Đẩy mạnh thanh tra nợ bảo hiểm xã hội
Tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội tăng cao, quyền lợi hàng trăm ngàn lao động bị ảnh hưởng | |
Danh sách doanh nghiệp nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội từ 6-24 tháng |
Số tiền nợ bảo hiểm xã hội phải tính lãi tiếp tục tăng
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, tính đến ngày 30/6, số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 15,144 triệu người, trong đó, số tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 14,473 triệu người.
Ngành Bảo hiểm xã hội nỗ lực phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ảnh: B.D |
Đặc biệt, vượt qua giai đoạn khó khăn do thực hiện cách ly xã hội, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn tăng 96,8 nghìn người so với năm 2019, đạt 670,8 nghìn người; bảo hiểm thất nghiệp là 12,716 triệu người; số người tham gia bảo hiểm y tế là 85,521 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 88,3% dân số. Có thể thấy, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đều sụt giảm so với cuối năm 2019 bởi tác động của dịch bệnh, riêng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng - là điểm sáng trong công tác phát triển đối tượng của ngành 6 tháng đầu năm.
Đến hết tháng 6/2020, tổng số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ước đạt 45,3% kế hoạch cả năm (tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2019). Tổng số tiền nợ bảo hiểm xã hội phải tính lãi (từ 1 tháng trở lên) khoảng 21.231 tỷ đồng, chiếm 5,3% số phải thu.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp giảm; số nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tăng lên, nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều đơn vị, doanh nghiệp gặp khó khăn phải thu hẹp hoặc tạm ngừng sản xuất kinh doanh, người lao động không có việc làm phải nghỉ việc nên không thể tiếp tục tham gia các chế độ.
Đáng chú ý, trong bối cảnh các đơn vị, doanh nghiệp bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tích cực chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan hỗ trợ kịp thời các đơn vị trong việc khắc phục thiệt hại do dịch bệnh gây ra; kịp thời thẩm định hồ sơ, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, tính đến hết ngày 30/6/2020, số đơn vị đã nộp hồ sơ được phê duyệt tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là 1.519 đơn vị, tương ứng với 130.794 lao động và ước số tiền khoảng 475 tỷ đồng.
Đẩy mạnh thanh tra liên ngành và chuyên ngành
Nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố tạm dừng thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19; kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của người dân về chế độ, chính sách; chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố chủ động thanh tra đột xuất tại các đơn vị, doanh nghiệp cố tình trốn đóng hoặc có dấu hiệu lạm dụng, trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Tính đến tháng 6/2020, toàn ngành đã tiến hành thanh tra chuyên ngành đóng tại 834 đơn vị, qua đó đã phát hiện 2.371 lao động thuộc đối tượng phải tham gia nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian với số tiền phải truy đóng là 18,455 tỷ đồng; 9.985 lao động tham gia thiếu mức quy định với số tiền phải truy đóng là 51,785 tỷ đồng. Số tiền nợ đóng các đơn vị đã nộp trong thời gian thanh tra là 98,147 tỷ đồng. Ban hành 82 quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thu hồi 4,326 tỷ đồng…
Thông tin về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, ngành sẽ đẩy mạnh phối hợp thanh tra liên ngành, tăng cường thanh tra chuyên ngành đột xuất tại các đơn vị, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Bên cạnh đó, ngành sẽ tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ; xây dựng và triển khai các phương án, kịch bản điều hành đến từng tháng nhằm tăng tốc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong đó sẽ tăng cường phối hợp với các hệ thống đại lý thu tổ chức các hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp; đẩy mạnh, đổi mới công tác truyền thông trong tình hình mới, tập trung truyền thông hướng đến các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình…
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chính sách 27/10/2024 12:56
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh
Chính sách 25/10/2024 12:14
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô
Chính sách 23/10/2024 07:05
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con
Chính sách 19/10/2024 22:52
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương
Chính sách 19/10/2024 18:59
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước
Chính sách 13/10/2024 06:59
Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi
Chính sách 12/10/2024 19:24