Đền ông Hoàng Mười - ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ vào dịp tháng 10 Âm lịch, những người con xứ Nghệ trên mọi miền đất nước lại cùng nhau về xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An để chiêm bái và tham dự Lễ hội đền ông Hoàng Mười.
Kết quả xác minh vụ trộm tiền công đức tại Đền ông Hoàng Mười Đền Quán Thánh - Ngôi đền linh thiêng bậc nhất Hà Nội Đầu Xuân về thăm ngôi Đền linh thiêng thờ các vị vua triều Lý

Nơi thờ vị tướng tài

Đền ông Hoàng Mười (xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) nằm ở vị trí cảnh quan đẹp với phong cảnh non xanh nước biếc hữu tình. Trước mặt là dòng sông Lam như một dải lụa xanh trải rộng, ôm ấp quanh Đền là sông Cồn Mộc quanh co, uốn khúc. Phía sau, bên kia sông Cồn Mộc là núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô với những dấu tích lịch sử.

Chính cảnh quan thiên nhiên của vùng sông nước, mây núi vốn được coi là một trong những đại danh thắng ở hạ lưu sông Lam đã tạo nên cảm giác vô cùng thoải mái cho du khách khi đến đền chiêm bái, vãn cảnh. Ngoài cảnh đẹp kỳ thú, từ lâu, đền ông Hoàng Mười đã nổi tiếng linh thiêng và có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân.

Đền ông Hoàng Mười - ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ
Đền ông Hoàng Mười là ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ.

Tương truyền ngôi đền được xây dựng từ thời Hậu Lê (1634), thờ các vị phúc thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ của Việt Nam. Trong đó, nhân vật được thờ chính là ông Hoàng Mười. Ngoài ra trong Đền còn thờ các vị phúc thần: Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung, Song Đồng Ngọc Nữ và hệ thống đạo Mẫu tứ phủ, mà người đứng đầu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Theo truyền thuyết dân gian, ông Hoàng Mười (còn gọi là ông Mười Nghệ An), là con của Vua cha Bát Hải Động Đình - thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh của Vua cha, Ông giáng trần để giúp dân, phù đời, được giao trọng trách trấn thủ Nghệ An về mặt tâm linh, được đặc cách toàn quyền kiểm soát khâm sai ở xứ Nghệ.

Tại đền còn lưu truyền sự tích về người như: Quan Hoàng Mười là người văn võ toàn tài, có công dựng nền thịnh trị, ổn định cuộc sống cho nhân dân quanh vùng. Đặc biệt, ngài luôn quan tâm, giúp đỡ những người dân nghèo khó; là một vị tướng tài có công lớn trong cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn. Ngài bị thương nặng, phi ngựa về đến quê nhà thì mất, dân làng chưa kịp mai táng, mối đã đùn đất lên quanh thi hài thành một ngôi mộ. Triều đình và nhân dân thương tiếc lập đền thờ bên cạnh ngôi mộ để làm nơi tưởng niệm Ngài. Công lao của Quan Hoàng Mười đã được các triều đại phong kiến ghi nhận và ban các thần hiệu “Khâm Sai Tiết Chế Nghệ An, Quảng Nam, Thuận Hóa Đẳng Xứ, Kiêm Thủy Bộ Chư Dinh, Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, Thái Úy, Vị Quốc Công”.

Đền ông Hoàng Mười - ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ
Người dân đến Đền ông Hoàng Mười vãn cảnh, cầu công danh, sự nghiệp.

Theo tìm hiểu, đền ông Hoàng Mười được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ XVII) tại làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh. Trải qua lịch sử, đền bị phá huỷ. Năm 1995 đền được xây dựng theo quy mô truyền thống, gồm tam quan, tắc môn, đài trung thiên, lầu cô, lầu cậu. Khu đền chính gồm ba tòa điện, là Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Công trình này mang kiến trúc đền chùa thời nhà Nguyễn. Vật liệu dựng đền sau này đều làm bằng gỗ, được chạm trổ công phu với các hoạ tiết long, lân, quy, phụng.

Dù trải qua nhiều thăng trầm của thời gian và qua nhiều đợt trùng tu, tôn tạo, đền vẫn lưu giữ được kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, phản ánh tư duy sáng tạo, sự tài hoa của nghệ nhân xứ Nghệ thời bấy giờ.

Hiện tại đền cũng đang lưu giữ nhiều tài liệu, hiện vật đồ tế khí quý hiếm; trong đó có 21 sắc phong, bản thần tích chữ Hán, hệ thống tượng pháp có giá trị lịch sử, thẩm mỹ.

Lan tỏa giá trị văn hóa phi vật thể quốc gia

Các cao niên trong xã cho biết, Lễ hội Đền ông Hoàng Mười được hình thành và tồn tại với lịch sử của Đền. Trước đây, Lễ hội đền ông Hoàng Mười được tổ chức vào ngày 15/3 (âm lịch) hàng năm.

Từ năm 1995, sau khi ngôi đền được phục dựng lại, Lễ hội được chuyển vào ngày 9, 10/10 (âm lịch) hàng năm - ngày hóa của Quan Hoàng Mười, dịp tết cơm mới/tết Trùng thập/tết Hạ nguyên, ngày lễ của những người thực hành nghi lễ hầu đồng; ngày mà người dân tin là ngày tròn trịa, viên mãn, mang lại nhiều điều tốt đẹp, còn ngày 15/3 hàng năm chỉ tổ chức thắp hương, dâng lễ.

Lễ hội đền ông Hoàng Mười được tổ chức theo các nghi lễ truyền thống trang nghiêm, gồm: Lễ khai quang/mộc dục, Lễ rước sắc, Lễ yết cáo, Lễ đại tế, Lễ tạ.

Đền ông Hoàng Mười - ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ
Lễ đại tế tại Lễ hội đền ông Hoàng Mười.

Lễ rước sắc từ nhà thờ họ Nguyễn về đền ông Hoàng Mười, diễn ra vào chiều ngày 9, do từ thời Phong kiến, sắc phong thần của đền được giao cho dòng họ Nguyễn trông coi, lưu giữ. Khi làng tổ chức hội thì rước sắc ra đền, xong hội lại rước về nhà thờ.

Nét đặc sắc của Lễ hội đền ông Hoàng Mười là các hoạt động được gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu, đó là diễn xướng nghi lễ hầu đồng, đáp ứng nhu cầu thực hành tín ngưỡng giao tiếp, biểu đạt những ước muốn, khát vọng của du khách với thần linh (tín ngưỡng thờ mẫu một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO công nhận).

Ngoài việc tổ chức các hoạt động văn hóa, tâm linh trong các dịp lễ, Tết, vọng... hàng tháng thì lễ giỗ ông Hoàng Mười ở phần hội được tổ chức quy mô như bóng chuyền Nam, bóng chuyền nữ đến từ 18 xã, thị trấn thì còn có hoạt động đua thuyền trên sông Mộc với sự sự tham gia của vận động viên 3 xã Xuân Lam, Long Xá và xã Hưng Lợi thì còn có sự tham gia của các huyện bạn như Đô Lương, Nam Đàn và Thị xã Hoàng Mai.

Đền ông Hoàng Mười - ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ
Lễ rước sắc đường thuỷ tại Lễ hội đền ông Hoàng Mười.

Để tiếp tục bảo tồn, phát huy, lan tỏa giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền ông Hoàng Mười, theo chia sẻ của bà Hoàng Thị Hoài Thanh (Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hưng Nguyên, Trưởng ban Quản lý di tích đền ông Hoàng Mười), huyện Hưng Nguyên đã tập trung đầu tư mở rộng, xây dựng và nâng cấp các hạng mục từ khu vực tâm linh đến khu dịch vụ bằng nguồn công đức và nguồn xã hội hoá hơn 110 tỷ đồng.

Huyện cũng xác định đây là điểm văn hóa tâm linh quan trọng của tỉnh, từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức hoạt động và quản lý nhằm phát huy tốt giá trị của di tích. Cùng với đó, các hoạt động Lễ hội đền ông Hoàng Mười được huyện Hưng Nguyên nghiên cứu đổi mới theo từng năm nhằm dần nâng tầm quy mô đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh, thưởng ngoạn của nhân dân địa phương và du khách thập phương.

Với sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với quan Hoàng Mười và sự đặc sắc về cảnh quan môi trường cũng như giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu, đền ông Hoàng Mười là điểm du lịch văn hóa tâm linh của nhân dân, của du khách thập phương trong hành trình tìm về xứ Nghệ. Bảo tồn, tôn tạo và mở rộng di tích đền Ông Hoàng Mười để xứng tầm Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là nhiệm vụ đã và đang được Hưng Nguyên quan tâm, góp phần gìn giữ, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.

Đền ông Hoàng Mười được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh vào năm 2002; được công nhận điểm du lịch văn hóa tâm linh năm 2018. Năm 2019, Lễ hội đền ông Hoàng Mười đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

(LĐTĐ) Sáng 18/11, Ban Quản lý di tích Danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê" tại Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc

Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/11, trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, Ngày hội cổ phục Việt Nam Bách Hoa Bộ Hành 2024 đã diễn ra với sự tham gia của gần 500 người mẫu.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách

(LĐTĐ) Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khép lại sau 9 ngày diễn ra sôi nổi với sự tham gia của gần 30 vạn lượt người dân và du khách. Sự kiện năm nay đánh dấu bước phát triển mới trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động