Hài hòa lợi ích khi tăng giá nước sạch

(LĐTĐ) Sau gần 10 năm không tăng giá, Hà Nội đang nghiên cứu điều chỉnh mức giá nước sinh hoạt nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây chính là tiền đề để Thành phố có những điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng nguồn cung cũng như đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nước sạch.
Hà Nội sẽ tăng giá nước sạch 20% Hà Nội: Điều chỉnh tăng giá nước sạch đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp

Lên phương án cho từng sự cố

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất cấp nước từ các nhà máy tập trung đạt khoảng 1.530.000m3/ngày - đêm, trong khi đó, tổng nhu cầu sử dụng hiện khoảng 1.150.000 - 1.250.000m3/ngày - đêm. Dự báo, vào hè, nhu cầu sử dụng nước sạch tăng 5-10%, tổng mức tiêu thụ nước sạch sẽ khoảng 1.250.000-1.350.000m3/ngày - đêm. Như vậy, nguồn cung hiện tại đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước của nhân dân trong phạm vi cung cấp của hệ thống cấp nước.

Tuy nhiên, hiện khả năng phân phối nguồn nước vẫn chưa đồng bộ, khi nhu cầu sử dụng nước tăng cao, nguồn cấp từ Nhà máy nước mặt sông Đà cung cấp theo công suất thiết kế trung bình của nhà máy mà không đáp ứng nhu cầu sẽ xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ đặc biệt là tại khu vực cuối nguồn, khu vực cốt địa hình cao, những khu vực sử dụng nguồn của Nhà máy nước mặt sông Đà như (Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Hoài Đức, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai...).

Hài hòa lợi ích khi tăng giá nước sạch
Thi công đường ống nước sạch.

Để bảo đảm cấp nước sạch hè 2023, Sở Xây dựng đã yêu cầu các đơn vị cấp nước duy trì, vận hành tối đa công suất các nhà máy nước, trạm cấp nước; phân bổ, điều tiết nguồn nước bảo đảm hài hòa giữa nguồn cấp và nhu cầu cũng như khả năng tiếp cận của từng khu vực. Mặt khác, Sở Xây dựng cũng yêu cầu các đơn vị liên quan, thường xuyên tuần tra, kiểm tra, phát hiện và sẵn sàng, kịp thời sửa chữa, khắc phục các sự cố rò rỉ, vỡ ống, đặc biệt là tuyến truyền dẫn nước sạch sông Đà số 1 hiện có.

Trường hợp xảy ra sự cố, Sở Xây dựng sẽ bố trí đủ xe téc phục vụ nhân dân trong trường hợp sự cố mất nước, ưu tiên các khu vực bệnh viện, trường học. Còn tại những khu cốt nền cao, Sở Xây dựng chỉ đạo các đơn vị cấp nước sẽ lắp đặt máy bơm tăng áp di động; vận hành mạng lưới cấp nước phân khu theo giờ; ứng dụng công nghệ 4.0 để quản lý khách hàng sử dụng nước…Trong trường hợp xảy ra sự cố về cấp nước, các đơn vị cung cấp nước sạch cần có thông báo kịp thời tới nhân dân, khách hàng biết để thực hiện các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tới sản xuất, sinh hoạt khi thiếu nước, triển khai ngay các biện pháp để sớm cấp nước trở lại…

Điều chỉnh cho phù hợp

Cũng cần phải nói thêm rằng, hiện nay khả năng phân phối cấp nguồn của Thành phố vẫn chưa đồng bộ. Đơn cử như Công ty Cổ phần Viwaco đang quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước cho hơn 171.000 khách hàng, gồm khu vực quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, một phần quận Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Trì (phía Tây Quốc lộ 1A) với công suất cấp nước trung bình khoảng 232.000m3/ngày-đêm. Về cơ bản, các địa bàn này đều là khu vực đông dân cư, khi nhu cầu sử dụng cao đã lấy gần như toàn bộ công suất thiết kế của nước sạch sông Đà.

Điều này dẫn đến tình trạng thiếu nước tại các khu vực cũng sử dụng chung nguồn cung nước sạch sông Đà nhưng nằm vị trí cao hơn như Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nước. Ngoài ra, việc chênh giá giữa các đơn vị cấp nguồn (nước sạch sông Đà; nước mặt sông Đuống) khiến công tác bổ sung bù đắp nguồn nước sạch cũng gặp nhiều khó khăn.

Được biết, giá nước sạch sinh hoạt ở Hà Nội đang áp dụng theo Quyết định 38 ngày 19/9/2013. Theo đó, với 10m3 đầu tiên giá bán 5.973 đồng/m3 và tối đa 15.929 đồng/m3 khi dùng trên 30m3 (áp dụng từ 1/10/2015). Đến năm 2019, Thành phố đã có kế hoạch điều chỉnh giá nước 3 năm một lần. Phương án điều chỉnh được liên ngành thành phố xây dựng năm 2019 theo lộ trình 3 năm 2020 - 2022 với giá nước tăng lần lượt là 7.466 đồng/m3; 8.960 đồng/m3 và 9.963 đồng/m3 cho 10 m3 đầu tiên. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 và Chính phủ chỉ đạo chưa điều chỉnh giá một số mặt hàng đầu vào của các ngành sản xuất nên thành phố chưa xem xét phương án trên.

Từ thực tế hiện tại, Sở Tài chính đã trình phương án đề nghị UBND Thành phố điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt, đó là điều chỉnh giá 10m3 đầu tiên (hộ/tháng) từ 5.973 đồng/m3 hiện nay sẽ tăng lên 7.500 đồng/m3 từ tháng 7/2023 và lên 8.500 đồng/m3 vào năm 2024. Mức giá cao nhất với nước sinh hoạt trong năm 2024 sẽ là 27.000 đồng/m3 nếu sử dụng trên 30m3/hộ/tháng. Như vậy, với nhu cầu dùng nước thực tế tại Hà Nội ở khu vực nội thành đang ở mức 100-150 lít/ngày/ người, mỗi hộ gia đình sẽ dùng 10-16 m3/tháng, tương đương số tiền phải chi thêm là 15.000-26.000 đồng một tháng. Tại nông thôn, mức dùng 50-70 lít/ngày/ người, một hộ gia đình sẽ sử dụng 6-8 m3/tháng nên số tiền họ phải chi thêm là 10.000-13.000 đồng/ tháng.

Trong trường hợp Hà Nội áp dụng mức giá mới thì giá thu thực tế từ người dân vẫn tương đương hoặc thấp hơn so với các tỉnh thành. Cụ thể, tiền nước phải chi trả 10m3 đầu tiên của người dân Hà Nội là 75.000 đồng/hộ, Bình Dương 101.500 đồng/hộ, Quảng Ninh là 81.000 đồng/hộ; Điện Biên 80.000 đồng/hộ. Đây là mức giá được cho là phù hợp trong bối cảnh chi phí đầu vào, nguyên vật liệu, nhân công đều tăng cao so với 10 năm trước, trong khi đó áp lực đảm bảo chất lượng nguồn nước luôn là ưu tiền hàng đầu.

Hiện nay giá nước sạch đang được thành phố Hà Nội áp dụng theo Quyết định số 38/2013/ QĐ-UBND ngày 19/9/2013 của UBND thành phố Hà Nội. Như vậy, đã 10 năm nay giá nước vẫn chưa được điều chỉnh, đây cũng là vướng mắc khiến nhiều nhà đầu tư bỏ cuộc, chậm triển khai tiếp dự án.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Trân trọng đóng góp của các đơn vị, doanh nghiệp đối với các hoạt động an sinh xã hội

Hà Nội: Trân trọng đóng góp của các đơn vị, doanh nghiệp đối với các hoạt động an sinh xã hội

(LĐTĐ) Chiều nay (2/10), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố tổ chức gặp mặt một số tổ chức, doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn, vận động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo và an sinh xã hội thành phố Hà Nội năm 2023.
Bốc thăm xếp lịch thi đấu Giải bóng đá nữ Vô địch Quốc gia - Cúp Thái Sơn Bắc 2023

Bốc thăm xếp lịch thi đấu Giải bóng đá nữ Vô địch Quốc gia - Cúp Thái Sơn Bắc 2023

(LĐTĐ) Ngày 2/10, tại trụ sở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Nhà tài trợ chính và Bốc thăm xếp lịch thi đấu Giải bóng đá nữ Vô địch Quốc gia - Cúp Thái Sơn Bắc 2023, do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Thương mại Thiết bị điện Thái Sơn Bắc tổ chức.
Asiad 19: Điền kinh Việt Nam chưa thể làm nên bất ngờ

Asiad 19: Điền kinh Việt Nam chưa thể làm nên bất ngờ

(LĐTĐ) Tối nay 2/10, nhà vô địch Asiad 2018 Bùi Thị Thu Thảo đã bước vào thi đấu ở chung kết nội dung nhảy xa. Đây chính là nội dung đã mang về cho Thảo chiếc Huy chương Vàng ở kỳ Đại hội tổ chức trên đất Indonesia hơn 5 năm về trước.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, tặng quà cán bộ lão thành cách mạng 102 tuổi

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, tặng quà cán bộ lão thành cách mạng 102 tuổi

(LĐTĐ) Ngày 2/10, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã đến thăm, tặng quà cụ Nguyễn Thế Hạng (số 17, phố Yên Bái 2, phường phố Huế, quận Hai Bà Trưng) nhân kỷ niệm 32 năm Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10/1991 - 1/10/2023).
Kurash mang về thêm 1 Huy chương Đồng, cầu mây vào bán kết tại Asiad 19

Kurash mang về thêm 1 Huy chương Đồng, cầu mây vào bán kết tại Asiad 19

(LĐTĐ) Trong ngày thi đấu hôm nay (2/10), môn kurash vừa mang về thêm một chiếc Huy chương Đồng cho Đoàn Thể thao Việt Nam tại Asiad 19. Trong khi đó chiều nay, đội tuyển cầu mây nữ cũng đã thắng Nhật Bản 2-0 để giành vé vào bán kết.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội) đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, nhu cầu quảng bá sản phẩm, thương hiệu của các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngày càng cao, đòi hỏi công tác quản lý hoạt động này ngày càng phải thực hiện sâu sát hơn, đặc biệt trong vấn đề xử lý vi phạm đối với hoạt động quảng cáo.
Mở rộng điều tra vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ

Mở rộng điều tra vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ

(LĐTĐ) Chiều 2/10, lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội cho biết, hiện Công an Thành phố đang tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra vụ án này; đồng thời Công an Thành phố đã đăng ký bổ sung đưa vụ án này vào diện Ban Chỉ đạo Thành ủy Hà Nội về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; việc điều tra, xử lý vụ án trên theo quan điểm không có vùng cấm.

Tin khác

Hội nhập quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng

Hội nhập quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng

(LĐTĐ) Ngày 2/10, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 5 Thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ VI năm 2023 với chủ đề “Hội nhập quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng xuất, nhập khẩu, công nghiệp, thương mại và dịch vụ giai đoạn 2023 - 2025”.
Cầu nối cho doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu

Cầu nối cho doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu

(LĐTĐ) Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nghệ nhân ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, phát triển sản phẩm, ngành hàng, thị trường… tối 1/10 vừa qua, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2023 (Hanoi Giftshow 2023).
Giá xăng giảm gần 1.000 đồng/lít từ 16h ngày 2/10

Giá xăng giảm gần 1.000 đồng/lít từ 16h ngày 2/10

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá bán lẻ xăng, dầu hôm nay (2/10). Giá mỗi lít xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 695 đồng/lít và xăng RON 95 giảm 906 đồng/lít. Sau điều chỉnh, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 23.500 đồng/lít và xăng RON 95 là 24.840 đồng/lít.
Kỳ cuối: Phát triển kinh tế tập thể trong thời kỳ đổi mới

Kỳ cuối: Phát triển kinh tế tập thể trong thời kỳ đổi mới

Đảng ta xác định, kinh tế tập thể (KTTT) là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển, cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển KTTT là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xuất phát từ nhu cầu thiết thực, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho thành viên sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững.
Kỳ 1: Ngọn gió lành thổi trên nông thôn mới

Kỳ 1: Ngọn gió lành thổi trên nông thôn mới

Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngay khi đất nước đang đấu tranh giành độc lập, những ngày đầu thành lập nước và trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ gian khổ, Bác Hồ đã nhiều lần thể hiện tư tưởng của Người về phát triển hợp tác xã và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới đất nước, kinh tế tập thể được xác định là một thành phần kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn có đóng góp quan trọng trong phát triển văn hoá, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
Doanh nghiệp nữ Hà Nội: Sức bật từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp nữ Hà Nội: Sức bật từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Đổi mới sáng tạo là việc tạo ra và ứng dụng các thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa. Đây là một yêu cầu quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên số. Các doanh nghiệp nữ Hà Nội đã nhanh chóng nắm bắt xu thế, tích cực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm tạo sức bật cho doanh nghiệp nữ Thủ đô.
Sữa chua Vinamilk tính đường tham gia thị trường "tỷ đô" tại Trung Quốc

Sữa chua Vinamilk tính đường tham gia thị trường "tỷ đô" tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu - phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc.
Nhiều vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại bị xử lý

Nhiều vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại bị xử lý

(LĐTĐ) Cùng với việc đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với việc kinh doanh hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại; tháng 9/2023, Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã kiểm tra 2.253 vụ, xử lý 2.050 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả điển hình.
GDP từ góc nhìn của ADB

GDP từ góc nhìn của ADB

(LĐTĐ) Tại họp báo diễn ra ngày 27/9, ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam đánh giá, 2023 là năm đầy thách thức với kinh tế Việt Nam. Cầu bên ngoài yếu, cùng với sự phục hồi chậm của Trung Quốc ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu. Dù vậy, nền kinh tế vẫn trụ vững nhờ tiêu dùng nội địa mạnh, được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải.
Rủi ro khi mua xổ số online

Rủi ro khi mua xổ số online

(LĐTĐ) Pháp luật hiện hành chưa cho phép phân phối vé xổ số qua internet và không có quy định về việc “mua vé số hộ”. Việc một số tổ chức, cá nhân kinh doanh xổ số qua internet là trái quy định của pháp luật vì các đơn vị này không được cấp phép kinh doanh xổ số, phương thức phân phối vé xổ số không đúng với quy định của pháp luật.
Xem thêm
Phiên bản di động