Để công nghiệp văn hóa Thủ đô thành ngành kinh tế mũi nhọn

(LĐTĐ) Mới đây, Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Theo đó, Nghị quyết đặt mục tiêu tạo bước phát triển toàn diện các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có thương hiệu, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu. Phóng viên báo Lao động Thủ đô đã cuộc trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội xoay quanh việc thực hiện Nghị quyết này.
Phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô từ các không gian sáng tạo Hà Nội: Phát triển công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế mũi nhọn Hà Nội: Bàn giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa tại Thủ đô

Phóng viên: Thưa ông, ông đánh giá thế nào khi Hà Nội ban hành Nghị quyết về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”?

Ông Bùi Hoài Sơn: Đây không chỉ là tin vui đối với những người yêu văn hóa Hà Nội mà còn cả đối với những người yêu văn hóa Việt Nam. Việc Hà Nội ban hành Nghị quyết về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là một đột phá và đáp ứng kỳ vọng của những người yêu văn hoá Hà Nội để làm sao sử dụng nguồn lực văn hóa, sáng tạo to lớn và phong phú của Hà Nội phát triển Thủ đô trong thời gian tới, nhất là khi Hà Nội trở thành thành viên của Mạng lưới “Các Thành phố sáng tạo của UNESCO” ở lĩnh vực Thiết kế sáng tạo.

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô thành ngành kinh tế mũi nhọn
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Việc ban hành Nghị quyết này cũng rất thiết thực để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội và Chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVII) khi Thành phố xác định văn hoá là khâu đột phá. Tại Đại hội Đảng bộ Thành phố vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Hà Nội tự hào là nơi hội tụ, kết tinh và toả sáng của vùng đất địa linh nhân kiệt, hội tụ nhân tài của đất nước; làm nên một hình ảnh tiêu biểu của cả nước, một “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”; là “Thành phố vì hoà bình” và nay Hà Nội là “Thành phố sáng tạo”.

Đây chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới”, vàTổng Bí thư căn dặn: “Người Hà Nội phải sống thực sự có văn hoá, tiêu biểu cho văn hoá dân tộc”. Đặc biệt là khi Hội nghị Văn hoá toàn quốc vừa được tổ chức gần đây, Tổng Bí thư đã nhắc đến những thông điệp rất có ý nghĩa về văn hoá: “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi”, “văn hoá là hồn cốt của dân tộc.Văn hoá còn thì dân tộc còn”...

Trong đó, Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh rằng để chấn hưng ngành văn hoá của đất nước thì cần phải khẩn trương phát triển ngành công nghiệp văn hoá. Phát triển các ngành công nghiệp văn hoá giúp chúng ta tận dụng được rất nhiều lĩnh vực văn hoá của Hà Nội, phát huy được lợi thế của Hà Nội là mảnh đất tụ hội của rất nhiều nhân sĩ, trí thức, các nhà văn hoá, các văn nghệ sĩ nổi tiếng của đất nước cũng như tận dụng được cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phát triển văn hoá Thủ đô xứng tầm với mảnh đất ngàn năm văn hiến.

Chính vì thế, tôi đánh giá rất cao nỗ lực của Hà Nội trong việc ban hành Nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hoá của Thủ đô, từ đó giúp cho văn hoá của Thăng Long-Hà Nội toả sáng, tạo điều kiện cho sự phát triển của Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung, đồng thời cũng sẽ có tác động tích cực trong việc xây dựng con người Hà Nội văn minh, thanh lịch trong thời gian sắp tới.

Phóng viên: Thưa ông, phải chăng việc phát triển công nghiệp văn hoá tạo đà cho những lĩnh vực khác phát triển?

Ông Bùi Hoài Sơn: Ở đây, chúng ta phải nhấn mạnh là công nghiệp văn hoá có hệ số lan toả, tác động rất lớn tới nhiều lĩnh vực của Thủ đô và đất nước. Khi chúng ta phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô tức là được hiểu văn hoá đã trở thành một tài sản, nguồn lực to lớn của Hà Nội. Khi văn hoá phát triển thì các lĩnh vực khác cũng sẽ phát triển và có lợi ích như chính trị, xã hội, kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ...

Ví như, giáo dục chẳng hạn, nếu chúng ta làm tốt công tác phát huy giá trị di tích, chúng ta không chỉ lan tỏa những giá trị của di sản đến nhiều người, đặc biệt là học sinh, sinh viên, mà thông qua đó hiểu biết tốt hơn về lịch sử, chúng ta sẽ khợi gợi tình yêu quê hương, đất nước trong thế hệ trẻ. Khi họ hiểu lịch sử Hà Nội thì họ sẽ thêm yêu mảnh đất, con người văn hoá Thủ đô và từ đó sẽ mong muốn phát triển quê hương, đất nước. Nó giống như một vòng xoáy hỗ trợ nhau để cùng phát triển.

Hay việc phát triển công nghiệp văn hoá cũng sẽ bảo đảm gắn kết được văn hoá và kinh tế, đem lại giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, thời trang, du lịch... Phát triển công nghiệp văn hoá cũng bảo đảm được câu chuyện chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu mới nhất của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với nhiều ngành, lĩnh vực...

Phóng viên: Trong Nghị quyết, Thành uỷ đặt mục tiêu đến năm 2045, Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo” của khu vực châu Á, thành phố kết nối toàn cầu, trung tâm văn hóa, du lịch lớn đặc sắc, có sức cạnh tranh quốc tế. Ông đánh giá như thế nào về mục tiêu này?

Ông Bùi Hoài Sơn: Việc Hà Nội gia nhập Mạng lưới “Các Thành phố sáng tạo của UNESCO” có một ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển văn hoá nói riêng và phát triển Thủ đô nói chung. Khi chúng ta coi sự sáng tạo là yếu tố then chốt, là hạt nhân của sự phát triển của Hà Nội thì sự sáng tạo này nó không chỉ nằm trong lĩnh vực văn hoá, không chỉ là sử dụng giá trị tiềm năng văn hoá để khai thác cho sản phẩm văn hoá nữa mà sáng tạo còn phải nằm ở tất cả các khâu, các lĩnh vực, các yếu tố, các thành phần, sáng tạo trở thành định hướng cho sự phát triển của thành phố, trong tất cả các lĩnh vực của Thành phố.

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô thành ngành kinh tế mũi nhọn
Công tác tuyên truyền, quảng bá những giá trị văn hoá, lan toả việc làm tốt, những cách làm hay, tạo động lực mới để phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô. Ảnh minh họa

Chúng ta xây dựng một cây cầu không chỉ để phục vụ giao thông mà nó cần trở thành biểu tượng mới của Thủ đô; xây dựng một ngôi nhà hay kể cả một cột đèn đường còn để thể hiện sức sáng tạo và vẻ đẹp cho Thành phố... Lúc đó, sáng tạo đã thực sự kích thích chúng ta về một xã hội đáng sống. Khi chúng ta hướng về nó và nhận thức đầy đủ về nó thì sẽ tạo ra một sức bật mới cho Thủ đô. Sự phát triển hướng về sáng tạo và văn hoá sẽ giúp Thủ đô phát triển bền vững hơn, xanh - sạch - đẹp, thanh lịch, văn minh hơn. Nếu thực hiện tốt thì tôi tin chắc mục tiêu này sẽ đạt được.

Tôi cũng muốn nói thêm, sở dĩ Hà Nội chọn lĩnh vực thiết kế ở sáng tạo khi gia nhập Mạng lưới “Các Thành phố sáng tạo của UNESCO” vì Hà Nội có quá nhiều ưu thế khác nhau. Đấy là lý do vì sao chúng ta không chọn một lĩnh vực cụ thể nào như thủ công mỹ nghệ, ẩm thực hay thời trang, hay một lĩnh vực nào đó để tạo nên thương hiệu mới cho Thành phố sáng tạo. Vì thiết kế bao trùm lên rất nhiều lĩnh vực khác nhau của Hà Nội nên thiết kế phù hợp nhất cho một Hà Nội đa dạng, phong phú và nhiều tiềm năng trong phát triển công nghiệp văn hóa.

Trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hoá, chúng ta cũng đã định danh ra rất nhiều lĩnh vực cụ thể để phát triển như: Du lịch văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; Thủ công mỹ nghệ; Thiết kế; Quảng cáo; Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; Điện ảnh; Thời trang; Ẩm thực; Phần mềm và các trò chơi giải trí; Truyền hình và Phát thanh; Xuất bản… Và nếu chúng ta lấy sáng tạo vừa là hạt nhân, vừa mang tính bao trùm ở mọi lĩnh vực, khi đó sáng tạo sẽ là một định hướng lớn trong sự phát triển của Thủ đô, thì tôi tin chắc chúng ta sẽ thành công.

Phóng viên: Với tư cách là đại biểu Quốc hội, chuyên gia và nhà nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá, ông có hiến kế gì cho Thành phố để Nghị quyết này sớm đi vào cuộc sống?

Ông Bùi Hoài Sơn: Nghị quyết là bước đầu tiên, rất quan trọng để hình thành nhận thức để từ đó có hành động cụ thể. Để phát triển văn hoá Thủ đô trong thời gian tới cần hiện thực hoá Nghị quyết này thành những chương trình, đề án cụ thể, khả thi. Sắp tới Thành phố đang sửa đổi Luật Thủ đô, trong đó nhấn mạnh việc phát triển các ngành công nghiệp văn hoá của Thủ đô để khai thác, tận dụng những thế mạnh về văn hoá. Trong sửa đổi Luật Thủ đô, chúng tôi tâm đắc với nội dung về phát triển công nghiệp văn hoá, quyết tâm bố trí tối thiếu 2% chi ngân sách hằng năm của Thành phố. Đây là những điều kiện cơ bản cho phát triển công nghiệp văn hoá, và cũng là hành động cụ thể, thiết thực.

Thứ hai là triển khai tốt những chương trình, hành động mà chúng ta cam kết với UNESCO khi tham gia vào Mạng lưới “Các Thành phố sáng tạo của UNESCO” ở lĩnh vực Thiết kế sáng tạo. Trong đó, chúng ta cần có một đầu mối chuyên trách, điều phối hoạt động của Thành phố Sáng tạo; quan tâm nhiều hơn đến nguồn lực cho văn hoá, từ những đầu tư cho văn hoá (như trên đã nói) cho đến những hệ thống cơ sở hạ tầng, không gian sáng tạo, thiết chế văn hoá để từ đó có những không gian, địa điểm cho văn hoá.

Tiếp theo là quan tâm đến nguồn nhân lực cho lĩnh vực văn hoá để những chiến lược, nghị quyết, kế hoạch được thành công. Vì như Bác Hồ đã nói, cán bộ là gốc của mọi việc. Mọi việc thành hay bại phần lớn là do công tác cán bộ. Vì vậy, nguồn nhân lực cũng đóng vai trò hết sức quan trọng cho công tác sắp tới.

Bên cạnh đó, Thành phố cần phải tổ chức các hoạt động cụ thể để phát triển văn hoá Thủ đô trong lĩnh vực chúng ta ưu tiên. Ví như hoạt động thủ công mỹ nghệ, chúng ta cần xây dựng lộ trình, kế hoạch, xây dựng thương hiệu cho các sự kiện, làng nghề, nghệ nhân. Tương tự như vậy, đối với ẩm thực, chúng ta cũng cần xây dựng thương hiệu cho món ăn Hà Nội, địa điểm, các đầu bếp nổi tiếng hay tạo những lễ hội ẩm thực. Đối với thời trang, điện ảnh... cũng phải có những lộ trình, kế hoạch cụ thể thì Nghị quyết mới đi vào cuộc sống.

Ngoài những hành động cụ thể, khi chúng ta đã ban hành được Nghị quyết - một khung chính xác để thực hiện thì tôi cho rằng, chúng ta cũng phải làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá những giá trị văn hoá, lan toả việc làm tốt, những cách làm hay, tạo động lực mới để phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô. Từ đó, nâng cao nhận thức của người dân, từng địa phương cũng cần có những giải pháp phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể để từ đó có sự phát triển đồng bộ cho công nghiệp văn hoá của Thủ đô.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!./.

Phương Bùi (thực hiện)

Nghệ sĩ ưu tú Thanh Hiền - Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long:

Cần đầu tư đồng bộ, có trung tâm văn hoá trọng điểm

Khi Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết này, bản thân tôi và toàn ngành văn hoá Thủ đô rất mong chờ, phấn khởi. Đây là một tín hiệu vui khi Thành phố đã quan tâm, nhìn nhận đúng vai trò của văn hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Nhà hát Múa rối Thăng Long chúng tôi chắc chắn sẽ chung tay cùng Thành phố để làm sao Nghị quyết phát triển công nghiệp văn hoá thành công.

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô thành ngành kinh tế mũi nhọn

Hơn 20 năm qua, Nhà hát Múa rối Thăng Long - Hà Nội luôn là địa chỉ đỏ thu hút khán giả trong suốt 365 ngày, trở thành thương hiệu hàng đầu của nghệ thuật múa rối Việt Nam, là Nhà hát đón nhiều nguyên thủ quốc gia đến tham quan nhất. Thế nhưng hiện nay, Nhà hát rất xuống cấp, âm thanh ánh sáng yếu, không có không gian để tập luyện. Ngoài biểu diễn múa rối nước, chúng tôi cũng muốn có không gian để biểu diễn múa rối cạn cho trẻ em, thiếu nhi... Mô hình chúng tôi muốn hướng tới giống như tổ chức show thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ”, “Tinh hoa Việt Nam” để thu hút khách du lịch... Hy vọng rằng, thời gian tới khi Thành ủy ban hành Nghị quyết trên, Nhà hát múa rối nước Thăng Long sẽ được đầu tư đúng mực để ngày càng phát triển, đóng góp nhiều cho ngân sách của Thủ đô và đất nước.

Thực tế, hiện nay, các nhà hát ở Thành phố như Chèo, Cải lương, Xiếc, Ca múa nhạc Thăng Long, chưa một Nhà hát nào đủ tiêu chuẩn về cơ sở vật chất để làm một chương trình lớn. Chúng tôi rất muốn làm những chương trình nghệ thuật lớn, đỉnh cao nhưng thiếu rất nhiều yếu tố như cơ sở vật chất cũng như kinh phí thực hiện. Nếu muốn mời ngôi sao, nhà sáng tác, nhà biên đạo nổi tiếng dàn dựng cho một chương trình lớn rất khó vì kinh phí hạn hẹp.

Ngoài ra, cần phải có âm thanh, ánh sáng, màn hình led, sân khấu hoành tráng. Hiện nay, khách du lịch họ có xu hướng thích combo vừa được tham quan, vừa có chỗ ăn uống, mua sắm và xem biểu diễn nghệ thuật ở một địa điểm chứ không phải ăn một nơi, xem một nơi, riêng gửi xe, đi lại đã mất rất nhiều thời gian. Tôi cho rằng Hà Nội nên làm một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn, ví như tầng 1 có thể xem múa rối nước, tầng 2 xem chèo, tầng 3 xem kịch rồi xung quanh đó có thể mua sắm, ăn uống. Chúng tôi mong rằng, sắp tới Thành phố sẽ đầu tư đồng bộ, hoàn thiện cơ sở vật chất, có trung tâm văn hoá trọng điểm cho Thành phố...

-----------------------------------------------------

Nghệ sĩ - Giám tuyển nghệ thuật Nguyễn Thế Sơn:

Hỗ trợ, khuyến khích nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật

Tôi nghĩ Nghị quyết của Thành ủy Hà Nội về việc phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô là một hành động kịp thời vào giai đoạn này.

Để công nghiệp văn hóa Thủ đô thành ngành kinh tế mũi nhọn

Bởi nó cho thấy phần nào nhận thức cũng như sự quyết tâm của lãnh đạo Thành phố về tầm quan trọng cũng như vai trò của lĩnh vực văn hoá và sáng tạo trong sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội nói riêng cũng như của đất nước nói chung trước tình hình mới. Hà Nội là một thành phố giàu lịch sử văn hoá, nếu được khơi thông với nguồn lực của sự sáng tạo và các ý tưởng giàu tính văn hoá, Hà Nội sẽ có thêm động lực để thúc đẩy các nguồn lực khác của xã hội. Nguồn lực con người sáng tạo sẽ là một mấu chốt trong tầm nhìn mới này.

Với vị trí là một người thực hành nghệ thuật thị giác nhiều năm nay cũng như hỗ trợ các thực hành nghệ thuật của các nhóm nghệ sĩ sáng tác thông qua các hoạt động giám tuyển, tôi rất mong những chủ trương chính sách sẽ đi vào thực tế cuộc sống nhiều hơn, với những chính sách thực chất hơn, hỗ trợ cụ thể hơn cho các nhóm sáng tạo, nhà thiết kế.

Với chương trình Tuần lễ khơi nguồn sáng tạo vừa rồi được tổ chức tại Hội Quán Quảng Đông 22 Hàng Buồm là một ví dụ cụ thể tôi muốn mọi người có thể nhìn thấy được hiệu quả của mô hình các chương trình, các sáng tạo nghệ thuật và thiết kế khi được hết hợp tổ chức tốt trong những không gian di sản văn hoá, không gian ký ức công cộng. Tuần lễ khơi nguồn sáng tạo đã tạo nên sức hút, sự ảnh hưởng và hiệu quả tác động tới cộng đồng người dân Thủ đô cũng như những dự án nghệ thuật công cộng Phùng Hưng đã từng mang lại những năm trước. Khu vực Phố cổ quận Hoàn Kiếm nói riêng cũng như thành phố Hà Nội nói chung có rất nhiều tiềm năng với các di sản kiến trúc vẫn còn khá nhiều, cộng với những không gian công cộng như khu vực bờ sông Hồng, bãi Phúc Tân, Phúc Xá...

Tôi cho rằng để kích hoạt được kế hoạch này, các chính sách trước mắt cần phải tập trung hỗ trợ cho chủ thể chính trong các hoạt động này là những nghệ sĩ làm sáng tạo. Chỉ khi môi trường của họ có đủ không gian tự do, được khuyến khích và trân trọng, những nguồn năng lượng sáng tạo mới sẽ xuất hiện cũng như tạo động lực mạnh mẽ cho các hoạt động kinh tế tăng trưởng phát triển theo./.

Khánh Vy (ghi)

Nên xem

Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới

Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới

(LĐTĐ) Các phong trào thi đua yêu nước do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì phát động năm 2024 đã thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên, người lao động (NLĐ) tham gia, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đó là nhờ việc triển khai tốt Chương trình hành động thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới và phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) của các cấp Công đoàn huyện.
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động

Tập trung chăm lo Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đang tăng tốc sản xuất để kịp đơn hàng cuối năm đã ký với đối tác. Cùng với đó, các công ty cũng tất bật chuẩn bị kế hoạch thưởng Tết cho người lao động (NLĐ).
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân

Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân

(LĐTĐ) Nhằm động viên, khích lệ đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua lao động sản xuất, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cấp Công đoàn triển khai sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước.
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Giữa bối cảnh thế giới nhiều biến động, du lịch Hà Nội vẫn kiêu hãnh vươn mình, khẳng định vị thế điểm đến hấp dẫn bậc nhất khu vực. Năm 2024 không chỉ đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ mà còn là một năm bứt phá ngoạn mục của ngành Du lịch Thủ đô với những con số ấn tượng và những thành tựu đáng tự hào.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/12, khu vực Hà Nội trời có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng.
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.

Tin khác

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

(LĐTĐ) Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên khắp các tuyến phố Hà Nội đã thấp thoáng sắc đào, quất - những biểu tượng quen thuộc của mùa Xuân đang về.
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

(LĐTĐ) Vừa bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ năm 2024, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng đang khẩn trương hoàn tất các khâu cuối cùng sắp xếp các đơn vị hành chính mới, sẵn sàng vận hành từ ngày 1/1/2025. Theo đánh giá, sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, công tác quản lý cũng như dư địa phát triển trên địa bàn sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra tại quận Long Biên, TP.Hà Nội) đã mở cửa cho người dân và du khách tham quan miễn phí. Triển lãm không chỉ giới thiệu những trang thiết bị, vũ khí hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam và quốc tế, mà còn lồng ghép nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế khác, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

(LĐTĐ) Tại buổi diễn tập, các lực lượng đã diễn tập giả định tình huống xảy ra cháy tại ki-ốt bán hàng tại tầng 1 tòa nhà R2. Nguyên nhân cháy là do quạt điện trong cơ sở gặp sự cố phát sinh tia lửa điện bắn vào các vật dụng dễ cháy có trong ki-ốt và gây cháy.
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế  - xã hội năm 2025

Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khoá III, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 19 để thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) và HĐND quận Thanh Xuân đã tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 20 của HĐND Thành phố và Kỳ họp thứ 15 của HĐND quận.
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Sau vụ cháy kinh hoàng xảy ra tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm đã kịp thời thăm hỏi, quan tâm, động viên, hỗ trợ cả vật chất và tinh thần, giúp nạn nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%

Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%

(LĐTĐ) Năm 2025, quận Thanh Xuân phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 8,8% (trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 6,8%; dịch vụ tăng 11%); phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Thành phố giao.
Xem thêm
Phiên bản di động