Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số
Chiến lược xác định phát triển số với việc tạo tăng trưởng dựa trên yếu tố đầu vào là công nghệ số và dữ liệu số, trở thành một trong những phương thức phát triển chủ đạo mới để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, thích ứng và kiên cường trước các thử thách trong thế giới nhiều biến động khó dự báo trước.
Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính (Ảnh minh họa) |
Phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.
Phát triển xã hội số giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số an toàn, nhân văn và rộng khắp.
Chiến lược hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế số và xã hội số, trong đó: Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin, viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.
Kinh tế số bao gồm: Kinh tế số ICT là công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông; kinh tế nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số, các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung với cầu và các dịch vụ trực tuyến trên mạng; kinh tế số ngành là hoạt động kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực.
Chiến lược đặt mục tiêu phát triển kinh tế số ICT với trọng tâm là doanh nghiệp, sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam, hài hòa với thu hút FDI có chọn lọc, gia tăng hàm lượng xuất khẩu.
Phát triển kinh tế số nền tảng với với trọng tâm là các nền tảng số quốc gia, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực. Phát triển kinh tế số ngành với trọng tâm là ưu tiên đưa vào sử dụng các nền tảng số dùng chung, thống nhất trong từng ngành, lĩnh vực.
Các mục tiêu cơ bản về phát triển kinh tế số đến năm 2025 gồm có: Tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; và tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.
Với phát triển xã hội số, Chiến lược nêu rõ các đặc trưng cơ bản gồm: Công dân số, kết nối số và văn hóa số. Phát triển xã hội số đi đôi với tạo dựng các giá trị văn hóa phù hợp với thời đại số, tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa thế giới, làm giàu đời sống tinh thần của người Việt Nam. Phát huy sự sáng tạo của người dân trong xã hội số, đồng thời bảo vệ người dân trước các mối nguy cơ, đe dọa trong xã hội số.
Chiến lược đặt mục tiêu cơ bản đến năm 2025 tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%; Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%; Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%; Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%; Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng internet băng rộng cáp quang đạt 80%...
Chiến lược nêu ra các nhóm nhiệm vụ phát triển nền móng kinh tế số và xã hội số trong tất cả các ngành, lĩnh vực, tập trung phát triển một số ngành, lĩnh vực trọng điểm như: Nông nghiệp và nông thôn, y tế, giáo dục đào tạo. lao động việc làm và an sinh xã hội...
Bộ Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì tổ chức triển khai Chiến lược; hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Chiến lược; chủ trì thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, nền tảng số quốc gia và kinh tế nền tảng; đồng thời kiểm tra, giám sát, định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Chiến lược.
Các Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp, bố trí vốn chi thường xuyên hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản liên quan để triển khai Chiến lược. Các Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào nội dung Chiến lược để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với sự phát triển kinh tế số, xã hội số...
Các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp Nhà nước ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng số, hạ tầng bưu chính rộng khắp cả nước đáp ứng yêu cầu bùng nổ của phát triển kinh tế số, xã hội số...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thành lập Nghiệp đoàn nghề sinh vật cảnh huyện Thạch Thất
Chung tay xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển
Kỹ sư trẻ FECON được vinh danh với giải pháp đột phá
Tập đoàn Bamboo Capital 4 lần liên tiếp đạt giải Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á
Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Doanh nghiệp luôn đồng hành và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Thủ đô Hà Nội
Sức hút từ cuộc thi “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”
Tin khác
Sức hút từ cuộc thi “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”
Văn hóa 07/10/2024 20:04
Xây dựng quy chế tuyển sinh lớp 10 tránh tình trạng học lệch, học tủ
Giáo dục 07/10/2024 20:03
Hà Nội ghi nhận thêm 284 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 07/10/2024 16:57
Nhiễm uốn ván do vết thương máy bào gỗ cắt vào tay
Y tế 07/10/2024 16:50
Hà Nội và những Cửa ô: Hành trình 70 năm qua tài liệu lưu trữ
Văn hóa 07/10/2024 15:56
Hà Nội đa sắc trong "Làng làng phố phố Hà Nội" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến
Văn hóa 07/10/2024 15:47
Văn hóa Việt Nam hút khách tại Làng Pháp ngữ ở Paris
Văn hóa 07/10/2024 15:08
Đặc sắc Liên hoan múa dân gian huyện Thanh Trì
Văn hóa 07/10/2024 13:25
Phát huy tiềm năng "đất tụ thủy, tụ nhân, tụ tài, tụ lực" để Hà Nội vươn mình
Xã hội 07/10/2024 13:20
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 khép lại thành công rực rỡ
Du lịch 06/10/2024 22:46