Đề nghị tiếp tục tổ chức cấp phòng tại một số vụ đặc thù

(LĐTĐ) Bộ Tư pháp đề nghị Chính phủ cho phép tiếp tục duy trì phòng thuộc một số vụ đặc thù có quy mô từ 30 biên chế trở lên, nhiều mảng công việc và có chức năng xây dựng pháp luật, quản trị nhân sự.
Thí điểm cách tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng

Ngày 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã chủ trì thẩm định dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 96/2017/NĐ-CP, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.

Theo Báo cáo tại phiên thẩm định, trên cơ sở Nghị định số 96/2017/NĐ-CP, các đơn vị của Bộ Tư pháp được tổ chức khoa học, hợp lý để thực hiện chuyên sâu, toàn diện, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ.

Tuy nhiên, sau hơn 4 năm thực hiện, nhiều quy định của Nghị định đã bộc lộ những điểm chưa phù hợp với các văn bản mới được ban hành cũng như thực tiễn thực hiện tổ chức, hoạt động của Bộ.

Đề nghị tiếp tục tổ chức cấp phòng tại một số vụ đặc thù
Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 96/2017/NĐ-CP (ảnh: An Như)

Hiện, Bộ Tư pháp có 22 tổ chức hành chính thuộc Bộ, bao gồm: 1 tổng cục, 11 cục, 8 vụ, 2 tổ chức tương đương (Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ) và 5 đơn vị sự nghiệp công lập. Số lượng các phòng thuộc vụ, cục thuộc Bộ đã thực hiện thu gọn, giảm bớt 13 phòng (có 11/22 đơn vị đã cắt giảm đầu mối đơn vị cấp phòng). Ngoài ra, Bộ Tư pháp còn có 6 đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị đã được Bộ Tư pháp phân định rõ ràng, không có sự trùng lặp, chồng chéo; phương thức và lề lối làm việc khoa học hơn, mở rộng dân chủ, phân cấp quản lý được đẩy mạnh đi đôi với việc tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát trong thực hiện...

Dự thảo Nghị định bổ sung chức năng “trợ giúp pháp lý” - chức năng đã được giao cho Bộ Tư pháp theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.

Về cơ cấu tổ chức, dự thảo Nghị định tiếp tục giữ ổn định mô hình tổ chức đối với 19 đơn vị. Đồng thời, chuyển đổi Cục Con nuôi thành Vụ Con nuôi; chuyển đổi Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thành Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức lại Cục Công tác phía Nam thành Cục Tư pháp địa phương; đổi tên Viện Khoa học pháp lý thành Viện Chiến lược và khoa học pháp lý.

Đáng quan tâm, Bộ Tư pháp đề nghị Chính phủ cho phép tiếp tục duy trì phòng thuộc một số vụ đặc thù có quy mô từ 30 biên chế trở lên, nhiều mảng công việc và có chức năng xây dựng pháp luật, quản trị nhân sự, hoặc tham gia đàm phán quốc tế, hoạt động đối ngoại cần có lãnh đạo quản lý từ cấp phòng trở lên.

Theo Bộ Tư pháp, việc duy trì cấp phòng đối với các đơn vị nêu trên là đáp ứng quy định về thành lập phòng thuộc vụ (có 30 biên chế trở lên, bố trí tối thiểu 7 biên chế/phòng) đáp ứng tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 101/2020/NĐ-CP. Duy trì cấp phòng ở các vụ là rất cần thiết để đảm bảo tính chuyên sâu, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ công tác.

Qua thời gian tổ chức cấp phòng ở các vụ, đã cho thấy tính hiệu quả của mô hình này phù hợp với tính chất công việc của các vụ thuộc Bộ Tư pháp là đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về xây dựng pháp luật, chủ yếu tập trung về thẩm định, góp ý, nghiên cứu chính sách, luật để phục vụ cho công tác của Bộ Tư pháp và công tác hoàn thiện thể chế chung của Chính phủ. Do vậy lãnh đạo cấp phòng đóng vai trò như một bước sàng lọc, kiểm soát chất lượng của các công việc chuyên môn.

Bên cạnh đó, cấp phòng có tính chất là trung gian để bảo đảm tham mưu, giúp lãnh đạo vụ quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các công việc được bao quát, thông suốt, bài bản.

Việc duy trì cấp phòng để tạo môi trường đào tạo, rèn luyện công chức trong vai trò lãnh đạo, quản lý, tạo tiền đề trước khi có thể bổ nhiệm vào các vị trị lãnh đạo cấp cao hơn; khuyến khích sự phấn đấu rèn luyện của công chức, viên chức...

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát các nội dung để đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời nghiên cứu, tiếp thu, tổng hợp các ý kiến tại phiên thẩm định, hoàn thiện hồ sơ để Bộ Tư pháp trình cấp có thẩm quyền.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Giờ thứ 9” mùa 3 sẽ tái ngộ khán giả vào 28/4

“Giờ thứ 9” mùa 3 sẽ tái ngộ khán giả vào 28/4

(LĐTĐ) Sẵn sàng cho một mùa mới đầy cảm hứng, "Giờ thứ 9" mùa 3 chính thức quay trở lại, mang theo hơi thở mới của niềm vui và sự nỗ lực không ngừng. Chương trình “Giờ thứ 9” mùa 3 với phiên bản mới được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tiếp tục phối hợp thực hiện, sẽ lên sóng vào lúc 15 giờ ngày 28/4 trên kênh VTV3.
Công đoàn Giáo dục Nghệ An phát động Tháng công nhân 2024

Công đoàn Giáo dục Nghệ An phát động Tháng công nhân 2024

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 và phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024).
Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết trao giải Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2023.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.

Tin khác

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Xem thêm
Phiên bản di động