Đô thị Hà Nội hiện đại đang chuyển mình

(LĐTĐ) Trong hành trình đầy tự hào của thời kỳ xây dựng và phát triển, nhìn lại 16 năm thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội khoá XII, gắn với thực hiện Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội đã phát triển toàn diện cả bề rộng lẫn chiều sâu, thay đổi lớn lao từ tầm vóc, diện mạo, quy mô đến nhịp độ cuộc sống. Trong hành trình đó, cùng với sự tham gia của cả bộ máy chính trị không thể không nhắc đến vai trò của người dân cùng những đóng góp, phấn đấu của đoàn viên, người lao động trên từng công trình dấu ấn.
Tận dụng nguồn lực đất đai để phát triển đô thị Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp

Từng bước chuyển mình

Hà Nội đang trải qua những ngày nắng nóng, nhưng trên công trường các gói thầu dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đoạn qua Hà Nội, các kỹ sư và công nhân vẫn nỗ lực “vượt nắng, thắng mưa”, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ dự án. Đây cũng là hình ảnh chung của hàng chục, hàng trăm công trình đã và đang được xây dựng để góp phần mang đến diện mạo mới cho Thủ đô. Với tốc độ phát triển nhanh chóng, hạ tầng đô thị ngày càng hiện đại, Thủ đô Hà Nội đang chuyển mình mạnh mẽ để phấn đấu ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Chỉ trong vòng vài năm, nhiều dự án khu đô thị mới được xây dựng đồng bộ, văn minh, hiện đại như: Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, Mỹ Đình, Vinhomes Smart City... về phía Tây; Việt Hưng, Vinhomes River side, Vin City Ocean Park... về phía Đông; Linh Đàm, Garmuda... về phía Nam; Ciputra, Tây Hồ Tây, khu Ngoại giao đoàn... ở phía Bắc, đem lại không gian phát triển đô thị mở rộng và hiện đại hơn.

Theo Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam Đào Ngọc Nghiêm, sự hiện diện của các khu đô thị mới ở Hà Nội không chỉ góp phần tích cực vào việc giải quyết căn bản nhu cầu nhà ở, sinh hoạt của người dân mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tạo nên những không gian sống tốt hơn nhằm phục vụ nhu cầu hưởng thụ cuộc sống ngày càng cao của người dân.

Cùng với việc đồng bộ hóa hạ tầng đô thị trong khu vực nội đô, Thành phố cũng đang tập trung đầu tư, chuẩn bị các điều kiện để xây dựng các huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận; tiếp tục đẩy mạnh phát triển vùng đô thị mở rộng lên phía Bắc với một số dự án: Thành phố thông minh Bắc Hà Nội, công viên Kim Quy, Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc gia, triển khai Khu tổ hợp thương mại quy mô lớn Outlet, kêu gọi đầu tư phát triển khu vực hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài... và đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ để dần xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố thông minh trong tương lai gần.

Thời gian tới, Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị, đa cực, đa trung tâm, gồm: Đô thị trung tâm (gồm: Đô thị phía nam sông Hồng; Đô thị Long Biên, Gia Lâm); Thành phố phía Bắc (gồm các huyện: Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Thành phố phía Tây (gồm: Đô thị vệ tinh Hòa Lạc, thị trấn Xuân Mai), các Đô thị vệ tinh Sơn Tây, Phú Xuyên; Thị trấn sinh thái và thị trấn. Hệ thống đô thị được phân cách bằng hành lang xanh, liên kết bằng hệ thống giao thông vành đai, hướng tâm... Đồ án cũng điều chỉnh, bổ sung các tuyến cao tốc đô thị, đường sắt trên cao, đường trục đô thị kết nối đô thị trung tâm với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và cảng hàng không thứ 2 (dự kiến nâng cấp, điều chỉnh hướng tuyến đường trục phía nam, đường Ngọc Hồi - Phú Xuyên thành cao tốc đô thị kết nối); bổ sung, tăng cường khả năng kết nối giao thông qua các sông lớn (bổ sung thêm các cầu đường bộ, cầu đường sắt đô thị kết hợp đi riêng hoặc đi chung với cầu qua sông Hồng, sông Đuống, sông Đà)...

Song song với các khu đô thị, nhiều trung tâm thương mại, khu vui chơi phục vụ nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân cũng mọc lên, như: Trung tâm thương mại Vincom, Trung tâm thương mại Big C, Trung tâm mua sắm Aeon Mall, Thiên đường Bảo Sơn… Hiện Thành phố cũng đang tập trung đầu tư, chuẩn bị các điều kiện để xây dựng các huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận; tiếp tục đẩy mạnh phát triển vùng đô thị mở rộng lên phía Bắc với một số dự án, như: Thành phố thông minh Bắc Hà Nội, Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc gia, Khu tổ hợp thương mại quy mô lớn Outlet, phát triển khu vực hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài... và đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ để dần xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố thông minh trong tương lai gần.

Để đem đến thêm những không gian vui chơi, sinh hoạt văn hóa, giải trí cho người dân, trong thời gian qua, Thành phố đã nghiên cứu xây dựng, từng bước đưa vào các không gian, tuyến phố đi bộ: Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, Trần Nhân Tông kết nối với hồ Thiền Quang, Công viên Thống Nhất; Trịnh Công Sơn, thành cổ Sơn Tây... Việc đưa vào hoạt động các không gian, tuyến phố đi bộ được các chuyên gia quy hoạch đô thị đánh giá cao khi Hà Nội đang thiếu hụt điểm vui chơi sau quá trình tập trung phát triển các dự án nhà ở... Trong đó, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã đoạt giải xuất sắc Giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ nhất do Hội Quy hoạch đô thị phát triển đô thị Việt Nam tổ chức năm 2019.

Ngoài ra, từ năm 2016 đến nay, Hà Nội đã tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cây xanh, mặt nước. Cùng với chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh đô thị giai đoạn 2016 - 2020; 500.000 cây xanh đô thị giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đã thực hiện rà soát trồng mới, cải tạo, chỉnh trang, trồng bổ sung thay thế cây xanh tạo không gian, cảnh quan xanh. Thành phố đang triển khai 4 dự án nước sạch, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của 100% dân cư đô thị và mở rộng cấp nước cho khu vực nông thôn. Hạ tầng thoát nước được đầu tư, góp phần hạn chế úng ngập cục bộ kéo dài và đáp ứng tưới tiêu phát triển nông nghiệp...

Công tác khắc phục tình trạng ô nhiễm, bảo đảm vệ sinh môi trường có chuyển biến; tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt khu vực nội thành, chất thải y tế đạt 100%; tiếp tục thực hiện kế hoạch di dời các cơ sở công nghiệp không phù hợp quy hoạch, cơ sở ô nhiễm ra khỏi khu vực đô thị.

Xây dựng thành phố “không dây” an toàn, văn minh, Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị viễn thông, điện lực thực hiện hạ ngầm đường dây điện, cáp viễn thông đi nổi. Theo đó, hàng loạt “mạng nhện” gây mất mỹ quan đô thị trên nhiều tuyến phố đã dần được thanh thải, xóa bỏ. Các tuyến phố sau khi được “xóa rác trời”, thực hiện chỉnh trang hè phố, kết hợp trồng cây xanh... mang đến bộ mặt đô thị ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp và văn minh hơn.

Thành phố cũng đặt mục tiêu đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trên cao, đường sắt đô thị nổi và ngầm, các công trình ngầm gắn với khả năng kết nối đồng bộ giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng; phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đường Vành đai 4 và xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2027. Thành phố cũng sẽ đầu tư, xây dựng phát triển đô thị, hoàn chỉnh mô hình cấu trúc phát triển Thủ đô; phấn đấu đến năm 2025 có 3 đến 5 huyện phát triển thành quận; đến năm 2030 có thêm 1 đến 2 huyện phát triển thành quận. Thành phố nỗ lực khai thác hiệu quả và bền vững các công trình văn hóa, lịch sử, các không gian công cộng; gắn với bảo tồn, phát huy giá trị cảnh quan, lịch sử, bảo tồn không gian lịch sử văn hóa, truyền thống và cảnh quan, xanh, sạch, đẹp và khang trang tại khu vực nội đô lịch sử; nâng cao chất lượng dịch vụ đô thị, quản lý và xử lý hiệu quả các vấn đề về nhà ở đô thị, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, trật tự và an toàn giao thông, xử lý chất thải, nước thải và bảo đảm vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị...

Mục tiêu “xanh - thông minh - bền vững”

Nhằm sớm hoàn thành các chỉ tiêu phát triển đô thị, tại Kế hoạch số 216/KH-UBND, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa dự kiến đến năm 2025 đạt khoảng 60-62%, đến năm 2030 đạt khoảng 65-75%. Một số chỉ tiêu cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đô thị cũng được đặt ra, như đầu tư xây dựng 2-3 khu đô thị mới theo định hướng đô thị thông minh; đến năm 2030, có 3-5 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế.

Động lực để Hà Nội thực hiện các chỉ tiêu vượt trội này là việc Thành phố đang đứng trước cơ hội hiếm có khi Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với mong muốn tạo ra khuôn khổ pháp lý mang tính chất vượt trội, đặc thù để phát triển Thủ đô và đang xem xét cho ý kiến đối với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Trong đó, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đến năm 2030, Hà Nội là Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xanh, thông minh, ngang tầm với thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Các nội dung đề xuất, phương án phát triển trong Quy hoạch Thủ đô tập trung xoay quanh 5 trụ cột phát triển gồm: Văn hóa, con người và di sản nghìn năm văn hiến; phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; hạ tầng kết nối đồng bộ, hiện đại; xã hội số, đô thị thông minh; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt trong quá trình phát triển đã được các chuyên gia, nhà khoa học chỉ ra trong quá trình nghiên cứu tổ chức lập quy hoạch, Quy hoạch Thủ đô đã xác định được 4 khâu đột phá phát triển bao gồm: Thể chế và quản trị; kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và kết nối; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ, và đổi mới sáng tạo; đô thị, môi trường và cảnh quan. Quy hoạch Thủ đô đồng thời xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm gồm: Nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; nhiệm vụ về giao thông, phát triển đô thị, nông thôn; nhiệm vụ về kinh tế; nhiệm vụ về văn hóa xã hội; nhiệm vụ về an ninh, an toàn; nhiệm vụ về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực.

Về tổ chức không gian, Quy hoạch Thủ đô chú trọng đến việc tổ chức không gian phát triển hài hòa, hợp lý, hiệu quả, gắn kết chặt chẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với đô thị hóa, phát triển hài hòa đô thị và nông thôn. Trong đó, cấu trúc không gian phát triển của Thủ đô Hà Nội bao gồm: 5 không gian phát triển - 5 hành lang và vành đai kinh tế - 5 trục động lực - 5 vùng kinh tế - xã hội - 5 vùng đô thị. Thủ đô Hà Nội đóng vai trò là cực tăng trưởng của đất nước, trọng yếu trong tam giác động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Không gian đô thị sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị với đô thị trung tâm và các thành phố, các đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái. Mô hình thành phố trong Thủ đô được xây dựng với điều kiện đặc thù về mô hình quản trị, thể chế để trở thành khu vực động lực phát triển Thủ đô.

Để cụ thể hóa các yêu cầu này, tại Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, đơn vị tư vấn đã đề xuất mô hình thành phố trong Thủ đô, cụ thể là áp dụng mô hình “Thành phố trong Thủ đô” để tạo các cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho khu vực phía Tây (Hòa Lạc, Xuân Mai), phía Bắc (Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và dự kiến phía Nam (Phú Xuyên, Ứng Hòa), để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các khu chức năng về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, thương mại dịch vụ; logistics; thương mại quốc tế; tài chính... hình thành các động lực, trung tâm phát triển mới của Thủ đô Hà Nội. Theo từng giai đoạn phát triển, quy định về tiêu chuẩn đơn vị hành chính đô thị, đề xuất Quốc hội, Chính phủ thành lập các đơn vị hành chính cấp đô thị như thành phố, quận để có bộ máy quản lý hành chính phù hợp yêu cầu phát triển.

Có thể nói, các chương trình cải tạo, chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị Hà Nội thực hiện thời gian qua đang từng bước tăng tính hấp dẫn cho Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng, môi trường sống của người dân, hướng tới xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, phát triển bền vững. Thủ đô Hà Nội đã phát huy tốt những nguồn lực mới để đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài và bền vững. Tuy nhiên, Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ nên còn nhiều hệ lụy, thử thách, trong đó định hướng phát triển đô thị những năm tiếp theo, Thành phố sẽ triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội (điều chỉnh) đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065 cùng với Luật Thủ đô.

Với định hướng quy hoạch mạng lưới đường thủy, Hà Nội dự định bổ sung tuyến giao thông thủy phục vụ du lịch (du thuyền trên sông) hành trình văn hóa di sản từ Đền Hùng - Sơn Tây - Hoàng Thành - Cổ Loa - Phố Hiến. Cùng với đó, tại khu vực này, Thành phố nghiên cứu mô hình phát triển gắn kết với các đô thị vệ tinh, thành phố lân cận. Đây là khu vực cửa ngõ logistic phía đông kết nối các tỉnh, thành phố ven biển; nghiên cứu quy hoạch phát triển mới, đề xuất một số khu vực đô thị nén, mô hình TOD, liên kết không gian ngầm, công trình cao tầng, mật độ xây dựng thấp, tăng quy mô diện tích không gian xanh, tăng cường tiện ích đô thị.

Ở khu đô thị trung tâm, Hà Nội sẽ phục dựng, nâng tầm kiến trúc đặc thù “khu phố kiến trúc kiểu Pháp” gắn liền với các hoạt động kinh tế cốt lõi, trung tâm tài chính, thương mại quốc gia. Thành phố bảo tồn và phục dựng các giá trị của các công trình kiến trúc và các trục không gian đô thị có giá trị như: trục văn hóa biểu diễn Tràng Tiền - Nhà hát Lớn, Trục tài chính - ngân hàng Ngô Quyền, Trục thương mại - dịch vụ trung tâm Ga Hà Nội... nhằm xây dựng trung tâm kinh tế - tài chính - thương mại sầm uất nhất Thủ đô, khai thác giá trị di sản kết hợp tiềm năng kinh tế năng động sẵn có. Thành phố ưu tiên phát triển ngầm tại khu vực đô thị trung tâm như tuyến phố trung tâm thương mại ngầm dẫn từ nhà ga Hà Nội dọc phố Trần Hưng Đạo kết nối với trục không gian sông Hồng.

Có thể nói, Luật Thủ đô (sửa đổi) cùng các đồ án quy hoạch lớn của Thành phố đang được kỳ vọng sẽ tạo khuôn khổ pháp lý cho việc phân định khu vực bảo tồn đúng nghĩa, bảo vệ giá trị lịch sử về Thăng Long - Hà Nội hay các công trình kiến trúc quan trọng, có yếu tố lịch sử. Các khu vực còn lại sẽ được áp dụng mô hình đầu tư cải tạo theo hướng đô thị hiện đại, không để hiện trạng cải tạo, cơi nới tự phát; người dân tự xây dựng theo ý chí chủ quan, không theo tiêu chuẩn quy hoạch của đô thị lớn như hiện nay.

Trong đó, theo yêu cầu, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã cùng các sở ngành đang tập trung hoàn thiện quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; các đồ án thiết kế đô thị, quy hoạch chi tiết các khu vực không gian chức năng, hạ tầng quan trọng của thành phố; triển khai lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị, lập các quy chế, quy định quản lý quy hoạch và kiến trúc có liên quan… Thành phố cũng đã khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội và phối hợp chặt chẽ với các tỉnh liên quan, nỗ lực đưa dự án về đích đúng kế hoạch, mở ra các hướng kết nối, không gian mới phát triển kinh tế -xã hội, đô thị không chỉ cho Hà Nội mà cả Vùng Thủ đô.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai thác thương mại đoạn trên cao của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội trước ngày 28/7

Khai thác thương mại đoạn trên cao của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội trước ngày 28/7

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành các công việc, hoàn thiện các thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu công trình, bảo đảm đưa tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao vào khai thác thương mại trước ngày 28/7/2024, nhất định không lùi tiến độ hoàn thành.
Quyền và lợi ích khi người lao động vào tổ chức Công đoàn

Quyền và lợi ích khi người lao động vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm Lê Hoàng Thủy Vân nhấn mạnh, người lao động khi tham gia vào tổ chức Công đoàn được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm. Bên cạnh đó, được công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

(LĐTĐ) Là một trong những huyện đi đầu của thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế nông nghiệp, Đan Phượng đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng và nổi tiếng là địa phương có nhiều nông sản thương hiệu tốt. Để đạt được kết quả như vậy, nhiều năm qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng liên tục đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp, nâng cao nhận thức cho nông dân, đổi mới tư duy sản xuất từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
Nâng cao chất lượng hoạt động mô hình tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Nâng cao chất lượng hoạt động mô hình tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(LĐTĐ) Sáng 23/7, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Trì ra mắt mô hình “Thôn, Tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em” tại xã Thanh Liệt và tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về hôn nhân gia đình.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chuyển sinh hoạt về Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chuyển sinh hoạt về Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1101/NQ-UBTVQH15 ngày 19/7/2024 về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Thủ đô (sửa đổi)

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 gồm 7 chương và 54 điều, được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 28/6/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Công an Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Công an Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Dâng hương tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Công an Thủ đô

Tin khác

Khai thác thương mại đoạn trên cao của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội trước ngày 28/7

Khai thác thương mại đoạn trên cao của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội trước ngày 28/7

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành các công việc, hoàn thiện các thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu công trình, bảo đảm đưa tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao vào khai thác thương mại trước ngày 28/7/2024, nhất định không lùi tiến độ hoàn thành.
Đột phá phát triển từ hạ tầng giao thông

Đột phá phát triển từ hạ tầng giao thông

(LĐTĐ) Sau nhiều năm nỗ lực, đặc biệt từ khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội với quy mô, vị thế và điều kiện phát triển mới đã phát huy sức mạnh tổng hợp để phát triển nhanh, toàn diện và bền vững cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Các nguồn lực, thế mạnh của từng địa phương sau khi hợp nhất đã được khai thác, sử dụng có hiệu quả, trong đó nổi bật nhất phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng của lĩnh vực giao thông vận tải. Nhờ vậy, “bức tranh” tươi sáng với gam màu nổi bật là hàng loạt dự án giao thông quan trọng của Hà Nội đã đưa vào sử dụng, cùng nhiều dự án giao thông đang triển khai… Tất cả đã và đang góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và làm cho diện mạo hạ tầng giao thông Thủ đô ngày một hiện đại.
Hết "ma men", lại báo động tình trạng sử dụng ma túy khi lái xe

Hết "ma men", lại báo động tình trạng sử dụng ma túy khi lái xe

(LĐTĐ) Thời gian qua, các lực lượng chức năng Công an thành phố Hà Nội đã kiểm tra và phát hiện nhiều lái xe ô tô vi phạm Luật Giao thông. Trong đó, có không ít tài xế đã sử dụng ma túy, ma túy tổng hợp song vẫn lái xe tham gia giao thông.
Cấm ô tô rẽ trái từ Giải Phóng vào Kim Đồng giờ cao điểm

Cấm ô tô rẽ trái từ Giải Phóng vào Kim Đồng giờ cao điểm

(LĐTĐ) Nhằm phục vụ việc thi công các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn, Sở Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, tổ chức cấm ô tô (trừ xe buýt) từ Giải Phóng (hướng trung tâm thành phố đi Ngọc Hồi) rẽ trái vào Kim Đồng trong giờ cao điểm (từ 6h đến 9h và từ 16h đến 19h30).
Gỡ vướng cho hàng loạt dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn TP.HCM

Gỡ vướng cho hàng loạt dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa đề xuất các Bộ ngành liên quan tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc để các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Thành phố triển khai đạt hiệu quả.
Phát hiện tài xế chở hàng quá tải, dương tính với chất ma túy

Phát hiện tài xế chở hàng quá tải, dương tính với chất ma túy

(LĐTĐ) Ngày 21/7, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện và xử lý một người điều khiển ô tô tải chở hàng vượt quá trọng tải cho phép, đáng chú ý lái xe này còn dương tính với chất ma túy.
Nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, Ban Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát giao thông đã chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT). Tình hình TTATGT trên địa bàn Thủ đô tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả. Công tác phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông đã có nhiều chuyển biến rất rõ nét, không xảy ra ùn tắc cục bộ, kéo dài trên diện rộng; tình hình TTATGT được duy trì an toàn, ổn định.
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Xử lý gần 7.000 trường hợp vi phạm trong 6 tháng đầu năm

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Xử lý gần 7.000 trường hợp vi phạm trong 6 tháng đầu năm

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, bên cạnh việc kết hợp công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, Thanh tra Sở cũng triển khai nhiều giải pháp để nhằm đảm bảo tốt trật tự an toàn giao tông trên địa bàn Thành phố. Đáng chú ý, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã xử lý gần 7.000 trường hợp vi phạm.
Hà Nội: Không chấp hành hiệu lệnh, tài xế xe núp bóng xe hợp đồng bỏ chạy

Hà Nội: Không chấp hành hiệu lệnh, tài xế xe núp bóng xe hợp đồng bỏ chạy

(LĐTĐ) Trong lúc đang đi tuần tra địa bàn, Đội Thanh tra giao thông quận Hà Đông phát hiện chiếc xe ô tô 16 chỗ đang đón khách tại nơi cấm đỗ, khi ra hiệu lệnh kiểm tra hành chính, bất ngờ lái xe tăng ga bỏ chạy, sau đó tiếp tục cố thủ trong xe hơn 30 phút.
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Xem thêm
Phiên bản di động