Đề xuất hỗ trợ tiền cho lao động là F1, F2 phải cách ly y tế
Công nhân lao động tỉnh Bắc Giang thực hiện cách ly y tế tham gia “Siêu thị 0 đồng” để nhận hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu. Ảnh: B.G |
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để kịp thời giảm bớt khó khăn cho người tham gia bảo hiểm xã hội trong đại dịch Covid-19, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất hỗ trợ cho người lao động đã, đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp thuộc diện F1, F2 phải cách ly y tế, gồm: Cách ly tại cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung, tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, tại nơi làm việc, các cơ sở hoặc địa điểm cách ly tập trung khác; cách ly tại nhà. Điều kiện hưởng là phải có quyết định cách ly y tế của cơ quan có thẩm quyền.
Về mức hỗ trợ, sẽ là 80.000 đồng/người/ngày (bằng mức tiền ăn trong thời gian cách ly theo quy định tại Khoản 5, điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/2/2021 của Chính phủ: “Trường hợp cách ly tại cơ sở y tế, doanh trại quân đội, trường của quân đội, cơ sở khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chọn làm nơi cách ly tập trung chỉ phải tự chi trả tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày cho cơ sở cách ly y tế tập trung”.
Thời gian hưởng là thời gian thực tế người lao động phải cách ly y tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Thời gian áp dụng từ ngày 1/6 - 31/12/2021. Về phương thức chi trả, trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả hỗ trợ cho người lao động theo phương thức trả bằng tiền mặt hoặc chuyển qua tài khoản cá nhân.
Trường hợp trong thời gian cách ly, người lao động chưa cung cấp đủ thông tin để xác nhận hưởng chính sách hỗ trợ thì có thể hoàn thiện việc cung cấp thông tin sau khi cách ly để hưởng chính sách hỗ trợ.
Khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 (có hiệu lực từ 1/1/2015) quy định: “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp”. |
Lý giải về căn cứ xây dựng đề xuất này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho rằng trên cơ sở các quy định của luật Việc làm và thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đề xuất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa bảo đảm tính pháp lý vừa bảo đảm yêu cầu thực tiễn cấp bách trong công tác phòng chống, dịch Covid-19.
Theo báo cáo nhanh của Bộ Y tế, tính đến hết ngày 28/5, cả nước có gần 38.000 người đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung và bệnh viện (trong đó có khoảng 26.000 người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp); khoảng 120.000 người đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú (trong đó có khoảng 84.000 người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp).
Theo tính toán của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, với mức hỗ trợ 80.000 đồng/người/ngày, trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp theo phương án có đến 30.000 người mắc, khoảng 1,5 triệu người phải cách ly tập trung (trong đó có khoảng 1 triệu người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp) và khoảng 4,5 triệu người phải cách ly tại nhà, nơi lưu trú (trong đó có khoảng 3 triệu người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp) thì Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cũng vẫn sẽ bảo đảm được nguồn kinh phí hỗ trợ cho người lao động.
Đánh giá tác động của đề xuất tới các mặt kinh tế, xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng: Đối với Nhà nước, sẽ không phát sinh thêm chi phí cho ngân sách Nhà nước do thay đổi chính sách. Đối với Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, vẫn đảm bảo cân đối trong dài hạn. Đối với người sử dụng lao động: Không phát sinh chi phí, nhưng vẫn đảm bảo nguồn nhân lực cho sản xuất, kinh doanh.
Đặc biệt, đối với người lao động: Việc hỗ trợ kịp thời cho người lao động trong khi phải nghỉ việc để cách ly y tế giúp giảm bớt được khó khăn về tài chính trong bối cảnh thu nhập bị giảm do tạm thời phải nghỉ việc, từ đó giúp người lao động được bảo vệ tốt hơn trước rủi ro bất khả kháng. Đặc biệt, chính sách có ý nghĩa về tác động xã hội, đó là mở rộng diện hỗ trợ, củng cố niềm tin vào sự bảo vệ của Nhà nước trước thiên tai, dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chính sách 27/10/2024 12:56
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh
Chính sách 25/10/2024 12:14
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô
Chính sách 23/10/2024 07:05
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con
Chính sách 19/10/2024 22:52
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương
Chính sách 19/10/2024 18:59
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước
Chính sách 13/10/2024 06:59
Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi
Chính sách 12/10/2024 19:24
Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế
Chính sách 03/10/2024 10:52
Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất
Chính sách 01/10/2024 09:57