Để đẩy lùi dịch phải quyết tâm cắt đứt nguồn lây

(LĐTĐ) Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện nhiều giải pháp rất kịp thời, đúng, trúng trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, từ đó đạt được thành công là không để dịch bùng phát trên địa bàn trong thời gian qua. Tuy nhiên, nguy cơ của dịch bệnh vẫn rất cao, qua việc sàng lọc cho thấy vẫn có các F0 rải rác, lẩn khuất trong cộng đồng, do đó việc giãn cách, thực hiện nghiêm 5K là biện pháp vô cùng quan trọng để cắt đứt nguồn lây của vi rút.
Thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, tranh thủ "thời gian vàng" đẩy nhanh tiến độ bóc tách F0 [Infographic] 9 bước xử lý khi phát hiện F0 tại cơ quan, đơn vị

Chưa thể đưa số ca bệnh trở về 0

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn, Hà Nội đang triển khai lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng đối với khu vực có nguy cơ và đối tượng nguy cơ. Hoạt động nhằm mục tiêu phát hiện sớm các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 để kịp thời khoanh vùng, xử lý ổ dịch, hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Để triển khai hoạt động này hiệu quả, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đợt 1 cho hơn 300.000 người, trong đó có 186.000 mẫu là người sống trong khu vực nguy cơ và 114.000 mẫu là người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao. Cụ thể, từ ngày 9/8 đến nay, các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đã lấy được 313.010 mẫu để xét nghiệm, phát hiện 29 ca dương tính.

Để đẩy lùi dịch phải quyết tâm cắt đứt nguồn lây
Nhân viên y tế quận Hai Bà Trưng lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc vi rút SARS- CoV-2 cho người dân tại các khu vực nguy cơ cao.

Ông Khổng Minh Tuấn cho biết: “Hiện Thành phố có nhiều khu vực có ổ dịch trong cộng đồng, ngoài những khu vực phong tỏa, chúng tôi tiến hành lấy rộng các mẫu xét nghiệm tại những khu vực không phong tỏa để phát hiện F0. Nhiều trường hợp ho, sốt trong cộng đồng, dù không liên quan dịch tễ nhưng chúng tôi cũng lấy mẫu xét nghiệm rộng cho những đối tượng này”. Trong khi đó, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cũng cho biết, những đối tượng nguy cơ cao là người đi lại nhiều như shipper, vận chuyển hàng hóa của bưu điện, đối tượng bán hàng ở chợ… Khu nguy cơ cao là khu có nhiều ca bệnh lẻ tẻ, không tập trung thành ổ dịch nhưng có diễn biến rất nhanh.

Dựa trên kết quả test cho khoảng hơn 300.000 người vừa qua, ông Khổng Minh Tuấn thông tin, ngay trong chiều 16/8, Hà Nội tiếp tục xây dựng phương án mở rộng lấy mẫu xét nghiệm đợt 2 với khoảng 1 triệu mẫu. Hy vọng sau đợt 2 quét bằng mở rộng xét nghiệm, Hà Nội có thể truy vết hết được F0 đang rải rác trong cộng đồng.

Đánh giá về tình hình dịch tại Hà Nội, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết: Hà Nội không để dịch bùng lên đã là thành công và thể hiện sự nỗ lực cố gắng của hệ thống chính trị và nhân dân, bởi ngay lập tức không thể đưa số ca bệnh trở về 0 nhưng hạn chế, cắt đứt được nguồn lây là hiệu quả rõ nét công tác phòng dịch đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, Hà Nội đã khẩn trương triển khai lấy mẫu xét nghiệm diện rộng có chỉ định, trong vòng 1 tuần qua đã lấy 300 nghìn mẫu xét nghiệm để sàng lọc, qua đó phát hiện một số ca F0. Đặc biệt, qua xét nghiệm rộng, sớm, các trường hợp sốt phát hiện nhiều vùng nguy cơ ở các địa phương là cách làm hiệu quả của Hà Nội và cho thấy năng lực tốt của y tế cơ sở.

Đồng bộ nhiều giải pháp cắt đứt nguồn lây

Theo ông Trần Đắc Phu, Hà Nội có ưu điểm là đã có những biện pháp kiểm soát sớm và quyết liệt để dịch không bùng phát lên trong những ngày giãn cách xã hội. Cùng với kiểm soát chặt chẽ người ra đường tại chốt kiểm dịch trên các tuyến đường, phố, Hà Nội cũng đã và đang triển khai hiệu quả các “vùng xanh”, trong đó phát huy được vai trò tự quản, giám sát được người ra vào từng ngõ, ngách.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Trần Đắc Phu cho rằng, nguy cơ của Hà Nội vẫn rất cao, qua việc sàng lọc cho thấy vẫn có các F0 rải rác, lẩn khuất trong cộng đồng, do đó việc giãn cách, thực hiện nghiêm 5K là biện pháp vô cùng quan trọng để cắt đứt nguồn lây. Bên cạnh đó, những nguy cơ lây nhiễm từ các chuỗi như ngân hàng, bưu điện, shipper, đơn vị cung cấp hàng hóa vào siêu thị,… cũng cần phải được tập trung có biện pháp, không để dịch lây lan từ đây.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Lã Thị Lan, một kênh thông tin rất hiệu quả để phát hiện ca bệnh là việc khai báo ho, sốt qua Bluezone, tờ khai y tế điện tử. Thực tế trong thời gian qua, từ tổng hợp của Sở Thông tin và Truyền thông hàng ngày, các trường hợp khai báo ho, sốt đã được lấy mẫu xét nghiệm và đã phát hiện nhiều ca F0. Do đó, người dân hãy tích cực khai báo y tế, đặc biệt là khi có các biểu hiện như ho, sốt, khó thở để được lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm, sàng lọc kịp thời.

Đồng quan điểm trên, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Lã Thị Lan cũng cho rằng vẫn còn hiện tượng phong tỏa chưa chặt, người dân trong khu vực phong tỏa vẫn gặp gỡ, đi chợ trong khu vực. Một số khu phong toả như Liên Ninh (Thanh Trì), Văn Chương (Đống Đa) hay Đông Anh,… vẫn phát hiện những ca dương tính. “Vì vậy, giãn cách là biện pháp hiệu quả nhất để tránh lây lan, nhưng cần phải giám sát chặt các khu vực này thì mới không bùng phát dịch. Xác định việc tận dụng thời gian giãn cách, hạn chế tối đa di chuyển để sàng lọc các F0”, bà Lã Thị Lan nhấn mạnh.

Để quyết liệt phòng, chống dịch hơn nữa, Tiến sĩ Trần Đắc Phu cho rằng cần tiếp tục triển khai việc xét nghiệm diện rộng có chỉ định, tập trung vào đối tượng, địa bàn nguy cơ. Nhưng cần xác định rằng xét nghiệm chỉ là thời điểm hiện tại, còn khi mở cửa, di biến động ra vào Hà Nội tăng thì vẫn có khả năng bùng dịch, vì vậy cần triển khai mạnh mẽ hơn việc giãn cách, 5K, quét mã QR ở các cơ quan, đơn vị, siêu thị, điểm công cộng. Cùng đó, Hà Nội cần tiếp tục bảo vệ “vùng xanh”, vùng an toàn mới có thể đảm bảo bền vững. Bảo vệ vùng an toàn không có nghĩa là "ngăn sông cấm chợ", mà là bảo vệ từ nếp sống, từ siêu thị, xóm ngõ, nhà máy an toàn.

Bên cạnh đó, tận dụng thời gian giãn cách, ông Trần Đắc Phu cho rằng, thành phố Hà Nội cần phải tăng tốc độ tiêm cho đối tượng có nguy cơ cao như người già, người có bệnh lý nền, vùng dịch có nguy cơ cao và tiến tới tiêm cho toàn dân. Việc tiêm vắc xin Covid-19 không chỉ dành cho người có hộ khẩu Hà Nội mà phải tiêm cho người sống trên thành phố Hà Nội vì dịch có thể lây lan cho mọi người trên địa bàn. “Hiện Hà Nội đang đăng ký online tiêm chủng, do đó cũng cần rà soát xem các đối tượng đã đăng ký hết chưa để bao phủ tiêm”, ông Trần Đắc Phu cho biết thêm.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.
Huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4, UBND và Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết’’.
Hơn 700 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội tham dự hội khỏe CNVCLĐ năm 2024

Hơn 700 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội tham dự hội khỏe CNVCLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí thi đua lao động sản xuất sôi nổi của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ngành Xây dựng Hà Nội chào mừng Tháng Công nhân, Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024, sáng 26/4, Sở Xây dựng Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức Hội khỏe trong CNVCLĐ ngành Xây dựng năm 2024.
Huyện Mỹ Đức phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Huyện Mỹ Đức phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Huyện Mỹ Đức tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân; Hội khỏe công nhân viên chức lao động huyện.

Tin khác

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

(LĐTĐ) Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tổ chức điều chuyển vắc xin giữa các địa phương và nỗ lực phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) để có thể sớm tiếp nhận vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.
Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

(LĐTĐ) Chiều 26/8, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 3.195 ca mắc Covid-19 (giảm 151 ca so với ngày trước đó). Ngoài ra, trong 24 giờ qua, số bệnh nhân nặng, phải thở ô xy tăng lên 162 ca (tăng 23 ca so với ngày trước đó) và không ghi nhận ca tử vong.
Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Công an tổ chức hội nghị về nhiệm vụ, giải pháp công tác phòng, chống dịch bệnh và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong Công an nhân dân. Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Bộ Công an, chủ trì hội nghị.
Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.04, BA.05… Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.
Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mới đây đã ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND về việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, liều nhắc lại lần 2 (mũi 4).
Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Quyết định số 1226/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Y tế cho biết đã có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế nội địa (di chuyển nội địa, nơi công cộng, nhà hàng...) trong phòng, chống dịch Covid-19.
Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

(LĐTĐ) Theo Bộ Y tế, các cán bộ, nhân viên có liên quan đến công tác cấp "Hộ chiếu vắc xin" Covid-19, nếu để xảy ra các biểu hiện tiêu cực thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Dự kiến, đối tượng tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 là người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19, cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động