Đề xuất sửa Luật Bảo hiểm y tế với 5 nhóm chính sách

(LĐTĐ) Đề nghị xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đang thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi 5 nhóm chính sách được đề xuất sửa đổi có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người tham gia.
Nhiều điểm mới tăng quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHYT Điều chỉnh phạm vi hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế

Tỷ lệ chi tiền túi để khám chữa bệnh vẫn còn tương đối cao

Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 31/12/2023, tổng số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,628 triệu người, tương ứng tỷ lệ bao phủ 93,35% dân số. Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế được điều chỉnh phù hợp, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh.

Đề xuất sửa Luật Bảo hiểm y tế với 5 nhóm chính sách
Người tham gia sẽ được điều chỉnh quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế. Ảnh minh họa, ảnh: VGP/Thiện Tâm

Quá trình thi hành Luật Bảo hiểm y tế 2014 cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, đã xuất hiện nhiều bất cập. Đó là một số dịch vụ y tế thuộc phạm vi khám bệnh, chữa bệnh chưa được quy định trong phạm vi hưởng bảo hiểm y tế; các quy định về đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu, thông tuyến, chuyển tuyến chưa tạo điều kiện cho người dân; thiếu các quy định về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm y tế…

Báo cáo tổng kết Luật Bảo hiểm y tế 2014 cho biết, việc tham gia bảo hiểm y tế đã góp phần giảm chi tiêu tiền túi của các hộ gia đình trong chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ chi tiền túi tại Việt Nam vẫn còn tương đối cao, chiếm khoảng 45% chi phí y tế.

Nguyên nhân là do số tiền cùng chi trả cũng như số tiền tự trả cho thuốc, vật tư tiêu hao hoặc các dịch vụ ngoài danh mục bảo hiểm y tế, giá dịch vụ y tế chưa được tính đúng, tính đủ, chưa kể tình trạng bệnh nhân phải tự mua thuốc, vật tư y tế thuộc phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế được hưởng… đã dẫn tới tăng mức trả tiền túi phải chi trả của người bệnh.

Cũng theo Bộ Y tế, từ ngày 1/1/2016, thực hiện thông tuyến huyện, từ 1/1/2021 thực hiện thông tuyến tỉnh, đã đảm bảo quyền lợi cho người bệnh. Tuy nhiên, chính sách này cũng phát sinh bất cập khi người có thẻ bảo hiểm y tế bỏ qua tuyến dưới, lên tuyến trên khám chữa bệnh, gây lãng phí nguồn lực và Quỹ bảo hiểm y tế. Đồng thời, gây quá tải ở tuyến trên, gia tăng chi phí không cần thiết và làm cho chi phí từ tiền túi của người bệnh.

Bộ Y tế cũng chỉ ra tình trạng lạm dụng, lợi dụng chính sách bảo hiểm y tế như chỉ định các dịch vụ kỹ thuật (xét nghiệm cận lâm sàng, X quang, thăm dò chức năng) quá mức cần thiết, không phù hợp với tình trạng bệnh; người bệnh đi khám chữa bệnh nhiều nơi trong thời gian ngắn, mượn thẻ bảo hiểm y tế của người khác để đi khám chữa bệnh. Đáng quan tâm, chất lượng khám, chữa bệnh chưa đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, nhất là ở tuyến y tế cơ sở và các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa…

Sửa Luật Bảo hiểm y tế với 5 nhóm chính sách

Vì vậy, Bộ Y tế đề xuất sửa Luật Bảo hiểm y tế với 5 nhóm chính sách. Trong đó, Bộ Y tế đề nghị cập nhật các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc để bảo đảm thống nhất, đồng bộ với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang được trình Quốc hội; bổ sung nhóm tự đóng bảo hiểm y tế gồm người sinh sống làm việc, người được nuôi dưỡng chăm sóc trong các tổ chức, cơ sở từ thiện, tôn giáo, người Việt Nam không có giấy tờ tùy thân, người lao động trong thời gian nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động tự đóng hoặc tham gia theo hình thức hộ gia đình…

Đề xuất điều chỉnh phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế đang được nhiều bệnh nhân kỳ vọng sẽ giúp họ giảm chi phí khám chữa bệnh. Theo cơ quan chủ trì soạn thảo, không quy định ngay việc mở rộng phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế với các bệnh cụ thể trong dự thảo Luật, nhưng giao Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện lộ trình ưu tiên mở rộng chi trả với các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư vú, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan C, B.

Đồng thời, giao Chính phủ quy định về bảo hiểm y tế bổ sung tự nguyện do các cơ sở kinh doanh bảo hiểm thực hiện với các đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, để đa dạng hóa các gói quyền lợi theo nhu cầu và khả năng của người dân.

Năm 2021, có khoảng 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ, tỷ lệ tham gia bảo hiểm sức khỏe chiếm khoảng 4%, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ toàn thị trường, ước đạt 116.404 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2025, có khoảng 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ, nếu tăng thêm 4%, tương đương với doanh thu 34.921 tỷ đồng, trong đó, bảo hiểm sức khỏe/bảo hiểm bổ sung có thể chiếm đến 30% doanh thu tăng thêm…
Đáng quan tâm, dự thảo Luật quy định cụ thể về cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu, cơ bản, chuyên sâu. Để khuyến khích người dân điều trị tại cấp cơ bản, dự thảo Luật điều chỉnh tỷ lệ chi trả điều trị nội trú là 60%, và chi trả điều trị ngoại trú 40% với trường hợp khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc cấp cơ bản, trừ các cơ sở thuộc cấp ban đầu, y tế cơ sở; không thanh toán chi phí điều trị ngoại trú tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc cấp chuyên sâu…

Thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, bám sát và thể chế hoá đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII. Đồng thời, đánh giá kỹ các điều kiện về nguồn lực, con người, cơ sở vật chất... để đảm bảo tính khả thi của Luật; nghiên cứu thêm nội dung phân cấp, phân quyền và cải cách thủ tục hành chính...

Bộ Y tế đề xuất sửa Luật Bảo hiểm y tế với 5 nhóm chính sách, gồm: (1) Điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan; (2) Điều chỉnh phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế phù hợp với mức đóng, cân đối quỹ bảo hiểm y tế và yêu cầu chăm sóc sức khoẻ trong từng giai đoạn; (3) Điều chỉnh các quy định bảo hiểm y tế có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và phát huy vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; (4) Nâng cao hiệu quả quản lý trong giám định và thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; (5) Phân bổ sử dụng quỹ bảo hiểm y tế hiệu quả.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đẩy mạnh các hoạt động, tạo dấu ấn kỷ niệm 95 năm Công đoàn Việt Nam

Đẩy mạnh các hoạt động, tạo dấu ấn kỷ niệm 95 năm Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, Cụm thi đua số 1 thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh Nghệ An đã triển khai tích cực, hiệu quả các hoạt động
Nhanh chóng khống chế đám cháy ở Tứ Hiệp, Thanh Trì

Nhanh chóng khống chế đám cháy ở Tứ Hiệp, Thanh Trì

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 18h30 ngày 4/7, tại ngôi nhà dân cao 5 tầng ở thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì. Thời điểm xảy ra cháy, cột khói kèm lửa bốc ra ngùn ngụt từ tầng 3 của ngôi nhà. Do đám cháy xảy ra trong ngõ nhỏ đã khiến nhiều người hoảng hốt. Lực lượng chức năng đã khẩn trương tới hiện trường dập lửa, tìm kiếm cứu nạn.
Góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền

Góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền

(LĐTĐ) Đổi mới tư duy từ nền hành chính quản lý sang nền hành chính phục vụ, thời gian qua, nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có các sáng kiến, mô hình sáng tạo nhằm rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ở địa phương, qua đó góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền.
Người Tổ trưởng làm chủ máy móc, giàu sáng kiến sáng tạo

Người Tổ trưởng làm chủ máy móc, giàu sáng kiến sáng tạo

(LĐTĐ) Với vai trò là Tổ trưởng gia công tại Phân xưởng cơ khí (Công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật), anh Đỗ Văn Hùng luôn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao, không ngừng trau dồi kiến thức, đưa ra các sáng kiến, sáng tạo được áp dụng đem lại hiệu quả trong công việc.
Tăng cường thanh tra hoạt động can thiệp lựa chọn giới tính thai nhi

Tăng cường thanh tra hoạt động can thiệp lựa chọn giới tính thai nhi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tăng cường thanh tra các hoạt động can thiệp lựa chọn giới tính thai nhi theo quy định, để hạn chế tối đa chênh lệch giới tính khi sinh.
Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở giúp Hà Nội không phát sinh “điểm nóng”

Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở giúp Hà Nội không phát sinh “điểm nóng”

(LĐTĐ) Các đơn vị, địa phương của Hà Nội đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc thực hành Quy chế dân chủ ở cơ sở, giúp nâng cao nhận thức của người dân về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nhờ đó, trên địa bàn thành phố không phát sinh các “điểm nóng”, đặc biệt liên quan đến giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án.
Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế

Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế

(LĐTĐ) Ngày 4/7, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Họp báo thường kỳ quý II/2024. Đáng chú ý, quanh cơ chế, chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh, Việt Nam có rất nhiều người giỏi và Bộ cùng các ngành liên quan đã có nhiều giải pháp khuyến khích các sáng chế.

Tin khác

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng trợ cấp thai sản

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng trợ cấp thai sản

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng trợ cấp thai sản là điểm mới trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.
Đảm bảo quyền lợi tối đa cho bệnh nhân BHYT

Đảm bảo quyền lợi tối đa cho bệnh nhân BHYT

(LĐTĐ) Với mục tiêu đảm bảo quyền lợi tối đa cho người bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã tập trung khai thác phát triển đối tượng tham gia BHYT để đảm bảo khả năng tiếp cận chính sách của người dân khi rủi ro đau ốm, bệnh tật. Đến nay độ bao phủ BHYT trên toàn Thành phố trên 94% dân số, hằng năm đều hoàn thành vượt chỉ tiêu Chính phủ và Hội đồng nhân dân Thành phố giao.
Từ 1/7/2024, bảng lương công chức, viên chức có nhiều thay đổi về mức lương

Từ 1/7/2024, bảng lương công chức, viên chức có nhiều thay đổi về mức lương

Từ 1/7/2024 tiếp tục áp dụng bảng lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP tuy nhiên sẽ căn cứ theo mức lương cơ sở mới của Nghị định 73/2024/NĐ-CP, từ đó bảng lương công chức, viên chức sẽ có nhiều thay đổi về mức lương.
Người dân Thủ đô phấn khởi khi nhận lương hưu mới ngay trong ngày đầu chi trả

Người dân Thủ đô phấn khởi khi nhận lương hưu mới ngay trong ngày đầu chi trả

(LĐTĐ) Ngày đầu tiên chi trả lương hưu theo mức điều chỉnh tăng thêm 15%, nhiều người dân Thủ đô bày tỏ niềm vui kép khi vừa được nhận tiền lương qua tài khoản ATM nhanh gọn, tiện lợi; vừa được tăng thêm một khoản đáng kể so với tiền lương hưu tháng 6.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2024

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, 10 Luật và 7 Nghị định mới sẽ có hiệu lực, bao gồm các lĩnh vực như tài chính, an ninh, tài nguyên nước và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chính thức cấp thẻ căn cước, thành lập lực lượng bảo vệ an ninh ở cơ sở.
Lao động nam đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm, hưởng lương hưu bằng 40%

Lao động nam đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm, hưởng lương hưu bằng 40%

(LĐTĐ) Theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, sẽ hưởng mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Những điểm mới quan trọng trong Luật BHXH (sửa đổi) liên quan đến quyền lợi của người lao động

Những điểm mới quan trọng trong Luật BHXH (sửa đổi) liên quan đến quyền lợi của người lao động

(LĐTĐ) So với Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014, Luật BHXH (sửa đổi) được Quốc hội thông qua hôm nay (29/6) có nhiều thay đổi hướng tới các mục tiêu lớn như: Mở rộng đối tượng tham gia; gia tăng quyền, lợi ích trong thụ hưởng chính sách; tăng cường chế tài xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH…
9 điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

9 điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

(LĐTĐ) Sáng 29/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 đã biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH - sửa đổi). Có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025, Luật BHXH (sửa đổi) có nhiều thay đổi lớn, bổ sung nhiều quyền lợi cho người tham gia.
Rút BHXH một lần: 3 thiệt thòi người lao động không thể bỏ qua

Rút BHXH một lần: 3 thiệt thòi người lao động không thể bỏ qua

(LĐTĐ) Người lao động nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần có nguy cơ bỏ lỡ cơ hội hưởng lương hưu hằng tháng, chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí và chế độ tử tuất.
Các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng theo lương cơ sở từ 1/7

Các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng theo lương cơ sở từ 1/7

(LĐTĐ) Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hiện các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội đang được tính theo mức lương cơ sở. Do đó, khi mức lương cơ sở tăng từ ngày 1/7/2024, các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng sẽ tăng theo.
Xem thêm
Phiên bản di động