Hà Nội: Bàn giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa tại Thủ đô
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Bùi Huyền Mai cho biết: Đảng bộ Hà Nội quyết định lựa chọn xây dựng Nghị quyết chuyên đề “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (một trong hai Nghị quyết chuyên đề được xác định trong cả nhiệm kỳ Đại hội) làm bước đột phá trong phát triển văn hóa Thủ đô.
Đây vừa là việc cụ thể hóa nhiệm vụ đặt ra trong “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, giai đoạn 2021-2025”, vừa là quyết tâm chính trị cao của Thành phố thực hiện cam kết với UNESCO trong việc xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo” trên lĩnh vực “Thiết kế” của khu vực Đông Nam Á, với nền tảng là các ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Huy Kiên) |
Để đảm bảo tính khoa học và khả thi trong thực tiễn của Nghị quyết chuyên đề này, Thành ủy Hà Nội tiến hành triển khai xây dựng Đề án “Phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, trong đó có khảo sát, đánh giá thực trạng, những thuận lợi, khó khăn của Thành phố, đồng thời, tham vấn sáng kiến của các chuyên gia.
Đây là buổi tọa đàm thứ hai với mong muốn nhận được sự đóng góp, tham vấn của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, cộng đồng sáng tạo đang hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trên 12 lĩnh vực được xác định trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Chính phủ.
Tại buổi tọa đàm, ý kiến phát biểu tham luận của các đại sứ, chuyên gia trong và ngoài nước đã nêu ra các tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn, hạn chế, đồng thời, đưa ra những ý kiến đóng góp thiết thực cho việc phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới. Ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho rằng, Thành phố Sáng tạo là một câu chuyện mới, một đại diện cho thương hiệu và hình ảnh của Hà Nội, hướng tới hòa nhập và phát triển bền vững.
Sau khi Hà Nội thành công gia nhập Mạng lưới Thành phố sáng tạo, UNESCO đã làm việc với lãnh đạo thành phố và chính quyền trung ương để hiện thực hóa tầm nhìn Hà Nội trở thành Thủ đô sáng tạo. Trong đó, UNESCO, phối hợp với các đối tác là UN Habitat, UNIDO và với sự hỗ trợ của Tập đoàn SOVICO đã phát triển dự án 3 năm “Huy động nguồn lực văn hóa và sự tham gia của thanh niên cho Thủ đô sáng tạo Hà Nội” với khẩu hiệu “Rethink (Nghĩ khác) Hà Nội”.
Theo ông Michael Croft, sáng kiến này sẽ giúp thúc đẩy tầm nhìn chiến lược mới cho Thủ đô Sáng tạo - một thành phố trao quyền cho công dân của mình, xây dựng một nền kinh tế cân bằng, đa dạng và đổi mới, và hướng tới một cách tiếp cận bền vững hơn, lấy con người làm trung tâm cho sự phát triển. Dự án “Rethink Hà Nội” gồm ba hợp phần.
Hợp phần 1 hướng tới việc tạo ra và thúc đẩy các nền tảng để kết nối các sáng kiến văn hóa đang diễn ra của thanh niên. Hợp phần 2 sẽ hỗ trợ tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào lĩnh vực công nghiệp sáng tạo và thúc đẩy tiềm năng kinh doanh của các nhà thiết kế trẻ. Và phần 3 sẽ giúp các thành phố kết nối với những đối tác trong và ngoài nước để tổng hợp sức mạnh nguồn lực giữa những chương trình hiện tại và tương lai liên quan đến các ngành công nghiệp văn hóa, củng cố khả năng thu hút các nguồn lực để đưa Hà Nội tiến lên phía trước.
Các chuyên gia nước ngoài tham gia đóng góp ý kiến tại buổi Tọa đàm. (Ảnh: Huy Kiên) |
Ông Michael Croft nhấn mạnh: Về cơ bản, Rethink Hanoi sẽ làm nổi bật và kết nối những điều tuyệt vời đã và đang diễn ra trong nền công nghiệp văn hóa sáng tạo của thành phố. Và chính giới trẻ sẽ là trọng tâm chính của cả ba hợp phần, kết nối trực tiếp với ba tổ chức để xác định, thiết kế và thực hiện các hoạt động liên quan. Những nỗ lực của chúng ta sẽ được hiện thực hóa bởi suy nghĩ, tiếng nói và bàn tay của giới trẻ, đặt Thanh niên vào vị trí trung tâm bởi họ chính là nòng cốt, nguồn tài nguyên quý giá nhất của quốc gia và chính họ là những tác nhân chủ chốt cho sự đổi mới của xã hội.
Chỉ ra những thách thức của Hà Nội trong phát triển công nghiệp văn hóa như rào cản chính sách, cơ chế phối hợp chưa đồng bộ, hiệu quả, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam đồng thời gợi mở một số chính sách như: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ cho các ngành công nghiệp văn hóa; Tạo sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại trong các sản phẩm công nghiệp văn hóa; Tạo cơ chế đầu tư tài chính và thu hút nguồn vốn hình thành hệ sinh thái thúc đẩy sự sáng tạo; Triển khai quyết liệt chương trình hành động của Hà Nội đã cam kết với mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương nhấn mạnh: Là một địa phương có nguồn tài nguyên văn hóa dồi dào nhưng nguồn vốn đầu tư phát triển văn hóa lại tương đối eo hẹp, vì vậy, Hà Nội cần đổi mới cơ chế đầu tư tài chính trong lĩnh vực này. Đây là giải pháp quan trọng để phát huy sức mạnh mềm văn hóa Hà Nội, song vấn đề cơ bản để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đòi hỏi phải có chính sách đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực mang tính đột phá... Vì vậy, vấn đề tạo ra “không gian sáng tạo” hay môi trường sáng tạo, hệ sinh thái sáng tạo cũng là một giải pháp quan trọng. Việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo và tạo môi trường sáng tạo cho những tài năng văn hóa cũng là giải pháp căn bản phát triển ngành công nghiệp văn hóa bên cạnh giải pháp khác.
Còn PGS. TS Chu Cẩm Thơ - Phó Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng, con người là chủ nhân của sáng tạo, là động lực để sáng tạo hình thành, phát triển và cũng con người là đối tượng duy trì sáng tạo. Vì thế, với mong muốn sáng tạo bền vững, chúng ta cần có công dân sáng tạo, làm chủ và nâng tầm sáng tạo bắt đầu từ các trẻ em được giáo dục sáng tạo.
Quang cảnh buổi Tọa đàm. (Ảnh: Huy Kiên) |
Theo PGS. TS Chu Cẩm Thơ, Hà Nội cần ban hành chương trình giáo dục địa phương hướng tới giáo dục phát triển tư duy sáng tạo, tư duy thiết kế. Ngoài ra, Hà Nội cần tạo ra các trung tâm sáng tạo kết nối hệ sinh thái sáng tạo từ triển lãm thiết kế đến thực hành thiết kế cho mọi người. Đồng thời, thúc đẩy giáo dục mở - nhà trường sáng tạo trên nền tảng hợp tác doanh nghiệp - xã hội. Từ nhà trường, thông qua giáo dục và đào tạo người học thì có tác động tới các đối tượng liên quan như cha mẹ, người thân và những người khác.
Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong khẳng định, văn hóa và phát triển công nghiệp văn hóa không chỉ là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của Hà Nội mà còn góp phần mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, một mặt bảo tồn văn hóa truyền thống mặt khác tiếp cận được giá trị văn hóa của nhân loại.
Đặc biệt, phát triển công nghiệp văn hóa giúp việc cập nhật ứng dụng được cách mạng công nghiệp 4.0, trong lĩnh vực văn hóa cũng như thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực khác. Vì vậy, Hà Nội với khuôn khổ pháp lý của mình sẽ tạo môi trường, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cho công nghiệp văn hóa phát triển; coi chủ thể của quá trình này là doanh nghiệp, nghệ sĩ, nghệ nhân và quần chúng Nhân dân, đồng thời cũng là người hưởng thụ.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh: “Hà Nội đang đi những bước đầu tiên, còn nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ cũng như chưa nhiều kinh nghiệm nên cuộc tọa đàm chưa dừng lại, rất mong khi triển khai cụ thể sẽ tiếp tục nhận được sự hợp tác giúp đỡ của đại biểu. Hà Nội xin cam kết sẽ chủ động tìm đến với các cơ quan đơn vị tổ chức với mô hình có giá trị để mời gọi sự hợp tác cùng phát triển”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49