Đề xuất tăng mức phạt tối đa lĩnh vực bất động sản lên 500 triệu đồng
Cơ hội đầu tư bất động sản có 1 không 2 cho người trẻ | |
Thị trường bất động sản Việt Nam: Nhiều điểm sáng thúc đẩy sự hồi phục | |
Bất động sản như chiếc lò xo bị nén, cần cơ chế để "tháo ngòi" |
Đó là một số nội dung chính tại Tờ Trình của Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Lê Thanh Long về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung nội dung của 61/142 điều, sửa kỹ thuật 09/142 điều, bổ sung mới 3 điều, bãi bỏ nội dung liên quan đến 5 điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính được đề xuất theo hướng tăng mức xử phạt tiền tối đa trong 10 lĩnh vực so với Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành. 10 lĩnh vực được đề xuất tăng mức xử lý vi phạm hành chính là: Giao thông vận tải đường bộ và phòng, chống tệ nạn xã hội từ 40 triệu đồng lên 75 triệu đồng; cơ yếu, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia, giáo dục từ 50 triệu đồng lên 75 triệu đồng; điện lực từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ 100 triệu lên 200 triệu; quản lý công trình thủy lợi (sửa đổi thành lĩnh vực thủy lợi), báo chí từ 100 triệu đồng lên 250 triệu đồng; kinh doanh bất động sản tăng từ 150 triệu đồng lên 500 triệu đồng.
Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Lê Thành Long trình bày Tờ Trình tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV |
Đồng thời, dự thảo luật bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của 6 lĩnh vực: tín ngưỡng, đối ngoại (30 triệu đồng); cứu nạn, cứu hộ (50 triệu đồng), in và an toàn thông tin mạng (100 triệu đồng), sở hữu trí tuệ (250 triệu đồng). Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất sửa đổi tên của7 lĩnh vực là: Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng thành trồng trọt; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi thành chăn nuôi; dạy nghề thành giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội thành 2 lĩnh vực là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp; quản lý rừng, lâm sản thành lâm nghiệp; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác thành hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; hạn chế cạnh tranh thành cạnh tranh.
Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, trong quá trình xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng như xây dựng dự thảo Luật này, các bộ, ngành, địa phương cơ bản thống nhất với nhiều nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung. Báo cáo thẩm tra chính thức của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc tại Phiên họp lần thứ 42 cũng đều cơ bản thống nhất với nhiều nội dung của dự án Luật. Tuy nhiên, còn 2 vấn đề có ý kiến khác nhau, Chính phủ báo cáo xin ý kiến Quốc hội.
Vấn đề thứ nhất là việc bổ sung quy định “Ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong xây dựng công trình, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ”. Về vấn đề này, theo Bộ trưởng có 2 loại ý kiến, trong đó loại ý kiến thứ nhất cho rằng, cần quy định đây là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Loại ý kiến thứ hai cho rằng, cần quy định đây là biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
Vấn đề thứ hai được Chính phủ xin ý kiến là việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và nghiện ma túy. Cũng có hai loại ý kiến đưa ra về vấn đề này, loại ý kiến thứ nhất cho rằng, việc quy định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và nghiện ma túy. Loại ý kiến thứ hai cho rằng, cần cân nhắc thận trọng việc bổ sung quy định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và nghiện ma túy.
Ngay sau khi Bộ trưởng Bộ Tư Pháp trình bày Tờ Trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đã trình bày báo cáo thẩm tra dự luật và cho biết, cơ bản nhất trí với phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án Luật nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng ngừa, đấu tranh xử lý vi phạm hành chính trong tình hình mới; đồng thời tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và tương thích với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Ủy ban Pháp luật nhận thấy, về cơ bản các nội dung của dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, tính thống nhất với hệ thống pháp luật và tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Bên cạnh đó, đây là dự án Luật có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, quyền con người, quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp, nhiều văn bản luật khác quy định và cam kết trong các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Do vậy, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ các quy định của dự thảo Luật, nhất là các nội dung liên quan đến đối tượng, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; hình thức xử phạt, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt…nhằm bảo đảm chặt chẽ, khả thi và thống nhất với quy định của các luật có liên quan…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49