Để cung - cầu ma túy không còn đất sống
Luật phòng, chống ma túy (sửa đổi): Đề xuất ba nhóm chính sách khắc phục bất cập, hạn chế Tận cùng của tội ác vì ma túy |
Tại phiên họp, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày Tờ trình. Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, việc sửa đổi Luật Phòng chống ma tuý là do thực tiễn thi hành Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; một số quy định của Luật Phòng, chống ma túy hiện hành không thống nhất, đồng bộ với quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật Xử lý vi phạm hành chính mới được ban hành… do vậy đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống ma túy.
Buôn bán, sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng tinh vi (ảnh VOV) |
Bên cạnh đó, do sự thay đổi tình hình, một số quan hệ xã hội mới xuất hiện liên quan đến công tác phòng, chống ma túy nhưng chưa có quy định của luật để điều chỉnh và thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy” xác định “sớm sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo hướng đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống ma túy, có chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy”.
Việc xây dựng Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về phòng, chống ma túy; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống ma túy. Trong đó, lực lượng Công an nhân dân là nòng cốt, chủ trì công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; nâng cao nguồn lực cho công tác phòng, chống ma túy; quản lý tốt người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, góp phần ngăn chặn, đấu tranh từng bước loại trừ tệ nạn ma túy, tội phạm ma túy ra khỏi đời sống xã hội; ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma túy thẩm lậu vào trong nước.
Sau khi nghe trình bày Tờ trình của Chính phủ, Quốc hội nghe trình bày Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh trình bày, nêu rõ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ về các quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Luật, đồng thời nhấn mạnh thêm: Trong công tác phòng, chống ma túy, phòng ngừa và dự phòng vẫn là chính. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Đầu tư cho công tác phòng, chống ma túy là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước. Nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện đối với các dịch vụ cơ bản cho người cai nghiện ma túy; các địa phương theo phân cấp quản lý của Luật Ngân sách nhà nước quan tâm bố trí nguồn ngân sách cho hoạt động này; cá nhân và gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm tham gia, đóng góp.
Theo Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, người sử dụng trái phép chất ma túy và người nghiện ma túy là người có hành vi vi phạm pháp luật, vì vậy, quan điểm đối xử với họ cần theo hướng: Duy trì việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; có biện pháp quản lý sau cai nghiện ma tuý tại cộng đồng trong thời gian nhất định; kết hợp các biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền địa phương, xã hội, cộng đồng, gia đình đối với người sử dụng trái phép chất ma túy và người nghiện ma túy đã hoàn thành chương trình cai nghiện ma túy khi trở về cộng đồng và đa dạng hóa hình thức cai nghiện, thực hiện các phương thức cai nghiện phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Năm 2020, đã phát hiện 30.332 vụ phạm tội về ma túy (nhiều hơn 30,02%), thu giữ hàng tấn ma túy các loại, tiếp tục triệt phá được nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia với số lượng lớn.Tuy nhiên, tội phạm ma túy vẫn diễn biến phức tạp trong điều kiện cách ly, giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19; áp lực ma túy từ bên ngoài vào nước ta còn rất lớn; toàn quốc hiện có 235.012 người nghiện có hồ sơ quản lý, tiềm ẩn phát sinh nhiều phức tạp về tội phạm và vi phạm pháp luật...
Thảo luận về Báo cáo của Chính phủ, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (tỉnh Đồng Tháp) băn khoăn tình trạng mua bán, vận chuyển ma túy số lượng lớn tuy được triệt phá nhưng số lọt lưới không phải là ít. Bên cạnh đó, người nghiện ma túy có hướng trẻ hóa, không những ở thành thị mà đã len lỏi vào tận vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc. Thủ đoạn của bọn này là tìm kẽ hở của pháp luật để lách luật, nhằm tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng, cho nên đại biểu đề nghị cần có những biện pháp tích cực để xử lý nghiêm, nhằm phòng ngừa, răn đe.
Đại biểu Tống Thanh Bình (tỉnh Lai Châu) đề cập đến vấn đề đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Tuy nhiên, từ thực tiễn công tác xem xét, áp dụng biện pháp xử lý hành chính, cai nghiện bắt buộc tại tòa án, nhiều địa phương, đơn vị còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc xác định chính xác người bị đề nghị lại chủ yếu dựa vào thông tin các tài liệu trong hồ sơ do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Hơn nữa, đối với trường hợp người bị đề nghị vắng mặt không có lý do chính đáng tại phiên họp thì việc xác định người bị đề nghị của tòa lại càng khó khăn hơn, đặc biệt ở các địa phương miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Năm 2020, đã phát hiện 30.332 vụ phạm tội về ma túy (nhiều hơn 30,02%), thu giữ hàng tấn ma túy các loại, tiếp tục triệt phá được nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia với số lượng lớn. Tuy nhiên, tội phạm ma túy vẫn diễn biến phức tạp trong điều kiện cách ly, giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19; áp lực ma túy từ bên ngoài vào nước ta còn rất lớn; toàn quốc hiện có 235.012 người nghiện có hồ sơ quản lý, tiềm ẩn phát sinh nhiều phức tạp về tội phạm và vi phạm pháp luật... |
Tờ trình của Chính phủ về sửa đổi Luật Phòng, chống ma túy nêu rõ, thực tiễn thi hành Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; một số quy định của Luật hiện hành không thống nhất, đồng bộ với quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật Xử lý vi phạm hành chính mới được ban hành… do vậy đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống ma túy.
Qua thẩm tra Dự luật, Ủy ban Về các vấn đề xã hội nhấn mạnh, trong công tác phòng, chống ma túy thì phòng ngừa và dự phòng vẫn là chính và đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đầu tư cho công tác phòng, chống ma túy là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Báo cáo thẩm tra cũng nêu rõ, người sử dụng trái phép chất ma túy và người nghiện ma túy là người có hành vi vi phạm pháp luật, vì vậy, cần duy trì việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Đồng thời, có biện pháp quản lý sau cai nghiện ma tuý tại cộng đồng trong thời gian nhất định, kết hợp các biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền địa phương, xã hội, cộng đồng, gia đình với người sau cai khi trở về cộng đồng.
Ủy ban thẩm tra cũng đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về biện pháp cưỡng chế trong trường hợp người được yêu cầu xét nghiệm không chấp hành việc xét nghiệm trong thời gian được quản lý tại cộng đồng.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho hay: “Chúng ta đang phải suy nghĩ về Pháp lệnh 09 về việc xử lý vi phạm hành chính đối với đối tượng nghiện. Chỗ này hiệu lực kém và phát sinh nhiều vấn đề mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đặt vấn đề, kể cả các địa phương quản lý cũng rất khó khăn. Bây giờ, Bộ Y tế coi đó là người bệnh chứ không phải là người có nguy cơ trở thành tội phạm nguy hiểm. Chính vì vậy, cách xử sự về mặt hành chính không hiệu quả, chỗ này dẫn đến kiểm soát người nghiện khi lên cơn rồi thì thực hiện hành vi phạm tội rất nguy hiểm và rất nhanh. Nghị quyết của Bộ Chính trị đã đặt vấn đề có thêm chế tài nghiêm khắc hơn đối với người nghiện”.
Hà Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Tin khác
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
Tin nóng 23/12/2024 17:26
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Tin nóng 22/12/2024 13:22
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Tin nóng 22/12/2024 10:19
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện các vụ việc kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu
Tin nóng 20/12/2024 21:43
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin nóng 19/12/2024 10:35
Bình Dương: Triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy có nhiều tiền án
Tin nóng 19/12/2024 08:28
TP.HCM: Bắt 3 đối tượng mua bán, vận chuyển hơn 42kg ma túy các loại
Tin nóng 16/12/2024 16:48
Bình Dương: Khởi tố các đối tượng mua bán hoá đơn trái phép
Tin nóng 14/12/2024 07:44
Nhập khẩu "khí cười" nhưng khai báo là phụ gia thực phẩm với trị giá hơn 5 triệu USD
Tin nóng 11/12/2024 11:04
Cách thức lừa đảo của "Mr Pips" Phó Đức Nam và "Mr Hunter" Lê Khắc Ngọ
Tin nóng 11/12/2024 06:41