Để thích ứng linh hoạt cần có chiến lược, kế hoạch tổng thể

(LĐTĐ) Qua thảo luận, đa số ý kiến của các đại biểu đều đồng tình cao với nhiều nội dung trong báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Chính phủ.
Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội và hai dự án luật Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Chúng ta dần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19

Ngày 20/10, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; báo cáo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Đồng thời, thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024.

Qua thảo luận, đa số ý kiến phát biểu của đại biểu đều đồng tình cao với nhiều nội dung trong báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Chính phủ. Một số ý kiến cho rằng, Báo cáo được thực hiện công phu, chi tiết đồng thời chỉ rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế cũng như đề xuất các nhóm giải pháp toàn diện để tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Để thích ứng linh hoạt cần có chiến lược, kế hoạch tổng thể
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu thảo luận tại tổ. (Ảnh: HL)

Đại biểu Nguyễn Quốc Duyệt (Hà Nội) cho rằng, để thích ứng linh hoạt, chung sống an toàn phải có chiến lược, kế hoạch tổng thể, căn cơ để trên cơ sở thích ứng an toàn, mở cửa nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe của nhân dân, chứ không thể chỉ giải quyết tình huống.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nhìn nhận, chưa bao giờ nền kinh tế rơi tự do như vậy, cho thấy nếu không làm tốt công tác phòng, chống dịch thì việc suy thoái nền kinh tế toàn quốc sẽ xảy ra. Theo đại biểu, giãn cách xã hội là đúng, nhưng đôi khi thực hiện quá máy móc, việc tỉnh cách ly với tỉnh đã dẫn đến không chỉ doanh nghiệp ở vùng dịch mà vùng không có dịch cũng “chết” luôn vì hàng hóa bị chặn lại không lưu thông được… Theo ông Cường, thực tiễn tại Hà Nội, khi lấy tổ dân phố là nơi phòng, chống dịch thì họ tự kiểm soát rất tốt, vì vậy, nếu chúng ta lấy doanh nghiệp là chủ thể phòng, chống dịch, tự chịu trách nhiệm thì họ cũng sẽ phải tự lo.

Nhấn mạnh ngành nông nghiệp là ngành duy nhất tăng trưởng dương, mỗi khi quốc gia rơi vào khủng hoảng thì nông nghiệp lại thành điểm sáng, đại biểu cho rằng nên cần nhìn nhận lại việc phát triển, đầu tư cho nông nghiệp.

Để thích ứng linh hoạt cần có chiến lược, kế hoạch tổng thể
Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu tại tổ. (Ảnh: HL)

Cho rằng trong đại dịch, các gói hỗ trợ an sinh xã hội có tính động viên rất lớn, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) cho rằng, cần đánh giá tổng thể cách làm và các kết quả đạt được. Về việc miễn, giảm thuế, đại biểu cho rằng, nguồn lực ít nhưng tính dàn trải vẫn còn, nếu không phân biệt lĩnh vực để hỗ trợ sẽ rất khó, ví dụ thương mại diện tử thì tác động chừng mực nhưng du lịch, dịch vụ sẽ khác, nên cần có chính sách phù hợp với từng lĩnh vực.

Theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, Chính phủ cần đánh giá tổng thể và đưa ra lộ trình sắp tới, có kịch bản khác nhau, tránh bị động, có dự phòng ngân sách vững chắc hơn và tăng dự phòng ngân sách Trung ương. Về cải cách tiền lương, Bộ Chính trị đã quyết định tạm dừng để tăng nguồn lực cho phòng, chống dịch bệnh, nhưng thời gian lùi cũng đã kéo dài 2 năm nên Chính phủ phải cân đối nguồn lực để những năm tiếp theo có thể chủ động, không lỡ nhịp thực hiện cải cách tiền lương.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, trong phòng, chống dịch phải huy động được sự vào cuộc của người dân. Trong điều kiện mở cửa trở lại, tuyệt đối không chủ quan, vì “vi rút đi khi nào không biết, đến khi nào không hay”. Đồng thời, phải hết sức bình tĩnh, khoa học và linh hoạt, vì bây giờ chúng ta hiểu về dịch hơn trước, nếu xảy ra thì khoanh vùng thật hẹp, xét nghiệm đúng trọng tâm, trọng điểm. Trong điều trị, về nguyên tắc với F0 nếu đủ điều kiện thì phải cách ly tập trung, còn việc tổ chức bệnh viện dã chiến thì tùy tình hình, nếu quá sức y tế cơ sở thì phải có bệnh viện dã chiến, điều này phải nhận thức mềm dẻo, linh hoạt…

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, công tác phòng, chống dịch của Hà Nội được triển khai một cách bài bản, khoa học nhưng hết sức linh hoạt, với mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Hà Nội đã huy động được sự vào cuộc của hệ thống chính trị, huy động được sức dân. Trong đợt dịch thứ tư vừa qua, với nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng Hà Nội vẫn kiên định không để các F1, F0 cách ly, điều trị tại nhà, bởi hệ thống y tế của Thủ đô vẫn đáp ứng được.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng nhìn nhận, thời gian tới khi mở cửa trở lại các trường đại học thì lượng sinh viên ngoại tỉnh, người lao động về thành phố cao, là nguy cơ bùng phát dịch lớn. Vì vậy, giải pháp tốt nhất phải là từ cơ sở, sự chung sức đồng lòng của mỗi người dân, từ các Tổ Covid cộng đồng, công an phường, xã… để theo dõi di biến động dân cư. Cùng với đó, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm trả mũi 2 vắc xin cho người dân, đẩy mạnh tuyên truyền song song với xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm để tạo sức răn đe…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục từ 27/4 đến hết 1/5 (làm bù vào ngày thứ Bảy 4/5). Thời gian nghỉ lễ kéo dài, đây cũng là khoảng thời gian nhiều gia đình tổ chức ăn uống, vui chơi… tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong dịp nghỉ lễ.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban kiểm đếm công việc từ đầu năm 2024 đến nay và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo từ nay đến hết năm 2024.
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng, với giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng.
Quận Hai Bà Trưng: Khen thưởng 19 “Công nhân giỏi” và 30 tập thể làm tốt công tác ATVSLĐ

Quận Hai Bà Trưng: Khen thưởng 19 “Công nhân giỏi” và 30 tập thể làm tốt công tác ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và lãnh đạo Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng đã trao tặng Giấy khen cho 19 “Công nhân giỏi" quận Hai Bà Trưng đã có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất và tặng Giấy khen cho 30 tập thể thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận năm 2024.

Tin khác

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai hàng loạt giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Ngày 18/4 (mùng 10/3 âm lịch) nhiều người dân đã đến Đền thờ Hùng Vương để dâng hương trong ngày Giỗ Tổ.
Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia đền Hồng Sơn, thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

(LĐTĐ) Tối 17/4, tại Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba.
Xem thêm
Phiên bản di động