Để nông sản không còn bị “giải cứu”!

(LĐTĐ) Việc dịch Covid-19 bùng phát ở Hải Dương diễn ra trong thời gian dài khiến việc tiêu thụ, lưu thông mặt hàng nông sản gặp khó khăn phải tiến hành “giải cứu” là đương nhiên và không bàn cãi. Tuy nhiên, cùng thời điểm này một số địa phương ở miền Tây, thậm chí cả huyện Mê Linh của Hà Nội cũng phải kêu gọi giải cứu nông sản lại tiếp tục là câu chuyện dài về chủ đề nông nghiệp!
Hà Nội: Tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tiêu thụ nông sản Nhiều mặt hàng nông sản ở Đông Cao (Mê Linh) bị ùn ứ, không tìm được đầu ra

“Giải cứu” liệu có trở thành mãn tính?

Hơn một năm qua, không chỉ ở Việt Nam, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rõ nét tới nhiều ngành, nghề như: du lịch, sản xuất công nghiệp, vận tải, xuất nhập khẩu, nông nghiệp,… thậm chí, nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh phá sản, người lao động mất việc làm. Tuy nhiên, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, cách phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã vượt khó, thậm chí tìm được cơ hội phát triển trong giai đoạn dịch bệnh; qua đó, đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế trong năm 2020.

Để nông sản không còn bị “giải cứu”!
Giải cứu nông sản là cần thiết, nhưng trong cơ chế thị trường người dân cần tuân thủ nghiêm “luật chơi” của thị trường thế giới.

Nói vậy để thấy rằng, trong khó khăn chúng ta vẫn thể hiện được sự đoàn kết, sẻ chia, chung sức chung lòng; điều đó được thể hiện rõ nhất khi những ngày qua, không chỉ có người dân Thủ đô Hà Nội, mà tại nhiều địa phương trong cả nước đã đồng lòng, sẻ chia cùng người dân Hải Dương và các địa phương giáp ranh “giải cứu” nông sản giúp người nông dân. Đơn cử như ở Hà Nội, trên nhiều tuyến phố chính, không khó để người dân bắt gặp các điểm bán hàng nông sản hỗ trợ người dân Hải Dương, thậm chí tại các hệ thống phân phối, siêu thị, cửa hàng tiện ích,… việc “giải cứu” nông sản cũng được các doanh nghiệp vào cuộc mạnh mẽ.

Đề cập đến câu chuyện “giải cứu” nông sản tại Hải Dương, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, đây là hành động cần thiết và kịp thời; tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rõ nguyên nhân khiến nông sản Hải Dương rơi vào cảnh “giải cứu” đó chính là việc “ngăn sông, cấm chợ” tại một số địa phương. Cùng với đó, việc xuất khẩu nông sản của Hải Dương lại phụ thuộc hoàn toàn vào đường biển, qua Hải Phòng, khiến cho Hải Dương trở nên thụ động khi các phương tiện vận tải gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển.

“Kết thúc sự việc giải cứu nông sản ở Hải Dương cho thấy, cần phải có những kịch bản sẵn sàng cho những tình huống cần giải cứu hàng hóa lúc có dịch, hay không có dịch ở các tỉnh thành phố trên cả nước. Từ đó, cứ theo kịch bản để thực hiện, đồng thời giảm bớt các công văn báo cáo không cần thiết, tốn thời gian chi phí mà đem lại những kết quả tức thời”, ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.

Trong khi câu chuyện “giải cứu” nông sản Hải Dương chưa lắng xuống, những ngày này, tại một số địa phương ở Hà Nội như: Mê Linh, Chương Mỹ, Bắc Từ Liêm,… nhiều người dân cũng rơi vào cảnh “mong chờ giải cứu” khi nông sản được mùa, nhưng rớt giá thê thảm; thậm chí, một số nơi người dân phải ngậm ngùi nhổ bỏ.

Trước thực trạng này, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan đã đề nghị, các địa phương có nông sản ùn ứ khẩn trương cung cấp đầu mối các mặt hàng có giá bán thấp trên địa bàn để từ đó, Sở Công Thương sẽ kết nối với các đơn vị doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất, chợ đầu mối… để hỗ trợ hướng ra cho nông sản.

Phải tự giải cứu chính mình

“Giải cứu” nông sản là cần thiết, đặc biệt, trong những lúc khó khăn câu chuyện giải cứu còn thể hiện tinh thần đoàn kết, đùm bọc, khích lệ người dân vượt qua khó khăn. Ðiều đó càng góp phần khẳng định các giá trị truyền thống quý báu “lá lành đùm lá rách” của dân tộc,… vẫn luôn được phát huy. Đặc biệt, đó còn là sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ người dân kết nối, tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, việc giải cứu nông sản chỉ là giải pháp ngắn hạn và nếu áp dụng thường xuyên sẽ vô tình biến “một căn bệnh cấp tính thành mãn tính” đối với ngành nông nghiệp.

Bởi thực tế, câu chuyện “giải cứu” nông sản không phải là vấn đề mới. Nhiều năm qua, mỗi khi “được mùa mất giá”, thiên tai, dịch bệnh, khó khăn do tình hình xuất nhập khẩu,… nông sản trong nước lại rơi vào tình trạng như vậy. Hiện tượng này lặp đi lặp lại khiến không ít người nhận định, nông sản Việt Nam cứ “đến hẹn lại… chờ giải cứu”.

Để nông sản không còn bị “giải cứu”!
Người dân cần chủ động nắm bắt thông tin, diễn biến thị trường để có kế hoạch sản xuất phù hợp thực tế.

Trong khi đó, một nghịch lý khác khiến người tiêu dùng cảm thấy chạnh lòng đó là, trong khi nông sản Việt phải giải cứu hoặc rớt giá thê thảm, thì sản phẩm tương tự từ Trung Quốc, Thái Lan vẫn tràn ngập thị trường Việt Nam. Có thể thấy rõ điều đó khi dạo quanh các chợ từ thành thị đến nông thôn và ngay cả trong các siêu thị, nông sản ngoại nhập vẫn hiện diện với số lượng lớn. Tuy nhiên, một vấn đề cũng cần phải lưu ý rằng, khi người nông dân phải bán sản phẩm với giá rẻ, thì người tiêu dùng vẫn phải sử dụng với giá đắt,...

Trước thực trạng này, không ít hội nghị, hội thảo được các cấp, ngành tổ chức nhằm tìm hướng đi và đầu ra cho nông sản, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Thực tế cho thấy, nông sản Việt Nam không thể mãi trông chờ “giải cứu”, mà phải tự “giải cứu” chính mình. Bởi, giải cứu không chỉ để bán vài chục tấn rau bắp cải, vài ba chục tấn hành lá, củ cải,… mà đó phải là chuỗi hoạt động quy củ, khép kín và chuyên nghiệp.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh do Covid-19 còn phức tạp, có khả năng chưa sớm kết thúc, xét ở phương diện tích cực, những khó khăn hiện tại đối với sản xuất và tiêu thụ nông sản Việt Nam sẽ tạo động lực để người nông dân, doanh nghiệp, các cơ quan, ban ngành cùng các địa phương phải nhìn nhận lại và thay đổi để tự cứu chính mình.

Trong đó, các cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm tổ chức lại sản xuất, cung cấp thông tin đầy đủ cho các bên tham gia chuỗi sản xuất, tiêu thụ, kết nối chặt chẽ giữa sản xuất, phân phối và tiêu thụ; quy hoạch lại vùng sản xuất nông sản; mở rộng thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường, đa dạng hóa nông sản thay vì chỉ khuyến khích sản xuất một vài loại nông sản thế mạnh; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản,…

Đặc biệt, trong cuộc cạnh tranh thị trường hiện nay, người nông dân cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt "luật chơi" của thị trường thế giới, qua đó mới hy vọng mở rộng đầu ra cho sản phẩm của mình, nếu không người chịu thiệt hại trước nhất là chính bản thân họ. Bởi thẳng thắn nhìn nhận, để xảy ra tình trạng "giải cứu" nông sản trách nhiệm thuộc về chính người nông dân, khi hầu hết mọi người vẫn giữ thói quen sản xuất nhỏ lẻ, chậm ứng dụng khoa học - kỹ thuật, ít quan tâm đến thông tin thị trường nên nhiều người sản xuất, nuôi trồng ồ ạt.

Trước thực trạng đó, tại buổi làm việc nhằm nắm bắt thông tin sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho một số vùng sản xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội, lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội đã lưu ý, về lâu dài để tránh tình trạng phải “giải cứu” nông sản trong những vụ thu hoạch sắp tới, các địa phương phải chủ động làm việc, thông tin tới các đơn vị phân phối về sản lượng, giá, nhu cầu để hai bên kết nối, tiêu thụ ổn định về lâu dài. Đồng thời, cần nắm bắt diễn biến thị trường để có kế hoạch sản xuất phù hợp thực tế, không để dư thừa nông sản, gây lãng phí của cải xã hội. Đặc biệt, cần xem xét đầu tư xây dựng hoặc liên kết với các đơn vị sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch./.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Truy tố nhóm đối tượng cho vay nặng lãi, ném mắm tôm ép người vay trả nợ

Truy tố nhóm đối tượng cho vay nặng lãi, ném mắm tôm ép người vay trả nợ

(LĐTĐ) Nguyễn Văn Thành và các đồng phạm đã góp vốn, lập trang web, vận hành đường dây "bốc bát họ" với lãi suất lên đến 292%. Khi người vay trả tiền không đúng thời hạn, nhóm này sẽ đòi nợ bằng thủ đoạn ném mắm tôm và dầu luyn vào nhà khách hàng, nhằm đe dọa và ép họ phải trả nợ.
Huỳnh Thị Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024

Huỳnh Thị Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024

(LĐTĐ) Tối 12/11 (giờ Hà Nội), Huỳnh Thị Thanh Thủy đã xuất sắc vượt qua 75 thí sinh để đăng quang ngôi vị Hoa hậu Quốc tế (Miss International) 2024 tại Tokyo, Nhật Bản.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực đất đai, khoáng sản

Tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực đất đai, khoáng sản

(LĐTĐ) Phát biểu làm rõ một số vấn đề tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật; tiếp tục rà soát, cắt giảm và tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, nhất là chi thường xuyên; tăng cường thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực, nhất là về đầu tư, tài sản công, đất đai, khoáng sản.
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn

(LĐTĐ) Chiều 12/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024, tại khu dân cư thôn Muôn, xã Tuyết Nghĩa (huyện Quốc Oai).
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Tác giả Mị Dung ra mắt tác phẩm văn học “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi”

Tác giả Mị Dung ra mắt tác phẩm văn học “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi”

(LĐTĐ) Sau thành công của tác phẩm văn học “Ngẩng mặt nhìn mặt”, tác giả Mị Dung vừa cho ra mắt truyện dài thứ hai, có tên “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi” do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành.
Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

(LĐTĐ) Chiều 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 88,52%).

Tin khác

Giá vàng trong nước “sập” mạnh theo giá vàng thế giới

Giá vàng trong nước “sập” mạnh theo giá vàng thế giới

(LĐTĐ) Sáng nay (12/11), sau khi bước vào phiên giao dịch chính thức, giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh ở cả vàng nhẫn và vàng miếng SJC.
Giá xăng dầu hôm nay (12/11): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay (12/11): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu

(LĐTĐ) Ngày 12/11/2024, giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu, với dầu WTI giảm 3,17% xuống còn 68,16 USD/thùng và dầu Brent giảm 2,61% còn 71,94 USD/thùng. Sự sụt giảm này được cho là bắt nguồn từ kế hoạch kích thích kinh tế mới của Trung Quốc không đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư, khiến nhu cầu dầu từ quốc gia tiêu thụ lớn thứ hai thế giới có dấu hiệu suy yếu. Thêm vào đó, dự báo nguồn cung dầu toàn cầu sẽ tăng trong năm 2025 càng gây áp lực lớn lên giá dầu.
Tỷ giá USD hôm nay (12/11): Đồng USD thế giới quay đầu tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (12/11): Đồng USD thế giới quay đầu tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng 12/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố mức 24.263 VND/USD, giảm 15 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 105,5 điểm, tăng 0,5%.
Giá vàng thế giới giảm mạnh, đồng USD mạnh lên

Giá vàng thế giới giảm mạnh, đồng USD mạnh lên

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/11): Vàng thế giới giảm mạnh, với giá vàng giao ngay giảm 64,3 USD xuống 2.622,6 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.629,1 USD/ounce, giảm 62,7 USD so với rạng sáng qua.
Giá vàng hôm nay (12/11): Vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt giảm

Giá vàng hôm nay (12/11): Vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (12/11), giá vàng trong nước đồng loạt sụt giảm. Dù vàng trong nước kéo dài đà giảm, nhiều người vẫn xếp hàng mua vào.
Giá xăng dầu hôm nay (11/11): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (11/11): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (11/11), giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc do nguồn cung dầu ngày càng tăng trong bối cảnh nhu cầu giảm sút và bất ổn địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 70,43 USD/thùng, giảm mạnh 2,74%; giá dầu Brent ở mốc 73,9 USD/thùng, giảm 2,33%.
Tỷ giá USD hôm nay (11/11): Đồng USD thị trường tự do tăng

Tỷ giá USD hôm nay (11/11): Đồng USD thị trường tự do tăng

(LĐTĐ) Sáng nay (11/11/2024), tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.278 VND/USD. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,95 điểm.
Giá vàng hôm nay (11/11): Giá vàng sẽ tiếp tục giảm trong tuần mới?

Giá vàng hôm nay (11/11): Giá vàng sẽ tiếp tục giảm trong tuần mới?

(LĐTĐ) Hôm nay (11/11/2024), mở đầu tuần mới các chuyên gia nhận định thị trường vàng thế giới, trong nước sẽ tiếp tục giảm.
Chuyên gia nhận định: Giá vàng biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro

Chuyên gia nhận định: Giá vàng biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro

(LĐTĐ) Thị trường vàng trong nước sắp kết thúc một tuần giảm mạnh chưa từng có. Chuyên gia khuyến cáo, trong bối cảnh giá vàng lên xuống bất thường như hiện nay, người đầu tư sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đồng Nai: Kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD trong 10 tháng năm 2024

Đồng Nai: Kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD trong 10 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Ngoài các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, hiện cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai đang nỗ lực kết nối, tìm kiếm lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với các đối tác để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
Xem thêm
Phiên bản di động