Điều chỉnh giá nước sinh hoạt: Đảm bảo hài hòa lợi ích các bên
Hơn 19 tỷ đồng cấp bù giá nước sinh hoạt cho 3 xã huyện Sóc Sơn Hài hòa lợi ích khi tăng giá nước sạch |
Xuất phát từ nhu cầu thực tế
Trước năm 2016, tổng công suất các nguồn cấp nước tập trung của Thành phố khoảng 900.000m3/ngày đêm; trong đó nguồn nước ngầm công suất khoảng 700.000m3/ngày đêm, nguồn nước mặt khoảng 200.000m3/ngày đêm. Nhiều chuyên gia về môi trường cho rằng, trong trường hợp khai thác quá mức nguồn nước ngầm sẽ dẫn đến việc hạ thấp mực nước, gây ra tình trạng sụt lún mặt đất, chất lượng nước ngầm suy giảm, ô nhiễm asen trong các tầng chứa nước; xâm nhập nước mặt ô nhiễm…gây hệ quả đến các công trình xây dựng, môi trường sống và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng dân cư.
Điều chỉnh giá nước sinh hoạt nhằm nâng cao năng lực cung ứng và đảm bảo chất lượng nước sạch đến người dân. |
Chính vì vậy, theo Quyết định số 554/QĐ-TTg ngày 6/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó quan điểm lập điều chỉnh quy hoạch là ưu tiên nguồn nước mặt, khai thác hợp lý tiến tới giảm khai thác nguồn nước ngầm. Trong đó, dự kiến khai thác nguồn nước ngầm giai đoạn đến năm 2025 là khoảng 615.000m3/ngày đêm; đến năm 2030 khoảng 504.00m3/ngày đêm và đến năm 2050 khoảng 413.000m3/ngày đêm.
Chỉ tính riêng tại thời điểm năm 2022, với 3 nhà máy sản xuất từ nguồn nước mặt thì công suất đạt 750.000m3/ngày đêm, chiếm 49% sản lượng nước sạch cung cấp cho Thành phố. Việc bổ sung nguồn nước mặt vào hệ thống cấp nước của các đơn vị lưu thông để cấp nước cho Thành phố đang được thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra. Tuy vậy, một vấn đề mới phát sinh, đó là khi thay nguồn nước mặt để bổ sung nguồn cấp cho các đơn vị và dần dần thay thế các nguồn giếng ngầm không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến giá thành sản xuất và lưu thông nước sạch tăng do chi phí sản xuất nước mặt cao hơn chi phí sản xuất nước ngầm. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, để thu hút doanh nghiệp tham gia sản xuất, cung cấp nước sạch thì việc tăng giá nước sạch là điều hợp lý góp phần hoàn thành các mục tiêu mà Đảng, Chính phủ và thành phố Hà Nội đã đặt ra. Bởi, nếu cứ giữ mức phí đã tồn tại cả chục năm nay, các doanh nghiệp sẽ không mặn mà và quay lưng với lĩnh vực này vì làm không đủ bù lỗ.
Cũng cần phải nói thêm, Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 về việc ban hành giá bán nước sinh hoạt trên địa bàn Thành phố và Quyết định số 39/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 về việc phê duyệt phương án giá tiêu thụ nước sạch không dùng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội đến nay đã thực hiện được 10 năm. Trong quá trình đó, tổng thể các chi phí cấu thành giá đều tăng. Đơn cử như tiền lương tối thiểu vùng tăng 99,14%, mức lương cơ sở tăng 29,56%; chi phí điện năng tăng 29,7%; các loại thuế, phí điều chỉnh tăng như: Thuế Tài nguyên khai thác nước ngầm tăng từ 3% đến 5%, chi phí thuế tài nguyên tăng 122,2%; chi phí dịch vụ môi trường rừng tăng 30%; từ năm 2017 các đơn vị phải bổ sung thuế khai thác tài nguyên nước theo quy định của Chính phủ.
Không tác động đến đời sống nhân dân
Được biết, theo phương án Sở Tài Chính Hà Nội trình UBND Thành phố điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt, giá nước 10m3 đầu tiên (hộ/tháng) từ 5.973 đồng/m3 hiện nay sẽ tăng lên 7.500 đồng/m3 từ tháng 7/2023 và lên 8.500 đồng/m3 vào năm 2024. Mức giá cao nhất với nước sinh hoạt trong năm 2024 sẽ là 27.000 đồng/m3 nếu sử dụng trên 30m3/hộ/tháng. Như vậy, theo nhu cầu tiêu dùng nước thực tế tại Hà Nội ở khu vực nội thành (10-16 m3/hộ/tháng) thì số tiền phải chi thêm: 15.000 - 26.000 đồng/tháng; ở khu vực nông thôn (6-8 m3/hộ/tháng) thì số tiền phải chi thêm 10.000 - 13.000 đồng/tháng.
Sở Tài chính Hà Nội cho rằng, nếu tính tiền nước trong tổng thu nhập và chi tiêu của một hộ gia đình tại khu vực thành thị trong một tháng chiếm 0,72% (số liệu của Tổng cục Thống kê). Do vậy, với phương án điều chỉnh giá nước mới cơ bản không tác động nhiều đến đời sống và thu nhập của người dân.“Mức tăng giá nước sạch sinh hoạt theo lộ trình, cơ bản không tác động đến thu nhập của người dân, đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt. Nếu tính tiền nước trong tổng thu nhập và chi tiêu của một hộ gia đình tại khu vực thành thị trong một tháng chỉ chiếm 0,72%” - đại diện Sở Tài chính cho hay.
Điều đáng nói, mặc dù có sự điều chỉnh về giá nước sinh hoạt trên địa bàn Thành phố, song Hà Nội vẫn giữa nguyên mức giá đối với các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo với mức giá 5.973 đồng/m3 cho 10m3 đầu tiên. Bên cạnh đó, đối với người dân tại khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn, khu vực bị ảnh hưởng môi trường có khó khăn được tiếp cận nước sạch như khu vực: Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn và bãi rác Xuân Sơn, thành phố Hà Nội đều có cơ chế hỗ trợ để đảm bảo sức khỏe và sinh hoạt của người dân khu vực này…
Cần phải khẳng định, để người dân được tiếp cận nguồn nước sạch sinh hoạt, thời gian qua UBND Thành phố đã huy động các nguồn lực để đầu tư các công trình cấp nước tập trung nông thôn, đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình cấp nước sạch nông thôn đạt hiệu quả để bảo vệ sức khỏe, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân vùng nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, đảm bảo an ninh nguồn nước và góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Bốn vấn đề đặt ra khi giá nước sạch sinh hoạt không được điều chỉnh: Không đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch; không đủ điều kiện nâng cao chất lượng nước sạch; không thu hút được các nhà đầu tư; không khuyến khích sử dụng nước sạch tiết kiệm. |
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Đô thị 23/12/2024 06:08
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48