Để Quốc ca là tài sản chung của quốc gia
Linh thiêng hồn dân tộc giữa muôn trùng khơi Khi Tổ quốc cần họ sẵn sàng lên đường |
Khán giả ngỡ ngàng và bức xúc
Theo đó, trước trận đấu Việt Nam - Lào, ở phần cử hành Quốc ca, ngay khi các cầu thủ đặt tay phải lên ngực trái thể hiện sự tự hào và tình yêu Tổ quốc thì âm thanh đã bị tắt, cùng lời giải thích xuất hiện trên màn hình: “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường. Mong quý vị và khán giả thông cảm”. Điều này xảy ra khi theo dõi trận đấu trên Youtube, còn trên sóng truyền hình quốc gia, khán giả vẫn được nghe rõ nhạc ca khúc này.
Hình ảnh dòng chữ tắt tiếng Quốc ca. |
Sự việc này xảy ra khiến nhiều khán giả ngỡ ngàng và bức xúc. Trên mạng xã hội, nhiều người đã bày tỏ sự khó hiểu khi Quốc ca bị tắt tiếng. Ông Nguyễn Văn Dưỡng (Hoàng Mai, Hà Nội) bày tỏ: “Tối 6/12, khi phát sóng trận Việt Nam và Lào trên Youtube, đơn vị giữ bản quyền đã tắt tiếng Quốc ca, kèm giải thích “vì lý do bản quyền âm nhạc”. Tôi thấy rất khó hiểu vì dù bất kỳ lý do gì đi chăng nữa thì việc ngắt tiếng phần hát Quốc ca của các cầu thủ trong trận bóng đá này là không thể chấp nhận được bởi Quốc ca là hồn cốt của dân tộc, có giá trị rất thiêng liêng đối với người Việt Nam”.
Sự việc này khiến người hâm mộ nhớ ngay đến câu chuyện gần đây, VTV tố Quốc ca của Việt Nam - bài hát “Tiến quân ca” bị BH Media xác nhận sở hữu bản quyền. Sau đó, BH Media đã có văn bản trả lời báo chí, truyền thông không liên quan đến vụ tắt tiếng Quốc ca.
“Chúng tôi khẳng định chúng tôi không liên quan đến việc trận đấu Việt Nam - Lào phát hôm 6/12 bị tắt tiếng phần Quốc ca, cũng như không liên quan đến các trận đấu trước đó bị tắt tiếng Quốc ca. Các kênh YouTube phát sóng các trận đấu bóng đá mới chính là người chủ động tự động tắt tiếng Quốc ca. Chúng tôi không rõ nguyên nhân vì sao đơn vị tiếp sóng các trận đấu trong khuôn khổ AFF Cup (trên nền tảng YouTube) chủ động tắt tiếng phần hát Quốc ca mở đầu toàn bộ các trận đấu đã diễn ra giữa: Singapore - Myanmar, Timor Leste - Thái Lan, Campuchia - Malaysia và Việt Nam - Lào.
Công ty BH Media chưa từng và không bao giờ nhận sở hữu quyền tác giả bài hát “Tiến quân ca”, chúng tôi cũng chưa từng có bất cứ hành vi nào ngăn chặn hoặc gây cản trở cộng đồng nghe hoặc sử dụng bài hát “Tiến quân ca” như thông tin một số trang tin tức đã đăng tải”, đại diện BH Media cho biết.
Thiết nghĩ, Quốc ca là thể diện, danh dự của dân tộc, mặc dù năm 2006 Bộ VHTTDL đã giao cho Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phát miễn phí song có lẽ do không thông tin rộng rãi bằng văn bản đến công chúng, nên có thể vì lý do bản quyền dẫn đến sự cố hy hữu, đáng tiếc trên. |
Trước đó, trong trận đấu giữa Việt Nam và Ả Rập Xê Út diễn ra vào tối 16/11, kênh YouTube của FPT (đơn vị có bản quyền tiếp sóng trận đấu) đã mất doanh thu vì trận đấu dùng bản ghi Tiến quân ca do hãng đĩa nước ngoài là Marco Polo sản xuất. Video của trận đấu nói trên đã bị Naxos Digital Services US (đại diện cho Hãng đĩa Marco Polo) thông báo xác nhận sở hữu bản quyền bản ghi Quốc ca Việt Nam.
Sản phẩm do hãng bỏ tiền thu âm, đăng ký bản quyền trên YouTube, ai muốn sử dụng bản ghi phải xin phép. Có thể đơn vị tiếp sóng trận Việt Nam - Lào là Next Media muốn tránh rắc rối về vi phạm bản quyền bản ghi âm khi chưa xin phép chủ sở hữu, nên chủ động tắt âm thanh phần hát Quốc ca ở nền tảng online này.
Bộ đã có nhưng cần công bố rộng rãi…
“Tiến quân ca” là tác phẩm do cố nhạc sĩ Văn Cao (1923–1995) sáng tác vào năm 1944 và được sử dụng làm Quốc ca của nước ta kể từ năm 1945 đến nay. Được biết, Bản ghi Quốc ca đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chuyển giao cho Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, công bố trên Internet từ 2006 đến nay. Đây là bản ghi Quốc ca chuẩn mà các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoàn toàn có thể sử dụng miễn phí.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng đã làm việc với các cơ quan liên quan, đồng thời có ý kiến chính thức như sau: Ca khúc “Tiến quân ca” là Quốc ca của Việt Nam. Bộ VHTTDL có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và phải thực hiện các biện pháp cần thiết gìn giữ phát huy giá trị của Quốc ca. Pháp luật của Việt Nam quy định nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm này một cách trực tiếp hay gián tiếp (bao gồm trên mạng) theo quy định pháp luật.
Bộ VHTTDL yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam. Next Media sau đó cho biết đơn vị này sẽ chấp hành yêu cầu từ Bộ VHTTDL, không tắt tiếng phần Quốc ca trong những sự kiện sắp tới “Từ hôm nay (7/12/2021), khán giả và người hâm mộ sẽ được hưởng thụ trọn vẹn, toàn bộ phần nghi lễ bao gồm Quốc ca trước mỗi trận đấu của đội tuyển Việt Nam trên mọi nền tảng phát sóng”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05