Đề xuất mở rộng chi trả bảo hiểm y tế với một số bệnh hiểm nghèo
Trao tặng sổ BHXH, thẻ BHYT đến người dân khó khăn tỉnh Hòa Bình Ngành Bảo hiểm xã hội: 29 năm nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội |
Bộ Y tế đang đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, với 5 nhóm chính sách quan trọng. Liên quan trực tiếp đến người dân, dự thảo Luật đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Bổ sung các đối tượng bắt buộc tham gia BHYT
Theo cơ quan chủ trì soạn thảo, dự án Luật dự kiến có 5 nhóm chính sách bao gồm: Điều chỉnh đối tượng tham gia BHYT; điều chỉnh phạm vi quyền lợi BHYT; điều chỉnh các quy định BHYT có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh; nâng cao hiệu quả quản lý trong giám định và thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT; phân bổ sử dụng quỹ BHYT hiệu quả.
Trong đó, Bộ Y tế đề nghị, bổ sung nhóm tự đóng BHYT gồm: Người sinh sống, làm việc, người được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các tổ chức, cơ sở từ thiện, tôn giáo, người Việt Nam không có giấy tờ tùy thân, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam mà không thuộc các đối tượng đã được quy định trong Luật, người lao động trong thời gian nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động tự đóng hoặc tham gia theo hình thức hộ gia đình.
Đồng thời, bổ sung các đối tượng bắt buộc tham gia BHYT để bảo đảm đồng bộ với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đang trình Quốc hội ban hành, bao gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn Nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương; chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh...
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh minh họa: B.D |
Theo Bộ Y tế, việc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể giúp duy trì và tăng đối tượng tham gia BHYT, từ đó tăng nguồn thu cho Quỹ BHYT, tăng nguồn kinh phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Năm 2023 có khoảng 2 triệu hộ có đăng ký kinh doanh, nếu chỉ riêng đối tượng này tham gia BHYT, theo Bộ Y tế, quỹ BHYT có thể tăng thêm khoảng 1.944 tỷ đồng mỗi năm. Riêng trong quý 1/2023, tại Bình Dương có hơn 36.300 lao động nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động, khi quy định đối tượng này tiếp tục tham gia BHYT sẽ giúp duy trì ổn định đối tượng và nguồn thu của Quỹ BHYT...
Mở rộng chi trả BHYT với một số bệnh hiểm nghèo
Đáng quan tâm, dự thảo Luật không quy định ngay việc mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT đối với các bệnh cụ thể, nhưng sửa đổi theo hướng giao Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện lộ trình ưu tiên theo khả năng cân đối quỹ, việc khám bệnh để đánh giá nguy cơ và điều trị ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh lý được ưu tiên mở rộng chi trả bao gồm: Ung thư cổ tử cung; ung thư vú; tăng huyết áp; đái tháo đường; viêm gan C, B.
Dự thảo Luật cũng quy định cụ thể máu, khí y tế và các chế phẩm khác để điều trị bệnh thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT; bổ sung quy định người bệnh được chẩn đoán xác định đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên khoa thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn, hoặc một số trường hợp cấp dưới không đủ năng lực chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế, được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định.
Đồng thời, quy định mức hưởng BHYT 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với một số trường hợp đặc thù không phải theo trình tự, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT...
Quan tâm đến việc BHYT sẽ mở rộng phạm vi chi trả cho một số bệnh, chị Nguyễn Thị T. (trú tại xã Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) - một bệnh nhân bị ung thư vú đang điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều cho hay, chị và các đồng bệnh rất mong sửa đổi này sớm được thông qua.
Bởi, chi phí điều trị cho bệnh của chị rất lớn, có những loại thuốc tốn vài chục triệu đồng/lần điều trị, nhưng theo quy định hiện hành, chỉ được BHYT thanh toán phần nhỏ. Từ tỉnh lẻ về Hà Nội, cộng thêm tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại, chị T đã tốn vài trăm triệu đồng cho hành trình chữa bệnh của mình...
Theo Bộ Y tế, việc mở rộng phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT mang lại giá trị kinh tế lớn, tiết kiệm chi cho Quỹ BHYT do phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm chi phí điều trị bệnh tật ở giai đoạn muộn; tiết kiệm chi phí ngân sách chi cho hoạt động phòng bệnh và chi phí để giải quyết các vấn đề sức khoẻ, xã hội.
Đối với người dân, việc mở rộng chẩn đoán và điều trị sớm một số bệnh giúp tăng khả năng bảo đảm tài chính nhờ phát hiện và điều trị sớm, giúp tiết kiệm chi phí điều trị, đi lại, tạm trú so với khi bệnh nặng, giảm chi phí đồng chi trả của người bệnh.
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi suy dinh dưỡng cấp tính nặng, việc thanh toán BHYT cho chế phẩm dinh dưỡng đặc biệt sẽ giúp giảm bớt gánh nặng về kinh tế do người bị suy dinh dưỡng nặng cấp tính bị suy giảm khả năng lao động trong tương lai. Số tiền giảm bớt dự kiến là 10% thu nhập suốt đời của một người và tránh giảm ít nhất 8% tăng trưởng kinh tế toàn xã hội...
“Người dân sẽ được Quỹ BHYT chi trả các chi phí khám, chữa bệnh góp phần đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ chi tiền túi hiện là 43% xuống còn khoảng 23% vào năm 2025”, Tờ trình của Bộ Y tế nêu rõ.
Điều này cũng giúp tăng mức độ tiếp cận của người dân với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giảm các chi phí điều trị, chi phí đi lại, thời gian chờ đợi của người dân. Từ đó, tạo niềm tin cho người dân đối với chính sách BHYT, góp phần đạt mục tiêu tăng tỷ lệ tham gia BHYT đạt mức trên 95% dân số.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Tin mới 19/11/2024 11:50