Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được Quốc hội thông qua cuối tháng 6 tại Kỳ họp thứ 7, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, đã quy định lộ trình điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước và doanh nghiệp như nhau.
Theo Luật mới, về cơ bản vẫn giữ nguyên quy định về mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động trong khu vực doanh nghiệp. Theo đó, lương hưu của lao động ở khu vực này vẫn tính bình quân toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm xã hội, kế thừa quy định hiện hành của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Đồng thời, có lộ trình điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước và doanh nghiệp như nhau. Theo đó, đối với khu vực Nhà nước, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính trong khoảng thời gian 5 đến 20 tháng cuối trước khi nghỉ hưu, tùy từng thời điểm tham gia. Đối với người đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi, thì tính bình quân toàn bộ quá trình đóng, tương tự khu vực doanh nghiệp.
Ảnh minh họa. |
Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (khu vực doanh nghiệp), thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chung của cả hai giai đoạn. Chính phủ sẽ quy định chi tiết nội dung này và mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng trong một số trường hợp đặc biệt.
Về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm, và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.
Trường hợp người lao động ngừng việc vẫn hưởng tiền lương tháng bằng, hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất, thì đóng theo tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính phủ quy định.
Bên cạnh thay đổi cách tính lương hưu khu vực Nhà nước, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng đã quy định cụ thể về mức tham chiếu thay cho mức lương cơ sở. Mức tham chiếu này sẽ dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội, và do Chính phủ quyết định. Khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 bằng mức lương cơ sở.
Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ, thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở tại thời điểm đó. Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước và Quỹ Bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 cũng quy định giao Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh một số quy định liên quan đến căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đồng thời, quy định cách tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi Nhà nước áp dụng chế độ tiền lương mới theo vị trí việc làm, chức danh, và chức vụ lãnh đạo thay thế cho hệ thống bảng lương hiện hành.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và lễ hội đầu Xuân năm 2025
Phát triển đồng bộ mạng lưới giao thông, đáp ứng công năng đô thị hiện đại
Tỷ giá USD hôm nay (14/12): Đồng USD ổn định
Việt Nam xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại ICPC Asia Hanoi 2024
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Giá vàng hôm nay (14/12): Tiếp tục đi xuống
Lãi suất huy động tiếp tục tăng
Tin khác
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia
Chính sách 06/12/2024 06:35
Nhiều chính sách về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ tháng 12
Chính sách 03/12/2024 07:13
Đề xuất hai phương án hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chính sách 01/12/2024 17:30
Người chưa đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội vẫn được nhận trợ cấp hằng tháng
Chính sách 27/11/2024 06:17
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Chính sách 24/11/2024 17:43
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Chính sách 24/11/2024 14:37
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07