn pháp luật trực tuyến về “Phòng, chống bạo lực học đường” cho gần 2.000 học sinh của Trường Trung học phổ thông Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội) tại 12 điểm cầu.
Các luật sư đã giới thiệu cho các em học sinh chuyên đề pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường, chỉ ra những vi phạm, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường. Qua đó, giúp các em học sinh hiểu thêm bạo lực học đường không chỉ là những vụ xích mích, bắt nạt giữa học trò với nhau, mà còn là tình trạng học trò vô lễ, dám tấn công cả thầy, cô giáo khi bị kỷ luật, nhắc nhở và hướng dẫn các em nhận thức hậu quả pháp lý của bạo lực học đường.
Từ đó, hướng dẫn, cùng các em học sinh phân tích, đưa ra các phương án xử lý trong các tình huống như: Khi bị bao vây, đánh hội đồng; khi bị khống chế bằng vũ khí yêu cầu đưa tiền, điện thoại; khi 1 mình đi thang máy cùng người có ý định quấy rối tình dục, tấn công tình dục; khi bị bắt nạt, vu khống, nói xấu trên mạng xã hội…
Các luật sư đã chỉ ra những hệ lụy và những bài học đắt giá từ bạo lực học đường trong học sinh nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho các em. Buổi nói chuyện với nội dung gần gũi, nhiều ví dụ và hình ảnh minh họa thực tế đã giúp các em thêm hiểu biết pháp luật, từ đó biết cách điều chỉnh hành vi để không vi phạm pháp luật…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20