Hà Nội: Phát triển công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế mũi nhọn

Thành phố Hà Nội xác định phát triển công nghiệp văn hóa là một ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng GRDP, đem lại nhiều việc làm và thu nhập, thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh và bền vững Thủ đô.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng: Phát triển mạng lưới y tế cơ sở, triển khai mô hình y học gia đình Lãnh đạo thành phố Hà Nội động viên tân binh lên đường nhập ngũ Cập nhật thông tin từng ngày để phụ huynh và học sinh yên tâm

Ngày 22/2, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã ký ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Nghị quyết nêu rõ 6 quan điểm, 1 mục tiêu chung và 3 mục tiêu cụ thể tương ứng với 3 mốc thời gian như trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố đến năm 2025, năm 2030 và năm 2045.

undefined
Phát triển sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng cao, đa dạng, độc đáo, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa Hà Nội

Theo đó, Thành ủy Hà Nội xác định sẽ tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng, lợi thế như: Du lịch văn hóa; Nghệ thuật biểu diễn; Thủ công mỹ nghệ; Thiết kế; Quảng cáo; Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; Điện ảnh; Thời trang; Ẩm thực; Phần mềm và các trò chơi giải trí; Truyền hình và Phát thanh; Xuất bản… phù hợp với thực tiễn Thủ đô và từng giai đoạn cụ thể.

Đến năm 2025, mục tiêu đặt ra là công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; hoàn thành rà soát, tích hợp quy hoạch phát triển công nghiệp văn hóa vào Quy hoạch Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050; cải thiện hạ tầng tương đối đồng bộ, hiện đại, ưu tiên bố trí quỹ đất theo quy hoạch phân khu 2 bên bờ sông Hồng để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống chỉ tiêu thống kê, triển khai số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu số đảm bảo cho phát triển công nghiệp văn hóa có tính liên thông và chuyên nghiệp; đầu tư, phát triển sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng cao, đa dạng, độc đáo, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa Hà Nội; đầu tư, tôn tạo hệ thống các thiết chế văn hóa, các di tích quốc gia, di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long…; giữ vững và phát triển thương hiệu Thủ đô ngàn năm văn hiến, "Thành phố Vì hòa bình", "Thành phố Sáng tạo". Phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP của Thành phố.

Đến năm 2030, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Hà Nội nằm trong nhóm các Thành phố có ngành công nghiệp văn hóa phát triển hàng đầu có thương hiệu, sản phẩm uy tín, khả năng cạnh tranh cao với các thành phố trong khu vực; là "Thành phố sáng tạo" có sức ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Doanh thu từ các ngành công nghiệp văn hóa tăng dần qua từng năm, phấn đấu đóng góp khoảng 8% GRDP của Thành phố.

Đến năm 2045, công nghiệp văn hóa Thủ đô là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển toàn diện, là động lực phát triển các ngành, lĩnh vực khác, là tiền đề để xây dựng Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; trở thành "Thành phố sáng tạo" của khu vực châu Á, Thành phố kết nối toàn cầu, trung tâm văn hóa, du lịch lớn đặc sắc, có sức cạnh tranh quốc tế. Hình thành một số công trình văn hóa mới cho Thủ đô và Việt Nam, mang tính biểu tượng văn hóa có tầm cỡ khu vực và thế giới. Phấn đấu đóng góp khoảng 10% GRDP của Thành phố.

Nghị quyết nêu rõ, phát triển công nghiệp văn hóa được đặt trong tổng thể và dựa trên nền tảng phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Đây là điều kiện để phát huy tối đa nguồn lực văn hóa, con người, tạo nên sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng quyết định phát triển bền vững Thủ đô.

Phát triển công nghiệp văn hóa là một ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng GRDP, đem lại nhiều việc làm và thu nhập, thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh và bền vững Thủ đô.

Phát triển công nghiệp văn hóa trên nguyên tắc bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh, giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần bồi đắp và phát triển hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Hà Nội trở thành "Thành phố sáng tạo", quảng bá và nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới.

Phát triển công nghiệp văn hóa là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội trên tinh thần "đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển bền vững"; đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong định hướng, sự thống nhất quản lý của Nhà nước trong việc tạo hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò động lực, là chủ thể sáng tạo của các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và nhân dân…

Nghị quyết của Thành ủy Hà Nội cũng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Đáng chú ý, Hà Nội sẽ xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích phát triển bền vững các không gian sáng tạo trở thành "hệ sinh thái sáng tạo"; khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, phát triển kinh tế số, kinh tế ban đêm, kinh tế đô thị…

Bên cạnh đó, Thành phố sẽ xây dựng tiêu chuẩn và cơ chế thi tuyển, lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa và công nghiệp văn hóa có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ ngang tầm nhiệm vụ; thực hiện tốt chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài; hỗ trợ trao truyền tri thức, kỹ năng, bí quyết; tạo lập môi trường nuôi dưỡng văn hóa sáng tạo, phát triển hệ sinh thái giáo dục sáng tạo trong cộng đồng, nhà trường gắn với thúc đẩy giáo dục mở, xây dựng nhà trường sáng tạo, hình thành thế hệ công dân sáng tạo - công dân toàn cầu.

Đặc biệt, Hà Nội sẽ tập trung xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu "Thành phố Sáng tạo" của UNESCO với hàng loạt các biện pháp cụ thể như: Xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo Hà Nội; xây dựng, củng cố, kết nối, đầu tư cho các không gian sáng tạo; triển khai dự án chuỗi chương trình truyền hình tài năng sáng tạo Hà Nội; tổ chức tuần Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội hằng năm; tổ chức mạng lưới các nhà thiết kế sáng tạo trẻ...

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gia Lâm: Nâng cao đời sống tinh thần của người lao động qua Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân

Gia Lâm: Nâng cao đời sống tinh thần của người lao động qua Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân

(LĐTĐ) Cùng với quan tâm chăm lo việc làm, thu nhập, đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động, trong những năm qua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm cũng luôn coi công tác chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn, trong đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng và duy trì hiệu quả hoạt động của các Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân.
Khơi dậy niềm tự hào hàng Việt

Khơi dậy niềm tự hào hàng Việt

(LĐTĐ) Tối 9/12, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hoàn Kiếm (Hà Nội), Bộ Công Thương tổ chức Lễ khai mạc Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với chủ đề “Tự hào hàng Việt Nam”,“Tinh hoa hàng Việt Nam” năm 2023. Chương trình kéo dài trong 2 ngày 9 - 11/12.
Nhiều cung bậc cảm xúc tại lễ Bế mạc Giải bóng đá Công đoàn khối phường quận Long Biên lần thứ I

Nhiều cung bậc cảm xúc tại lễ Bế mạc Giải bóng đá Công đoàn khối phường quận Long Biên lần thứ I

(LĐTĐ) Chiều nay (9/12), tại Sân bóng đá Phú Viên, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức bế mạc Giải bóng đá Công đoàn khối phường lần thứ I năm 2023, thiết thực chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 và 20 năm Ngày thành lập LĐLĐ quận Long Biên (9/12/2003 - 9/12/2023).
Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động

Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động

(LĐTĐ) Thị trường lãi suất ngân hàng tiếp tục đà giảm khi có thêm 2 ngân hàng hạ lãi suất huy động là Eximbank và VietABank.
Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái phong phú của Hà Nội

Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái phong phú của Hà Nội

(LĐTĐ) Chương trình “Lễ hội du lịch sinh thái Hà Nội năm 2023 - Ba Vì trải nghiệm xanh” giới thiệu với du khách hành trình trải nghiệm khám phá các sản phẩm du lịch sinh thái nổi bật của Hà Nội thông qua chương trình nghệ thuật giới thiệu nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng trên hình ảnh điểm đến của các địa phương, làm nổi bật tiềm năng du lịch sinh thái phong phú của Hà Nội.
Hà Nội sẽ có hành lang tàu thủy buýt dọc sông Hồng

Hà Nội sẽ có hành lang tàu thủy buýt dọc sông Hồng

(LĐTĐ) Theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 vừa được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua, sông Hồng với định hướng là trục trung tâm sẽ được tăng cường nhiều hạng mục kết nối.
Gần 1.000 thí sinh tham gia cuộc thi thử thách công dân số X-Project 2023

Gần 1.000 thí sinh tham gia cuộc thi thử thách công dân số X-Project 2023

(LĐTĐ) Ngày 9/12, Thành Đoàn Hà Nội phối hợp với Công ty Trường học công nghệ Mindx tổ chức vòng Chung kết cuộc thi thử thách công dân số X-Project.

Tin khác

Hà Nội sẽ có hành lang tàu thủy buýt dọc sông Hồng

Hà Nội sẽ có hành lang tàu thủy buýt dọc sông Hồng

(LĐTĐ) Theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 vừa được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua, sông Hồng với định hướng là trục trung tâm sẽ được tăng cường nhiều hạng mục kết nối.
Hà Nội: Chủ động các phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội: Chủ động các phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2024

(LĐTĐ) Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán thường là cao điểm mua sắm, nên sức mua của người dân sẽ tăng cao hơn so với các tháng trong năm. Theo dự báo của Sở Công Thương Hà Nội về khả năng cung ứng và nhu cầu một số nhóm hàng thiết yếu, dịp cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán 2024, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 40.900 tỷ đồng (tăng 10% so với Tết năm 2023).
Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

Sơn Tây: Sôi nổi hội thi ‘Tuyên truyền phòng, chống ma túy’

(LĐTĐ) Ngày 8/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức hội thi “Tuyên truyền phòng, chống ma túy” của tình nguyện viên Đội công tác xã hội tình nguyện.
Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng 3 thành phố trực thuộc Thủ đô

Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng 3 thành phố trực thuộc Thủ đô

(LĐTĐ) Hà Nội định hướng xây dựng ba thành phố thuộc Thủ đô ở phía Bắc, phía Tây và phía Nam trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Hà Nội "tăng tốc" phát triển du lịch hiệu quả, bền vững

Hà Nội "tăng tốc" phát triển du lịch hiệu quả, bền vững

(LĐTĐ) Thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 287/KH-UBND về đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025.
Trục sông Hồng xác định là không gian cảnh quan xanh của đô thị Hà Nội

Trục sông Hồng xác định là không gian cảnh quan xanh của đô thị Hà Nội

(LĐTĐ) Tại Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 nêu rõ trục không gian sông Hồng phát triển là không gian xanh trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
HĐND thành phố Hà Nội thông qua dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách năm 2024

HĐND thành phố Hà Nội thông qua dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 8/12, tại Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua 4 nghị quyết liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân sách.
Hà Nội phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công

Hà Nội phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua việc phê duyệt chủ trương đầu tư 23 dự án (gồm 21 dự án nhóm B và 2 dự án nhóm C); phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư 5 dự án cấp thành phố (gồm 1 dự án nhóm A, 4 dự án nhóm B).
Hà Nội sẽ có đề án để làm tổng thể 12 tuyến đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ có đề án để làm tổng thể 12 tuyến đường sắt đô thị

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Thủ đô sẽ có đề án riêng về phát triển đường sắt đô thị, làm tổng thể 12 tuyến đường sắt để có cơ chế, nguồn lực riêng. Có như vậy, tất cả các vấn đề đô thị, trật tự đô thị mới được giải quyết tốt hơn.
Hà Nội thành lập 6 đoàn kiểm tra, xử lý xe hợp đồng trá hình

Hà Nội thành lập 6 đoàn kiểm tra, xử lý xe hợp đồng trá hình

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Nguyễn Phi Thường cho biết, Sở đang có 6 đoàn kiểm tra, xử lý xe hợp đồng trá hình. Sở cũng đang tăng cường phối hợp với Công an Thành phố để triển khai các biện pháp xử lý tình trạng này.
Xem thêm
Phiên bản di động