Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thời tiết bất thường, cả nước đều nắng nóng gay gắt
Khả năng xảy ra nắng nóng diện rộng dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5 |
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, những ngày tới, đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng nắng nóng. Trong những ngày nghỉ lễ dịp 30/4, Bắc Bộ và các tỉnh miền Trung sẽ chịu tác động của hoàn lưu vùng áp thấp nóng phía Tây.
Với tác động của hoàn lưu vùng thấp nóng phía Tây giai đoạn từ ngày 26/4 đến khoảng ngày 30/4, ở khu vực Bắc Bộ, sẽ xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với mức nhiệt cao nhất trong ngày ở khu vực phía Tây Bắc Bộ từ 36 - 39 độ, có nơi trên 40 độ.
Khu vực phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội nhiệt độ từ 36 - 38 độ, có nơi trên 38 độ; riêng khu vực các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa - Phú Yên sẽ xảy ra nắng nóng gay gắt và nắng nóng đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ từ 37 - 40 độ, có nơi trên 40 độ.
Còn ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong giai đoạn từ 26-30/4 cũng xảy ra nắng nóng trên diện rộng với mức nhiệt từ 35 - 37 độ, có nơi trên 38 độ.
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thời tiết nắng nóng cả 3 miền. |
Dự báo khoảng sau ngày 30/4, trong 1, 2 ngày đầu tháng 5/2024, có một khối không khí lạnh yếu từ phía Bắc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ giai đoạn từ ngày 1 - 2/5 có khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại; ở miền Nam gió Tây Nam cũng có xu hướng xuất hiện, gây mưa dông; giai đoạn những ngày đầu tháng 5/2024 ở miền Bắc, miền Nam cần đề phòng với hiện tượng dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Dự báo xa hơn, từ nay cho đến tháng 6 (trọng tâm là tháng 5) là giai đoạn có sự chuyển biến thời tiết từ mùa lạnh sang mùa nóng, mùa khô sang mùa mưa ở Bắc Bộ nên các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm, đặc biệt ở vùng núi do tác động của địa hình có thể tạo ra các ổ mây đối lưu phát triển mạnh, hệ quả là gây ra các trận dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Thời gian dông, lốc, sét nhất là mưa đá và gió giật mạnh ở Bắc Bộ, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh thường xuất hiện vào chiều, chiều tối và đêm.
Để hạn chế tác động, kiến nghị người dân thường xuyên theo dõi các thông tin cảnh báo khí tượng thủy văn thông qua các kênh truyền hình, báo chí, cổng thông tin cảnh báo trực tuyến của cơ quan khí tượng thủy văn.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia. |
Trước đó, ở khu vực Bắc Bộ hay xuất hiện các trận mưa dông kèm mưa đá, đặc biệt từ khoảng 15h30 chiều ngày 24/4 đến khoảng 17h chiều cùng ngày ở khu vực phía Nam của tỉnh Sơn La, trọng tâm là huyện Vân Hồ, khu vực phía Tây huyện Mai Châu (Hòa Bình), đã xuất hiện một đợt mưa rào và dông mạnh, tại khu vực Vân Hồ, và huyện Mai Châu đã xảy ra mưa đá trên diện rộng gây thiệt hại về hoa màu, tài sản của người dân.
Lý giải nguyên nhân hiện tượng này, Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay đang trong giai đoạn chuyển mùa, thường xuyên có sự tranh chấp của các khối khí có đặc điểm khác nhau, khí quyển trở nên bất ổn định hơn nên mưa dông cũng xảy ra nhiều hơn so với các thời điểm khác trong năm, trong một số trường hợp ổ dông có đối lưu phát triển mạnh, thì ngoài việc gây ra mưa to có thể kèm theo hiện tượng mưa đá và gió giật mạnh.
Huyện Mai Châu đã xảy ra mưa đá trên diện rộng gây thiệt hại về hoa màu, tài sản của người dân (Ảnh: Trung tâm KTTV). |
Theo ông Hưởng, trường hợp mưa dông ngày 24/4 ở khu vực giữa Hòa Bình và Sơn La là một ví dụ điển hình, nguyên nhân là do ảnh hưởng rìa phía Nam của một khối không khí lạnh yếu, kết hợp với hoạt động một vùng hội tụ gió trên độ cao 1.500m được tạo ra bởi rìa phía Tây của lưỡi áp cao cận nhiệt đới (khối không khí biển lấn từ phía Đông vào), cộng thêm gió Tây Nam di chuyển từ vùng Thượng Lào sang, hội tụ ở khu vực dọc kinh tuyến 105, vì thế, từ chiều tối và đêm qua (23/4), ở khu vực Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa rào và dông mạnh.
Theo số liệu vệ tinh, ước tính nhiệt độ đỉnh mây đối lưu thời điểm dông ở mức - 81,2 độ C, đây là dấu hiệu cho thấy, tháp mây đối lưu phát triển rất dữ dội. Độ cao khối mây có thể trên 10km. Sự bột phát của những tháp mây như vậy thường xuất hiện vào giai đoạn giao mùa và gây ra dông lốc mạnh, hoặc mưa đá. Vùng mây phát triển mạnh dịch chuyển chậm nên gây ra mưa đá tập trung ở vùng giáp Sơn La, Hòa Bình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Diễn đàn “Công nhân với Đảng, Đảng với công nhân”: Nâng cao bản lĩnh chính trị và tự hào giai cấp
Mang Tết sớm đến với đoàn viên, người lao động huyện Thanh Trì
Đảm bảo tốt quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên, người lao động UDIC
Gia Lâm đón nhận quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo và công nhân lao động tại khu vực phía Nam
Hơn 230 triệu lượt khách đi xe buýt Transerco
Hà Nội: Tiếp tục thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị
Tin khác
Sau gần 2 tháng không có mưa, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc chất lượng không khí tiếp tục kém
Môi trường 14/01/2025 12:17
Chất lượng không khí ở Hà Nội đã được cải thiện
Môi trường 10/01/2025 10:06
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/1: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất 13 độ C
Môi trường 10/01/2025 06:12
Chi tiết hệ thống trạm bơm 550 tỷ đồng hồi sinh sông Tô Lịch
Môi trường 09/01/2025 07:46
Thời tiết ngày 9/1: Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội mưa rét
Môi trường 09/01/2025 07:14
Chất lượng không khí một số điểm tại Hà Nội ở mức xấu
Môi trường 08/01/2025 09:54
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 8/1: Có mưa vài nơi, trời rét
Môi trường 08/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 7/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác
Môi trường 07/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/1: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 06/01/2025 06:00
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/1: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất 13 độ C
Môi trường 05/01/2025 07:27