Để các cơ quan báo chí phát triển
Phấn đấu 100% cơ quan báo chí vận hành mô hình tòa soạn hội tụ Báo chí đồng hành xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại Tăng cường điều kiện hoạt động cho cơ quan báo chí |
Kể từ ngày Bộ Tài chính ban hành Thông tư 19 (3/4/2023) bãi bỏ Thông tư 150/2010 hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ quan báo chí (có hiệu lực từ ngày 18/5/2023) đến nay được hơn 3 tháng, tuy nhiên theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, đã nảy sinh một số bất cập, làm khó khăn trong công tác tài chính đối với hoạt động báo chí.
Ảnh minh họa. |
Đơn cử, do tình hình kinh tế khó khăn, lại phải cạnh tranh “khốc liệt” với các nền tảng mạng xã hội, nên doanh số từ quảng cáo, hoạt động truyền thông của hầu hết các cơ quan báo chí đều giảm. Doanh số quảng cáo giảm, hiển nhiên sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động (cán bộ, phóng viên), chất lượng vì thế cũng không được cải thiện. Khó khăn là thế, nhưng việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư 19 bãi bỏ Thông tư 150/2010 dường như khiến cơ quan báo chí càng thêm khó khăn.
Nếu như Thông tư 150 trước đây cho phép trường hợp bán báo và quảng cáo không đủ bù đắp chi phí, được tính chung phần thu từ các hoạt động khác như thu tài chính, các chương trình hội thảo, sự kiện. Ngoài ra, còn cho phép cơ quan báo chí được tính "chi phí tiền lương vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là số tiền lương báo thực trả cho người lao động, có chứng từ hợp lệ, hợp pháp". Chính nhờ quy định này, mà cơ quan báo mới đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho cán bộ, phóng viên làm việc. Song từ khi Thông tư số 150 bị bãi bỏ đến nay đã hơn 3 tháng, các cơ quan báo chí vẫn lăn tăn chưa biết phải thực hiện theo quy định nào.
Điều mà một số cơ quan báo chí cần hiện nay là Bộ Tài chính khi đã bãi bỏ Thông tư 150 thì phải sớm ban hành thông tư hướng dẫn khác. Đặc biệt, Thông tư hướng dẫn mới phải có tính đặc thù trên cơ sở tạo điều kiện tối đa cho các cơ quan báo chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị. Cán bộ, phóng viên ở đa số các cơ quan báo chí đều là viên chức, người lao động, làm việc không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, hưởng thu nhập từ quỹ lương của cơ quan do các hoạt động báo chí mà có.
Tất nhiên, hoạt động báo chí khác doanh nghiệp, dù có cơ quan chủ quản nào đi chăng nữa, báo chí vẫn phải thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền cái tốt, dẹp bỏ cái xấu, tham gia đấu tranh với những luận điệu sai trái của thế lực để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng. Do đó, nếu không có cơ chế tài chính đặc thù, các cơ quan báo chí sẽ rất khó phát triển.
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00