Đề xuất rà soát vướng mắc thực tiễn trong xã hội hoá hoạt động thi hành án dân sự

(LĐTĐ) Mục tiêu cụ thể được đề ra là phấn đấu nâng cao kết quả thi hành án kinh doanh thương mại; nâng tỷ lệ thi hành các bản án kinh doanh thương mại xong về việc và về tiền trong kỳ báo cáo thống kê từ mức 57,60% về việc và 37,44% về tiền của năm 2020 lên tỷ lệ 60% về việc và 40% về tiền vào năm 2026.
Thêm cơ chế ủy thác, thuận lợi hơn trong thu hồi tài sản thi hành án Đề xuất các giải pháp ứng phó linh hoạt, phù hợp để thi hành án hiệu quả Vì sao tài sản tham nhũng khó thu hồi?

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, vừa góp ý vào Dự thảo Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự đối với các bản án kinh doanh, thương mại, do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.

Theo VCCI, hoạt động thi hành án trong thời gian qua chứng kiến tình trạng quá tải về khối lượng công việc. Theo tính toán, trung bình trong giai đoạn 2018-2020, mỗi chấp hành viên thụ lý mỗi năm là 223 việc. Như vậy, trung bình chỉ hơn một ngày rưỡi (1,5 ngày), một chấp hành viên lại phải hoàn thành xong một vụ việc thi hành án.

Giá trị về tiền mà mỗi chấp hành viên phải xử lý cũng rất lớn, ở mức 60 tỷ đồng/chấp hành viên/năm. Trong khi đó, số lượng nhân sự của cơ quan thi hành án không đủ nhiều và khó có thể tăng đủ lớn để đáp ứng do yêu cầu về tinh giản biên chế bộ máy Nhà nước. Do vậy, công tác thi hành án luôn gặp tình trạng quá tải, tồn đọng một lượng lớn án dân sự.

Đề xuất rà soát vướng mắc thực tiễn trong xã hội hoá hoạt động thi hành án dân sự
Ảnh minh họa (ảnh: VOV)

Xuất phát từ tình trạng đó, xã hội hoá hoạt động thi hành án là cần thiết nhằm giảm tải gánh nặng cho Nhà nước, đồng thời cung cấp cho doanh nghiệp có nhu cầu một lựa chọn khác. Tuy vậy, hiện nay, việc xã hội hoá hoạt động thi hành án còn tương đối hạn chế, chủ yếu mới thực hiện với các hoạt động thủ tục như tống đạt giấy tờ, lập vi bằng. Các hoạt động liên quan đến xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp thi hành án còn rất mờ nhạt.

Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung vào Đề án nhiệm vụ nghiên cứu, rà soát quy định pháp luật và vướng mắc thực tiễn trong việc xã hội hoá hoạt động thi hành án dân sự.

Bên cạnh đó, theo VCCI, chất lượng thi hành án kinh doanh, thương mại ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của doanh nghiệp với hoạt động này, do vậy, những đánh giá về chất lượng thi hành án kinh doanh thương mại là rất cần thiết.

Các nghiên cứu, đánh giá độc lập, chuyên sâu sẽ cung cấp các thông tin về chất lượng thi hành án kinh doanh, thương mại gồm cả các thông tin thực tiễn như thời gian thực hiện trên thực tế, năng lực của chấp hành viên, tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực…

Từ đó sẽ giúp cho các cơ quan Nhà nước nhận diện được các vấn đề đang tồn tại, mức độ phức tạp và nghiêm trọng của vấn đề, khả năng cải thiện vấn đề. VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá độc lập về chất lượng, hiệu quả thi hành án kinh doanh, thương mại vào Đề án, ví dụ như thông qua các cuộc khảo sát từ cộng đồng doanh nghiệp.

Theo Bộ Tư pháp, việc xây dựng Đề án nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành các bản án kinh doanh thương mại, hướng tới nâng cao hiệu quả thiết chế thực thi phán quyết giải quyết tranh chấp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, nhất là của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài.

Đồng thời, bảo đảm tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật; củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước trong việc thực thi các bản án kinh doanh thương mại, các phán quyết giải quyết tranh chấp, từ đó cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế của đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Mục tiêu cụ thể được đề ra là phấn đấu nâng cao kết quả thi hành án kinh doanh thương mại; nâng tỷ lệ thi hành các bản án kinh doanh thương mại xong về việc và về tiền trong kỳ báo cáo thống kê từ mức 57,60% về việc và 37,44% về tiền của năm 2020 lên tỷ lệ 60% về việc và 40% về tiền vào năm 2026.

Nâng cao chất lượng thi hành án kinh doanh thương mại; đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về trình tự thủ tục, quy định pháp luật liên quan. Khắc phục tình trạng sai sót, vi phạm trong quá trình tổ chức thi hành án; đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp, giảm thiểu chi phí, thời gian của cá nhân, tổ chức kinh doanh.

Bên cạnh đó, rút ngắn thời gian tổ chức thi hành án; nâng cao tỷ lệ doanh nghiệp, người dân đánh giá “phán quyết của tòa án được thi hành nhanh chóng” từ mức 79,1% của năm 2020 lên mức 85% vào năm 2026, góp phần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 4/11, Quốc hội sẽ dành cả ngày làm việc để thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và một số nội dung khác.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba

(LĐTĐ) Tiếp tục chuyến công tác tại Cộng hòa Cuba, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công viên mang tên Người ở Thủ đô La Habana; thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba.
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới

Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại thành phố Hà Nội năm 2024 tại Cuba, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với Viện Cuba hữu nghị với các dân tộc (ICAP).
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Hôm nay, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam

Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình đối ngoại nhân dân năm 2024, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố làm Trưởng đoàn đã có buổi gặp gỡ bà Marcelle Torres Alves Okuno - người được Đại sứ quán đề xuất bổ nhiệm Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Brazil.
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường

Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành hai Nghị quyết về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường.
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất

TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất

(LĐTĐ) Ngày 31/10, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ban hành Quyết định số 100 quy định về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diệc tích tối thiểu được tách thửa đất trên địa bàn Thành phố.
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa

Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa

(LĐTĐ) So với các quy định trước đây, quy định mới của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), chủ đầu tư dự án bất động sản (BĐS), dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên toàn thành phố (TP) không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án cho tổ chức, cá nhân tự xây dựng nhà ở. Trong khi đó tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương cũng ban hành các quy định mới về tách thửa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út

Chiều 29/10, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm làm việc tại Vương quốc Ả-rập Xê-út, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út Mohammed bin Salman Bin Abdulaziz Al Saud.
Xem thêm
Phiên bản di động