Đô thị ven sông Hồng: Cụ thể hóa "giấc mơ Xanh"
Đánh thức tiềm năng “thành phố sông Hồng” Phía Đông Hà Nội sẽ sớm là một vùng đô thị sầm uất Thực hiện các giải pháp khắc phục tồn tại trong công tác quy hoạch |
Định hướng về trục xanh trung tâm
Theo Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, các nghiên cứu trước đây về khu vực sông Hồng chưa thực sự đồng bộ dẫn đến các phương án đề xuất còn thiếu liên kết về các chức năng sử dụng đất, hệ thống giao thông, các phương án thoát nước và cơ sở xử lý nước thải.
Từ đó Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu khu vực hành lang 2 bên sông Hồng như một thực thể gắn liền với các khu vực phát triển đô thị bên trong đê như một thực thể thống nhất không thể tách rời của đô thị.
Đồng thời, coi đê sông Hồng như một phần của cảnh quan, không phải là yếu tố chia cắt cảnh quan khu vực như hiện nay. Nghiên cứu đề xuất cơ quan chức năng có các quy định phù hợp để hỗ trợ chính quyền địa phương quản lý xây dựng đô thị tốt hơn, bổ sung các quy định để người dân có thể hoàn thiện xây dựng nhà ở hợp pháp để cải thiện hình ảnh đô thị trong các khu vực dân cư hiện hữu. Có thể xây dựng các tiện ích hạ tầng xã hội thiết yếu như nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tổng quan quy hoạch sông Hồng. |
Để hấp dẫn người dân đến với khu vực sông Hồng, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đề xuất nghiên cứu ưu tiên các giải pháp để người dân có thể tiếp cận tối đa, tương tác với mặt nước. Bổ sung các tiện ích công cộng đô thị, văn hóa, dịch vụ, bổ sung bóng mát dưới nhiều hình thức để người dân có thể tiếp cận gần hơn và ở lại lâu hơn với mặt nước sông Hồng.
Xây dựng các tuyến xe đạp, đường chạy bộ, đường dạo kết hợp với các tiện ích thể thao để đa dạng hóa các hoạt động liên quan đến dòng sông; cải tạo xây dựng các bãi nổi thành các công viên chuyên đề để tạo điểm nhấn hình ảnh đô thị.
Phát triển khai thác giao thông đường thủy nội địa hình thành hệ thống cảng hàng hóa kết hợp dịch vụ logistic tạo động lực phát triển kinh tế cho khu vực sông Hồng. Phát triển hệ thống cảng hành khách kết hợp các khu vực dịch vụ, các cụm trung tâm công cộng, kinh tế, thương mại, đầu mối giao thông công cộng liên kết với khu vực nội đô và kết nối 2 bên bờ sông tạo thành các điểm đột phá trong hình thức sử dụng bãi sông làm hạt nhân phát triển cho cả khu vực. Nghiên cứu hệ thống các cửa khẩu qua đê gắn kết với các trục giao thông vào thành phố.
Chốt lại các vấn đề trọng tâm
Thời gian tới, Thành phố Hà Nội sẽ lồng ghép, cụ thể hoá các quy định, định hướng, quan điểm, mục tiêu phát triển kiến trúc Việt Nam vào công tác quy hoạch (Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; các quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch phân khu đô thị, khu chức năng, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị riêng… và đặc biệt là các quy chế quản lý kiến trúc đô thị và điểm dân cư nông thôn).
Trong đó, tại khu vực đô thị trung tâm và các khu vực quan trọng, Thành phố sẽ tăng cường tổ chức thi tuyến kiến trúc trong nước, quốc tế để tìm kiếm, lựa chọn, xây dựng các công trình kiến trúc đẹp, có quy mô lớn, mang ý nghĩa biểu trưng, biểu tượng của Thủ đô và quốc gia.
Thành phố sẽ tạo lập các hành lang xanh, không gian cây xanh... phục vụ các hoạt động công cộng đô thị. Bảo tồn và tận dụng các khu vực cảnh quan đẹp của Thành phố, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, cải thiện môi trường tự nhiên, thúc đẩy phát triển bền vững, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo phù hợp với các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.
Phối cảnh cầu Trần Hưng Đạo nối hai bờ sông Hồng. |
Được biết, ngoài việc quy hoạch lại hai bờ sông Hồng, thành phố Hà Nội cũng duy trì, gìn giữ và khai thác phát triển cảnh quan dọc hai bên sông Nhuệ. Nghiên cứu hình thành các nêm xanh kết nối từ vùng xanh sông Đáy - sông Tích với vành đai xanh sông Nhuệ - sông Tô Lịch.
Duy trì, gìn giữ và khẳng định vành đai xanh để kiểm soát xu hướng phát triển lan tỏa của đô thị trung tâm với khu vực giáp ranh. Hình thành các trục động lực kết nối trung tâm Thành phố về phía Tây và kết nối với sân bay quốc tế Nội Bài về phía Bắc.
Tập trung kiểm soát phát triển khu vực nội đô, di chuyển các cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo cấp đại học, cơ sở y tế, bệnh viện gây ô nhiễm, từng bước di chuyển công sở (không phục vụ trực tiếp cho người dân Thủ đô), dành quỹ đất này để phát triển hệ thống hạ tầng xã hội (trường học, nhà trẻ, công cộng, văn hóa, cây xanh...).
Khai thác, tổ chức hệ thống bãi đỗ xe tĩnh theo hướng hạ ngầm hoặc cao tầng kết hợp cây xanh vui chơi giải trí thể dục thể thao, phần còn lại khai thác phát triển các cơ sở lưu trú, thương mại, dịch vụ phục vụ du lịch.
Việc cải tạo xây dựng lại các khu tập thể cũ, chung cư cũ sẽ theo hướng nâng cao tầng, giảm mật độ xây dựng, đảm bảo nâng cao điều kiện sống cho người dân, ưu tiên khai thác thêm quỹ đất, sàn cho hệ thống thương mại dịch vụ…
Thành phố sẽ ban hành các quy định, quy chế kiểm soát cho từng khu vực đặc thù như: khu phố cổ, phố cũ, khu vực xung quanh Hồ Tây, chung cư cũ, dọc những tuyến đường chính, dọc sông, hồ, làng xóm đô thị hoá…; quy định đặc kiểm soát bảo vệ, phát huy công trình kiến trúc có giá trị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13