Nghiên cứu cơ chế đặc thù vùng có tính liên kết, lan toả cao hơn
Chiều 24/5, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.
Đề xuất thí điểm 11 chính sách đặc thù
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định thí điểm 11 chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội khác với quy định hiện hành hoặc chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.
Trong đó, để tạo đột phá và phát huy hết tiềm năng, lợi thế của Khu Kinh tế Vân Phong, dự thảo quy định các cơ chế, chính sách để thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển quy định tại Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ chiều 24/5 |
Cụ thể: Quy định Danh mục ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với định hướng ngành nghề quy định tại Nghị quyết số 09-NQ/TW; Điều kiện để trở thành nhà đầu tư chiến lược; Nhà đầu tư chiến lược được hưởng chế độ ưu đãi theo hướng được trừ 150% chi phí nghiên cứu và phát triển thực tế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và được ưu tiên về thủ tục hải quan và thủ tục về thuế…
Thẩm tra nội dung này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai nêu rõ, Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.
Về các chính sách tương đồng, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cơ bản nhất trí với các chính sách về quản lý tài chính, ngân sách, quy hoạch; đất đai tương tự như các địa phương khác vừa được Quốc hội cho phép thực hiện như: Hằng năm ngân sách Trung ương (NSTƯ) bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh không quá 70% số tăng thu NSTƯ từ một số khoản thu phân chia và một số khoản thu NSTƯ hưởng 100% so với dự toán; cho phép tỉnh Khánh Hòa được vay không quá 60% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp.
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chung đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…
Đa số ý kiến trong Ủy ban nhất trí với quy định về cho phép các huyện, thị xã, thành phố được sử dụng ngân sách cấp mình quản lý để hỗ trợ huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển thuộc phạm vi khu vực biển do tỉnh Khánh Hòa quản lý...
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định không phải tỉnh nào “xin” cơ chế, chính sách đặc thù cũng được mà phải có căn cứ chặt chẽ |
Không phải tỉnh nào “xin” cũng được
Chiều cùng ngày, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về Dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa và Tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.
Nhất trí sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội cho phép tỉnh Khánh Hòa được áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định không phải tỉnh nào “xin” cơ chế, chính sách đặc thù cũng được mà phải có căn cứ chặt chẽ.
Cụ thể, Khánh Hòa có đặc thù về vị trí địa lý, nằm ở trung tâm các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả nước; có quần đảo Trường Sa, quân cảng Cam Ranh, là tâm điểm kết nối giữa vùng Tây Nguyên với Nam Trung bộ. Việc phát triển tỉnh Khánh Hòa có vai trò quan trọng trong giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; tác động lan tỏa vùng miền.
“Địa phương nào cũng quan trọng, nhưng tỉnh Khánh Hoà hết sức quan trọng. Bộ Chính trị cũng đã có Nghị quyết số 09-NQ/TW khẳng định rõ yêu cầu cần có cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, trong đó nêu rõ Khánh Hoà phải trở thành một trong những hình mẫu về kết hợp giữa phát triển kinh tế, quốc phòng và an ninh. Do đó, cần thể chế hoá chủ trương của Đảng, tạo điều kiện để Khánh Hoà thực hiện được mục tiêu này”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Nghiên cứu có các cơ chế, chính sách đặc thù theo vùng
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, tới đây sẽ nghiên cứu có các cơ chế, chính sách đặc thù theo vùng chứ không phải là từng địa phương. Chủ trương chung của Trung ương là giao cho Chính phủ vận dụng tối đa các cơ chế, chính sách, pháp luật hiện có để có các chính sách đặc thù cho từng vùng; nếu cần thiết, Quốc hội sẽ nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách đặc thù cho vùng ở mức cao hơn để có tính liên kết vùng, tính lan toả vùng cao hơn.
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại Tổ. |
Những cơ chế, chính sách đặc thù cho một số địa phương mà Quốc hội đã quyết định và cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh Khánh Hoà mà Quốc hội đang bàn ở đây, theo Chủ tịch Quốc hội, tới đây sẽ tổng kết, đánh giá để đưa thành các quy định mang tính phổ quát chung. Sau này, nếu có cơ chế chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội thì sẽ cho vùng chứ không có đặc thù cho từng địa phương nữa (trừ việc áp dụng mô hình chính quyền đô thị ở một số địa phương).
Tại tổ Hà Nội, đại biểu Tạ Đình Thi cho rằng, Khánh Hòa có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của cả nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để bứt phá phát triển và thúc đẩy lan tỏa tích cực đến phát triển vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Do vậy, cần có có cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn TP Hà Nội) nhìn nhận, với vị trí nằm ở trung tâm các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, tỉnh Khánh Hòa giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả nước, là cửa ngõ hướng biển, tâm điểm kết nối vùng giữa Tây Nguyên với Nam Trung bộ. Do vậy, việc phát triển tỉnh Khánh Hòa có vai trò quan trọng trong giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và tác động lan tỏa vùng miền...
Qua nghiên cứu các chính sách đặc thù cho tỉnh Khánh Hòa mà Chính phủ đề xuất, nhiều đại biểu bày tỏ đồng tình, đồng thời đề nghị Chính phủ cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo những chính sách này khả thi trong thực tiễn, đảm bảo tính minh bạch, tránh trục lợi chính sách.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Tin khác
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Tin mới 19/11/2024 11:50