Đề xuất rút BHXH một lần tương ứng với mức người lao động đóng
Đối thoại với hơn 100 doanh nghiệp FDI Nhật Bản về chính sách BHXH, BHYT Tham gia BHXH bắt buộc càng phải ưu đãi Chính phủ đề xuất đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu |
Thảo luận tại tổ, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn Hà Nội) bày tỏ ủng hộ đề xuất giảm lợi ích từ việc rút BHXH một lần theo phương án 2 của điểm đ tại Điều 77, cho rằng cần phải có biện pháp để người lao động ở lại hệ thống lâu hơn và tạo điều kiện để họ có đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Đồng thời, đại biểu kiến nghị mức rút BHXH không phải là 50%, mà tương ứng với mức đóng bảo hiểm của người lao động, để người lao động chỉ có thể rút khoản tiền họ đóng vào quỹ, còn khoản tiền mà người sử dụng lao động đóng sẽ được giữ lại để chi trả một phần lương hưu sau này.
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội thảo luận tại tổ chiều 2/11. Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn Điện Biên) nhìn nhận, quy định hưởng BHXH một lần là nội dung luôn được thảo luận, tranh luận khá gay gắt vì xung đột lợi ích. Người đã đóng BHXH mong muốn được rút tiền ngay khi mất việc để giải quyết những nhu cầu tài chính cấp bách của mình. Nhà nước thì lại muốn bảo vệ quyền lợi lâu dài cho người lao động, nhất là khi họ hết tuổi lao động, già yếu, không còn thu nhập nữa, không muốn họ trở thành gánh nặng tài chính cho bản thân gia đình họ, cho xã hội. Mong muốn của cả 2 bên đều rất chính đáng.
Theo đại biểu đoàn Điện Biên, trong thực tế, tiền đóng BHXH là để dưỡng già và gắn với bảo hiểm y tế, vốn được chi trả như nhau không phụ thuộc vào số năm đóng cũng như mức hưởng BHXH. Mà với mục tiêu mở rộng, dần hướng tới bao phủ trợ cấp xã hội, BHYT thì cuối cùng những người rút BHXH hưởng một lần sẽ vẫn được Nhà nước đảm bảo.
Cũng không có cơ sở lo lắng về trượt giá, vì thực tiễn cho thấy, mỗi khi cải cách tiền lương, nâng mức lương tối thiểu, Nhà nước luôn điều chỉnh phù hợp lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở.
Do đó, đại biểu Tạ Thị Yên cho rằng các quy định để tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần như trong Dự án Luật là rất cần thiết và hợp lý, nhân văn như: Giảm điều kiện hưởng lương hưu xuống 15 năm hay hưởng trợ cấp hằng tháng trong trường hợp không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách Nhà nước đảm bảo trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng...
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) phát biểu tại phiên thảo luận tổ. |
Cùng góp ý nội dung này, theo đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội), chúng ta không khuyến khích việc rút BHXH một lần, tuy nhiên, người tham gia đóng vào thì có quyền được rút ra, nhưng là hưởng phần 8% đã đóng và phải trừ đi chi phí quản lý. Phần còn lại do doanh nghiệp đóng, người sử dụng lao động đóng thì sẽ đưa vào để trở thành Quỹ trợ cấp hưu trí.
Cùng quan tâm đến nội dung này, đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn Hòa Bình) dẫn Tờ trình của Chính phủ và báo cáo tổng kết thi hành Luật cho biết, sau 7 năm thực hiện Luật, số người hưởng BHXH một lần còn cao, tổng số lượt người hưởng BHXH một lần là khoảng 4,5 triệu lượt người.
Trong đó, có gần 1,3 triệu lượt người sau khi nhận BHXH một lần tiếp tục quay trở lại thị trường lao động và tiếp tục tham gia BHXH, chiếm gần 28% tổng số lượt người nhận BHXH một lần giai đoạn 2016-2022. Như vậy, trong giai đoạn này, ước khoảng 3,5 triệu người hưởng BHXH một lần và rời bỏ hoàn toàn hệ thống BHXH (đến thời điểm hiện tại), chiếm tỷ lệ hơn 70% số lượt người hưởng BHXH một lần, về cơ bản, số người hưởng BHXH một lần năm sau cao hơn năm trước (mức tăng bình quân 6,5%/năm)…
Đại biểu đoàn Hòa Bình thống nhất với phương án 1 của dự thảo Luật, trong đó, quy định hưởng BHXH một lần đối với trường hợp “Người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm”.
Vì dự thảo Luật đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn khuyến khích người lao động khi bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần như: Chỉ cần đóng BHXH đủ 15 năm và đủ tuổi nghỉ hưu thì được hưởng hưu; hưởng trợ cấp hằng tháng trong trường hợp có thời gian đóng BHXH mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội; hưởng bảo hiểm y tế do quỹ BHXH đóng, thời gian hưởng bảo hiểm y tế tối đa bằng thời gian đóng BHXH của người lao động; trong thời gian nghỉ việc mà chưa có việc làm thì người lao động còn được hưởng chính sách hỗ trợ về tín dụng nhằm giải quyết khó khăn tài chính trước mắt…
“Tôi đề nghị Chính phủ tiếp tục đánh giá kỹ lưỡng nguyên nhân của việc rút BHXH một lần từ đó hoàn thiện các chính sách có liên quan theo hướng bảo đảm tốt nhất quyền lợi lâu dài của người lao động tham gia bảo hiểm nhưng cũng hài hòa với nguyên tắc đóng - hưởng, có chia sẻ của BHXH”, đại biểu nói.
Các đại biểu nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra trước khi thảo luận tại tổ. |
Trước đó, trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, về quy định hưởng BHXH một lần, dự thảo Luật đề xuất 2 phương án.
Phương án 1 quy định việc hưởng BHXH một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau:
Nhóm 1: Đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần.
Nhóm 2: Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 1/7/2025) thì không được nhận BHXH một lần (chỉ giải quyết hưởng BHXH một lần trong các trường hợp: Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH hiện hành).
Phương án 2 là: "Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành VHTTDL phải tăng tốc, bứt phá trong năm 2025
Tin mới 18/12/2024 16:52