Đề án quy hoạch: Người dân phải được tham gia
Công bố nội dung Quy hoạch báo chí đến năm 2025 | |
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Mỗi bộ, ngành sẽ chỉ còn một tờ báo |
Đây chính là một trong những nhận định của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại phiên thảo luận tại Hội trường đóng góp ý kiến cho dự án Luật Quy hoạch diễn ra ngày 21/11.
Phải công khai minh bạch
Theo ĐB Phạm Văn Tuân (Thái Bình) Dự thảo Luật Quy hoạch cần quy định rõ việc công khai, minh bạch về thông tin để người dân được tham gia, giám sát quy hoạch. Theo đó, cần bổ sung thêm quy định các quy hoạch có liên quan nhiều đến cộng đồng dân cư cần được công bố công khai, rộng rãi để nhân dân biết, tại trụ sở UBND các cấp.
Nhiều nơi vẫn diễn ra quy hoạch treo khiến người dân bức xúc |
Đồng thời, đề nghị bổ sung quy định về chế tài xử phạt trường hợp không công khai hoặc thông tin không chính xác, đầy đủ về các quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng quan điểm này, ĐB Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) cho hay, tổ chức quy hoạch có sự chồng chéo, chưa thống nhất cơ sở hạ tầng nên dẫn đến phá vỡ quy hoạch.
Xem xét đến đặc thù riêng của địa phương cần phải nhìn vào thực tế, quy hoạch của chúng ta tồn tại bao năm qua mà vẫn chưa có được các trật tự nhằm đảm bảo tính khoa học và khả thi đồng bộ trong thực tiễn. Tôi cho rằng, đối với quy hoạch tổng thể của Quốc gia thì cần có một cơ quan cao nhất xem xét phê chuẩn. Với thành phố lớn như Hà Nội đã có Luật Thủ đô thì vấn đề đặt ra là Luật Quy hoạch này cũng phải xem xét đến quy định đặc thù của địa phương để có sự sửa đổi điều chỉnh các dự thảo nhằm đảm bảo tính khả thi của Luật Thủ đô đối với Luật Quy hoạch. ĐB Nguyễn Chiến (Hà Nội) |
Quá trình quy hoạch hạ tầng có hiện tượng xây rồi lại phá dẫn đến lãng phí. Vì vậy, dự thảo cần quy định lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư có liên quan trong quy hoạch.
Và để không còn quy hoạch treo làm ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, ĐB Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) đề nghị, mọi quy hoạch từ cấp tỉnh trở lên đều phải có hội đồng thẩm định, cơ quan lập quy hoạch hoàn chỉnh quy hoạch, trên cơ sở kết luận của hội đồng thẩm định rồi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch.
Cả cơ quan lập quy hoạch và cơ quan thường trực của hội đồng thẩm định đều phải lấy ý kiến hoặc tham vấn ý kiến của nhiều đối tượng khác nhau. Vấn đề, phản biện phải độc lập và tham vấn ý kiến của nhiều thành phần khác nhau, đặc biệt là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Luật..
Quy hoạch phải đồng bộ
Theo ĐB Trần Thị Hằng (Bắc Ninh), sự phát triển của đất nước có một phần đóng góp không nhỏ của quy hoạch đi trước. Tuy nhiên, tình trạng quy hoạch lập quá nhiều, chất lượng hạn chế là một trong những điều cần khắc phục. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo gây khó khăn cho quy hoạch...
Vì vậy, ĐB Hằng đề nghị, cần phân tích, làm rõ những vấn đề mang tầm quốc gia, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia… có tính chất vô cùng quan trọng đến kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định để phù hợp tinh thần Hiến pháp về thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định chỉ tiêu, mục tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề quan trọng của đất nước.
Còn ĐB Ngọ Duy Hiểu (TP.Hà Nội) cho rằng, luật Quy hoạch cần khắc phục tình trạng quy hoạch cho có, có quy hoạch nhưng không dùng được, làm trái quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch tràn lan vì lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ trong quy hoạch hoặc tân quan tân quy hoạch.
Còn đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) nhận xet rằng, việc triển khai, phê duyệt quy hoạch nước ta còn rất chậm, có những quy hoạch phê duyệt xong đã không còn phù hợp phải điều chỉnh. Khi điều chỉnh thì các dự án lại phải chờ. Đó là lý do nhiều quy hoạch bị “treo” không được thực hiện, nhiều công trình dở dang, tạm dừng chờ điều chỉnh quy hoạch hoặc đến lúc triển khai không theo quy hoạch bị xử lý gây lãng phí lớn cho xã hội.
Bên cạnh đó, ở nước ta hiện nay có tình trạng mỗi địa phương quy hoạch một kiểu, lai căng, chắp vá không có bản sắc, dấu ấn riêng. Do vậy, Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần nghiên cứu xây dựng Bộ quy chuẩn tiêu chuẩn thống nhất cho hoạt động quy hoạch trong phạm vi cả nước.
Quy hoạch phải là động lực cho phát triển
Không những thế, các ĐBQH còn kiến nghị xây dựng Luật Quy hoạch chiến lược hợp nhất, bao gồm: Các quy hoạch kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đô thị để tìm tiếng nói chung, đảm bảo yêu cầu sống công bằng, tốt và vền vững.
Không những thế, các ĐBQH còn kiến nghị xây dựng Luật Quy hoạch chiến lược hợp nhất, bao gồm: Các quy hoạch kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đô thị để tìm tiếng nói chung, đảm bảo yêu cầu sống công bằng, tốt và vền vững. Cụ thể, quy hoạch chiến lược cần phải có những điểm mới là mang tính chiến lược, tránh tình trạng cứng nhắc, lý thuyết và đặc biệt phải có sự tham gia rộng rãi cộng đồng các bên liên quan. Quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn, thay vì tư duy nhiệm kỳ và điều quan trọng nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng sống. |
Cụ thể, quy hoạch chiến lược cần phải có những điểm mới là mang tính chiến lược, tránh tình trạng cứng nhắc, lý thuyết và đặc biệt phải có sự tham gia rộng rãi cộng đồng các bên liên quan. Quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn, thay vì tư duy nhiệm kỳ và điều quan trọng nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng sống.
Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị cần có sản phẩm quy hoạch duy nhất, bao gồm cả quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng chi tiết. Vì hiện nay đang tồn tại 2 loại quy hoạch có giá trị như nhau là: Quy hoạch sử dụng đất do ngành Tài nguyên- Môi trường lập và quy hoạch xây dựng do ngành Xây dựng lập, dẫn đến trong quá trình triển khai 2 quy hoạch này có những điểm khác nhau gây khó khăn cho việc lựa chọn quy hoạch làm căn cứ giao đất, cho thuê đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và nhiều khi dẫn đến hệ lụy khiếu nại của dân.
Không những thế, các quy định liên quan đến quy hoạch, nhất là căn cứ quy hoạch, nội dung quy hoạch phải thể hiện rõ ràng trong luật. Trong đó, thể hiện rõ quan điểm quy hoạch không dừng lại ở việc chỉ sử dụng đất đai, tài nguyên mà cần tính toán và sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực, tài lực khác; các yếu tố văn hóa truyền thống, đặc điểm dân cư phải được phân tích, cân nhắc kỹ khi lập quy hoạch.
Ban soạn thảo cần thể hiện rõ hơn phương án đổi mới, sắp xếp lại hệ thống quy hoạch theo hướng tích hợp liên ngành để đạt được nhiều hơn các quy định đề ra và nguyên tắc cải cách hệ thống quy hoạch.
PV
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31