Đem lại hiệu quả cao từ tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp
Phát huy ý tưởng sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án khối nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì Có một Sapa “nông nghiệp hóa” |
Với diện tích trồng trọt và tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, mỗi năm Hà Nội có một nguồn phụ phẩm nông nghiệp khá dồi dào. Tuy nhiên hiện tại ngành nông nghiệp của Hà Nội đang tồn tại một nghịch lý là nguồn nước thải chăn nuôi giàu dinh dưỡng cho cây trồng đang phải xử lý rất tốn kém để xả xuống nguồn nước mặt, trong khi đó người dân phải mua phân bón vô cơ với chi phí cao để bón cho cây trồng. Nguồn tài nguyên nước thải chăn nuôi không được sử dụng để giúp thay thế cho hàng triệu tấn phân bón vô cơ nhập khẩu đang góp phần làm cho môi trường nông thôn đang ngày càng ô nhiễm hơn.
Trang trại Hoa Viên tận dụng nguồn chất thải từ nuôi lợn rừng và nguồn cỏ, rau già để nuôi trùn quế, phân trùn quế lại được sử dụng để trồng cây. |
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng các nguồn phế phẩm sẵn có, thời gian qua một số địa phương trên địa bàn Thành phố như Sóc Sơn, Thường Tín, Thanh Trì, Gia Lâm, Ba Vì... người dân đã và đang sử dụng các phụ phẩm để trồng nấm, trồng đậu tương hoặc xử lý thành phế phẩm phục vụ trồng các loại cây, rau màu, làm thức ăn chăn nuôi... đem lại hiệu quả cao.
Đơn cử như mô hình tái sử dụng giá thể các loại rau mầm để làm phân bón sinh học tại Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ Thanh Hà (xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội). Hay tại huyện Mỹ Đức, những năm gần đây đã có mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ trong trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu.
Kết quả cho thấy, bằng phương pháp này, năng suất khoai tây đạt 20 tấn/ha, cao hơn so với phương pháp thông thường nhiều lần, gốc rạ phân hủy nhanh sau khi thu hoạch. Đặc biệt, mô hình giúp nông dân giảm số lần bón phân và không dùng đến thuốc bảo vệ thực vật.
Không chỉ ở Mỹ Đức, tại nhiều huyện trên địa bàn Thành phố cũng đang khuyến khích nông dân sử dụng rơm rạ để trồng nấm, trồng đậu tương hoặc xử lý thành chế phẩm phục vụ trồng các loại cây, rau màu. Ngoài nguồn phế phụ phẩm trong trồng trọt, nhiều địa phương còn tận dụng phế thải trong chăn nuôi để áp dụng vào các công trình khí sinh học.
Đơn cử, tại huyện Ba Vì, Hội nông dân xã Ba Trại đã tận dụng nguồn phế thải từ chăn nuôi bò, gia cầm để xây dựng hơn 40 hầm biogas. Để tận dụng nguồn phế phụ phẩm từ chăn nuôi, ngoài các hộ, trang trại chăn nuôi tự xây dựng hầm biogas, Thành phố đã hỗ trợ một số trang trại chăn nuôi xử lý chất thải bằng hình thức sử dụng đệm lót sinh học và công nghệ xử lý lên men vi sinh.
Tại huyện Thạch Thất đã áp dụng giải pháp khoa học công nghệ trong xử lý chất thải động, thực vật làm phân bón cho sản xuất một số loài rau hữu cơ bản địa. Tại đây đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải lợn rừng và phụ phẩm từ quá trình canh tác rau hữu cơ có sử dụng trùn quế với quy mô 10 tấn/mẻ.
Tiêu biểu như mô hình nông nghiệp tại trang trại Hoa Viên (thuộc xã Yên Bình và Yên Trung) đã tận dụng nguồn chất thải từ nuôi lợn rừng và tận dụng nguồn cỏ, rau già để nuôi trùn quế. Như một vòng tròn khép kín, trùn quế được trang trại sử dụng làm thức ăn cho lợn, còn phân trùn quế sử dụng để bón cho cây trồng. Từ đó giúp trang trại phát triển mở rộng sản xuất có sản phẩm trùn giống, thịt và phân bón cung cấp cho các trang trại chăn nuôi, trồng trọt hữu cơ trong cả nước…
“Việc nuôi trùn quế từ các chất thải chăn nuôi và chất thải trồng trọt mang lại hiệu quả cao, góp phần bảo vệ môi trường, người lao động được làm việc trong môi trường trong lành. Nuôi trùn quế để xử lý chất thải chăn nuôi tại các hộ gia đình sẽ giải quyết được bài toán xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi khu vực nông thôn. Phân trùn quế cũng là nguồn dinh dưỡng quý giá giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh, năng suất, chất lượng sản phẩm cao, là nhân tố quan trọng góp phần cải tạo đất”, anh Nguyễn Công Hoàng, quản lý trang trại Hoa Viên chia sẻ.
Ngoài ra, ở nhiều vùng, các phụ phẩm trong trồng trọt như đối với rơm rạ hiện đang được người dân tận dụng để sử dụng ngày càng nhiều hơn. Hiện nay đa số các hộ đều sử dụng chất đốt là ga hoặc than nên việc sử dụng rơm rạ làm chất đốt chiếm tỷ lệ thấp khoảng 9%. Phần lớn khối lượng rơm được người dân đốt ngay tại ruộng sau khi thu hoạch. Do hiện nay tỷ lệ sử dụng máy gặt và máy cày bừa làm đất khá cao nên lượng rơm rạ được vùi lấp tại ruộng đạt khoảng 30. Ngoài ra rơm rạ còn được tận dụng làm thức ăn gia súc, làm nấm, làm chất độn chuồng trong chăn nuôi, ủ phân, che luống, làm giá thể trồng cây, làm đồ thủ công mỹ nghệ (như mũ rơm, chổi rơm...) chiếm khoảng 61%.
Tương tự đối với trấu, là phế phụ phẩm phát sinh trong quá trình xay xát chế biến lúa gạo, người dân thường tái sử dụng trấu khoảng 57,87%, phụ ruộng rau màu khoảng 0,13%, dùng vào các mục đích khác (như làm giá thể trồng cây, chất độn giá thể, chất độn chuồng trong chăn nuôi...) chiếm khoảng 42%.
Tựu chung có thế thấy việc tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp giúp nông dân vừa tiết kiệm chi phí, vừa chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi, góp phần tạo sự tăng trưởng xanh cho môi trường Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay việc người dân sử dụng phụ phẩm nông nghiệp còn ít. Vẫn còn một lượng lớn các phụ phẩm bị đốt bỏ vừa gây lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường, do đó Hà Nội cần có thêm các biện pháp hướng dẫn, khuyến khích người dân sử dụng phế phụ phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17