Điểm tựa bình yên cho phụ nữ và trẻ em
Phải coi nhiệm vụ bảo vệ phụ nữ và trẻ em là kim chỉ nam trong hoạt động | |
Hướng tới xây dựng môi trường an toàn, bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em | |
Nỗ lực vì thành phố an toàn và thân thiện cho trẻ em gái |
Khu vực bếp ăn của mô hình “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh” có các vật dụng cần thiết phục vụ cho người đến đây khi có nhu cầu (Ảnh: Đặng Loan) |
“Ðịa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh” tại cộng đồng được hiểu là nơi trú ẩn khẩn cấp cho nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới, do đó đây phải là những nơi đem đến sự an toàn cho các nạn nhân. Với mục đích đó, mô hình điểm “Địa chỉ tin cậy – nhà tạm lánh” cộng đồng quận Hoàn Kiếm được triển khai thực hiện thí điểm từ tháng 8/2018 tại 360 Phúc Tân (phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm) dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của Sở Lao động Thương binh và xã hội Thành phố.
Hà Nội lựa chọn quận Hoàn Kiếm là đơn vị triển khai thí điểm mô hình bởi lẽ quận có cơ sở vật chất khá phù hợp, đã có sẵn Trung tâm tư vấn và tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của quận. Tại đây có đội ngũ cán bộ, cộng tác viên nhiệt tình, tâm huyết, có kinh nghiệm trong tư vấn.
Do đó, mô hình được triển khai nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường công tác phối hợp để hỗ trợ nạn nhân của bạo lực. Đến với nhà tạm lánh, các nạn nhân chịu sự ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới được tư vấn ổn định về tâm lý, tư vấn pháp luật, bố trí nơi ở tạm lánh, chăm sóc y tế ban đầu, đồng thời họ được hỗ trợ giúp tái hòa nhập và đảm bảo bạo lực không tái diễn.
Trong thời gian ba tháng đầu đi vào hoạt động, Nhà tạm lánh cộng đồng thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm đã không nhận được thông tin vụ bạo hành nào nhưng đường dây nóng của mô hình đã nhận được những cuộc gọi trình báo, xin tư vấn từ các trường hợp không thuộc địa bàn, theo quy định họ chỉ có thể thông tin lại với cơ quan chức năng nơi xảy ra vụ việc để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Tuy nhiên, đến nay, sau hơn một năm thực hiện, mô hình đã đạt được những kết quả nhất định. Công tác tuyên truyền, phổ biến được triển khai rộng rãi tới mọi người dân trên địa bàn; công tác tập huấn nâng cao nhận thức về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được quan tâm triển khai tới cộng tác viên, tình nguyện viên.
Để mô hình đạt hiệu quả cao, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức các hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng phòng chống bạo lực trên cơ sở giới cho các cán bộ làm công tác trẻ em của 18 phường và 556 lượt cộng tác viên tại địa bàn dân cư. Đặc biệt, có 681 lượt chủ nhà trọ trên địa bàn được tập huấn các kỹ năng phát hiện, tự vệ và cung cấp thông tin về bạo lực trên cơ sở giới.
Riêng tại quận Hoàn Kiếm, từ tháng 9/2018 đến nay đã có 7 trường hợp được tư vấn trực tiếp về tâm lý, pháp lý, được chăm sóc sức khỏe, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ban đầu và được kết nối để tiếp tục hỗ trợ, theo dõi. Bên cạnh đó, cũng đã có 256 lượt người gọi điện và được tư vấn.
Mô hình “Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh” tại cộng đồng được triển khai tại quận Hoàn Kiếm từ tháng 9/2018, đã giúp đỡ các nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình… Đến đây, họ được tư vấn về tâm lý, pháp luật cơ bản, chăm sóc sức khỏe, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ban đầu về tạm lánh khẩn cấp và chuyển tuyến trong trường hợp cần thiết. Sau đó, các đội ngũ cán bộ, cộng tác viên tại quận sẽ hỗ trợ họ trở về gia đình sau thời gian tạm lánh khi bảo đảm đủ an toàn; tiếp tục theo dõi, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập, giúp bạo lực không tái diễn. Trung tâm có hai đường dây nóng 024.38252627 và 0988.528.568, giúp các nạn nhân của bạo lực gia đình có thể liên hệ khẩn cấp 24/24 giờ để kịp thời ứng phó với tình huống bạo lực; tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân khi có thông tin… |
Thông qua các hoạt động truyền thông, mô hình đã được lan tỏa tới các quận, huyện khác của thành phố Hà Nội như Cầu Giấy, Ứng Hòa, Thanh Oai, Tây Hồ và một số tỉnh, thành trên cả nước như Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên… cũng biết đến mô hình và gọi điện đến mô hình “Địa chỉ tin cậy – Nhà tạm lánh” quận Hoàn Kiếm để được tư vấn, trợ giúp.
Đặc biệt, tuy tên gọi là “Nhà tạm lánh” cho nạn nhân nhưng hoạt động của mô hình mang tính chủ động trong phòng ngừa rất cao, các thành viên trong mô hình đã chủ động tìm đến với các đối tượng có nguy cơ trên địa bàn, chủ động tư vấn, hỗ trợ ngay từ khi có tiềm ẩn nguy cơ chứ không chờ đến lúc có trường hợp nạn nhân bị bạo lực tìm đến mới can thiệp, hỗ trợ.
Với những kết quả đó, có thể khẳng định, mô hình “Địa chỉ tin cậy – Nhà tạm lánh”đã được triển khai, thực hiện thành công, góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng và bảo vệ chị em phụ nữ khi bị bạo lực gia đình. Với những hoạt động ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực như vậy, các “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng đang ngày càng khẳng định được vai trò của mình. Đồng thời ngày càng trở thành các địa chỉ tin cậy đối với chị em phụ nữ, góp phần tích cực vào chương trình phòng chống bạo lực gia đình, vì sự bình đẳng và tiến bộ của chị em phụ nữ.
Đánh giá về những kết quả mà mô hình đem lại trong thời gian qua, đại diện Sở Lao động Thương binh và xã hội Thành phố Hà Nội, bà Trần Ngọc Hà cho biết: Từ mô hình “Địa chỉ tin cậy – Nhà tạm lánh” được triển khai tại quận Hoàn Kiếm đã góp phần tích cực trong ngăn ngừa, giảm thiểu và ứng phó hiệu quả với bạo lực trên cơ sở giới tại địa bàn quận nói riêng và Thủ đô nói chung.
Thời gian tới để mô hình tiếp tục đạt hiệu quả cao hơn, bà Hà cho rằng mỗi quận, huyện cần tăng cường công tác nắm bắt, quản lý địa bàn, quản lý các trường hợp có nguy cơ bị bạo lực để chủ động tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ, xác định phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các trường hợp bạo lực.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01