Đề xuất bổ sung quyền khiếu nại, khiếu kiện của người bệnh đối với cơ sở khám chữa bệnh
Sắp xếp lại hệ thống các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập
Đây là ý kiến của đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn Hà Nội) góp ý vào dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), tại phiên thảo luận tại Tổ của Quốc hội chiều 26/5.
Bày tỏ đồng tình với nội dung trong Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội, đại biểu Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội (Đoàn Hà Nội) cho rằng, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 với những công việc mới, khó, chưa từng có tiền lệ, vai trò của hệ thống chính sách, pháp luật trong hệ thống y tế đặc biệt quan trọng.
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn Hà Nội) góp ý vào dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) |
Mặc dù hệ thống pháp liên tục được hoàn thiện nhưng dịch, bệnh đã chỉ ra không ít bất cập, hạn chế trên thực tế. Trong bối cảnh đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 30/2021/QH15 trao quyền cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, căn cứ từng nhiệm vụ cụ thể cho phép Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ linh hoạt, giải quyết những vấn đề có thể chưa có quy định trong luật để đảm bảo sức khoẻ, tính mạng của người dân.
Đại biểu cho rẳng, đây là việc chưa từng có tiền lệ, kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, đồng thời đặt ra tính cấp thiết phải hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật trong lĩnh vực y tế.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, để đảm bảo sự thống nhất hệ thống y tế, cần có quy định về nguyên tắc làm cơ sở để sắp xếp lại hệ thống các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Trong đó cần làm rõ phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Sở Y tế địa phương với các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trên nguyên tắc trừ các bệnh viện do Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý, các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập khác chịu sự quản lý của địa bàn.
Về việc sử dụng ngôn ngữ trong khám chữa bệnh, bà Hà cho biết, như ở Hà Nội, có một số phòng khám Hàn Quốc, Nhật Bản có bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nếu chỉ cho phép các bác sĩ này khám cho người có cùng ngôn ngữ thì sẽ làm hạn chế quyền được tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao của người dân Việt Nam. Theo đại biểu, cần bổ sung thêm các quy định cụ thể về điều kiện đối với người phiên dịch, bao gồm cả điều kiện chuyên môn y tế.
Cần luật hóa quy trình khám bệnh, chữa bệnh từ xa
Bà Hà cũng cho rằng, nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh từ xa chắc chắn sẽ ngày càng tăng. Triển khai hiệu quả mô hình này sẽ giúp hệ thống y tế giải quyết được nhiều vướng mắc hiện nay như giảm tập trung đông người tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội thảo luận tại Tổ. |
Trong thời gian dịch bệnh Covid-19, mô hình khám chữa bệnh từ xa đã phát huy hiệu quả tại nhiều địa phương, giúp hạn chế tình trạng bùng phát dịch bệnh, người dân yên tâm điều trị. Tuy nhiên, nội dung này tại dự thảo Luật còn chung chung, chưa cụ thể, trong khi thực tiễn hoạt động này diễn ra vô cùng đa dạng và phong phú.
Theo bà Hà, đối với những cơ sở thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa cần phải có Giấy phép hoạt động riêng, không thể sử dụng Giấy phép hoạt động như các cơ sở khám chữa bệnh thông thường. “Quy trình Khám chữa bệnh từ xa cũng cần phải được luật hoá vì có những đòi hỏi, yêu cầu khác với hoạt động khám chữa bệnh thông thường. Tôi cho rằng cần phải quy định nội dung này chi tiết, thành một mục hoặc một chương của Dự thảo”, đại biểu nói.
Đáng quan tâm, đại biểu đoàn Hà Nội đề nghị bổ sung quyền khiếu nại, khiếu kiện của người bệnh đối với cơ sở khám chữa bệnh theo hướng là căn cứ phát sinh tranh chấp trong khám, chữa bệnh chứ không phải là khiếu nại hành chính và được giải quyết theo thủ tục khiếu nại, tố cáo.
“Về mặt bản chất, quan hệ khám chữa bệnh là quan hệ dịch vụ, cơ sở khám chữa bệnh vi phạm các quy định pháp luật thì người bệnh được quyền khiếu nại, khởi kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bên cạnh việc khiếu nại tới cơ quan thanh tra y tế”, đại biểu Trần Thị Nhị Hà đề nghị.
Bên cạnh đó, đại biểu cũng kiến nghị về quy định mã định danh cho người bệnh. Theo đó, chỉ cần mã định danh là người dân có thể theo dõi được toàn bộ quá trình khám chữa bệnh của mình, tiến tới theo dõi được sức khỏe từ khi sinh ra đến khi chết đi.
Bổ sung quy định về bác sĩ gia đình
Góp ý vào dự thảo Luật, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị cần bổ sung quy định về bác sĩ gia đình và các quy định nhằm hạn chế tình trạng kê thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật cao hơn mức cần thiết, gây tốn kém cho người bệnh.
Tổ 19 thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). (ảnh: QH) |
Tổng Thư ký Quốc hội cho rằng, sử dụng dịch vụ bác sĩ gia đình là xu hướng khám, chữa bệnh của các nước trên thế giới. Ở nước ta bây giờ đời sống đã khá lên và mô hình bác sĩ gia đình cũng khá phổ biến, tuy nhiên luật chưa có một điều khoản nào về vấn đề này. Vì vậy, cần có quy định để quản lý hoạt động này.
Đại biểu Bùi Văn Cường cũng góp ý về quy định về kê đơn thuốc trong dự thảo Luật chưa thật rõ. Trong khi đó, trên thực tế có những bác sĩ kê đơn thuốc quá mức cần thiết để các nhà thuốc, hãng thuốc trục lợi. Vì thế, quy định pháp luật phải đủ rõ và sau này phải quy được trách nhiệm trong trường hợp kê thêm thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh quá mức cần thiết.
Đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn Hà Nội) lại kiến nghị Luật Khám bệnh, chữa bệnh cần có những quy định chặt chẽ để làm thế nào hạn chế được tình trạng trục lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế...
Qua thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ nhất trí cao về sự cần thiết sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh để tạo hành lang pháp lý phù hợp cho các hoạt động này. Đồng thời, các đại biểu Quốc hội đã góp ý về hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ xa; thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề; xã hội hoá công tác khám chữa bệnh...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Tin mới 19/11/2024 11:50