Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn từ cây sen

(LĐTĐ) Chuyển đổi mô hình trồng sen, kết hợp phát triển du lịch trên đất lúa kém hiệu quả là một hướng đi mang lại nhiều lợi ích cho nông dân ngoại thành Hà Nội. Mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt nhưng người dân vẫn mong muốn có sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, được đào tạo kỹ năng phục vụ du khách cũng như quảng bá sản phẩm để phát triển loại hình du lịch này bài bản và chuyên nghiệp hơn.
Gìn giữ hương trà sen của người Hà Nội Người dệt ước mơ đưa văn hóa Việt ra thế giới

Những đầm sen “hái ra tiền”

Dễ trồng, thích nghi tốt với những vùng đất trũng, nhiều năm qua, cây sen đã được nông dân tại xã An Phú (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chọn làm cây trồng phát triển kinh tế thay thế cây lúa.

Những ngày giữa tháng 7, về thôn Đức Dương (xã An Phú) đúng mùa sen nở, không ít người ngỡ ngàng bởi sen đã phủ kín một vùng ruộng trũng khi xưa. Ông Nguyễn Văn Chức (chủ đầm sen Hạnh Chức) cho biết, trước đây vùng đất này người dân chủ yếu canh tác lúa nhưng nguồn thu nhập mang lại không cao.

Từ những khó khăn về thời tiết, năng suất lúa không cao, ông Chức quyết định chuyển sang canh tác cây trồng khác có hiệu quả hơn nhằm tăng nguồn thu nhập cho gia đình. Thấy nhiều nơi trồng sen mang lại hiệu quả kinh tế cao nên ông quyết định chuyển sang loại cây trồng này.

Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn từ cây sen
Sen mang lại giá trị kinh tế cho nông dân ngoại thành.

Liền kề với đầm sen của gia đình ông Chức, gia đình bà Vương Thị May cũng đã chuyển đổi thành công từ mô hình trồng lúa sang sen hạt. Trong câu chuyện về trồng sen trên vùng đất trũng, bà May cho hay: “Trồng sen không cần đầu tư quá lớn, thời gian thu hoạch của sen lâu hơn lúa. Ngoài hoa, người trồng thu hoạch lá, hạt sen, hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa, từ đó mà bà con trong vùng phấn khởi, cùng nhau chuyển đổi, nhân rộng mô hình”.

Đến nay sau hơn 10 năm chuyển đổi mô hình, vùng đất trũng của thôn được bao phủ bởi 200ha sen hồng. Người dân nơi đây trồng sen một vụ/năm, bắt đầu từ tháng 2 hàng năm và đến khoảng tháng 5 cây sen cho thu hoạch.

Không chỉ riêng tại huyện Mỹ Đức, đến với xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai) vào những tháng hè, không khó để bắt gặp những đầm sen nở rộ, trải dài, mùi hương thơm ngát. Tại đây, ông Nguyễn Văn Hòa (thôn Hoàng Trung) được người dân biết đến với biệt danh “vua sen”, vì ông là người đầu tiên ở khu vực trồng sen với quy mô hàng hóa.

Chỉ vào đầm sen rộng bạt ngàn, ông Hòa tâm sự: “Từ mô hình chăn nuôi và trồng lúa chuyển sang trồng sen chuyên canh, ban đầu tôi chỉ canh tác vài mẫu. Sau khi thấy nhu cầu về hoa sen, hạt sen, củ sen ngày một nhiều, cùng với kinh nghiệm đúc rút được trong quá trình làm, gia đình tôi đã chủ động mở rộng sản xuất, đến nay là 40 mẫu.

Ông Hòa cho biết, với đặc tính dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, các sản phẩm của cây sen như lá, ngó, củ, hoa, hạt… đều mang lại kinh tế, được tiêu thụ rộng khắp. Thời gian thu hoạch sen đều đặn khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, từ lúc trổ bông đến lúc sen tàn.

Một trong những ưu điểm của mô hình trồng sen là khi đến đợt thu hoạch, thương lái đến tận nơi để thu mua. Do đó, nông dân không phải “chạy đôn chạy đáo” tìm đầu ra so với các loại cây trồng khác. Giá sản phẩm cũng tương đối cao, hoa sen khoảng 3.000 đồng/bông, hạt sen khoảng 35.000-40.000 đồng/kg tùy thời điểm. Mỗi năm, với sản lượng 25 tấn hạt sen sẽ mang đến doanh thu cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng.

Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn từ cây sen
Đầm của gia đình ông Nguyễn Văn Hòa (xã Hồng Dương, Thanh Oai) được đầu tư hệ thống đèn điện, bắc cầu gỗ, chòi nghỉ để phục vụ khách chụp ảnh.

Bên cạnh thu nhập từ sen, ông Hòa còn thả thêm cá truyền thống, cá tự tìm thức ăn từ sinh vật phù du nên không tốn công chăm sóc, mỗi vụ ông xuất thêm hàng tấn cá thịt chất lượng cao. Trên bờ, ông nuôi thêm bò để ăn cỏ tự nhiên, bớt công cắt cỏ, phân bò cho xuống cánh đồng sen làm sen tốt hơn, hoa đậm màu. Cùng với đó là vài trăm gốc nhãn, gốc bưởi.

Góp phần phát triển du lịch nông thôn

Không chỉ mang đến nét đẹp cho vùng quê, sau hơn nhiều năm chuyển đổi mô hình, cây sen đã giúp nông dân thoát nghèo, phát triển kinh tế. Bên cạnh khai thác thuần nông sản, nhạy bén với nhu cầu của thị trường, các chủ đầm đã biến sen của mình thành địa điểm hút khách đến tham quan, chụp ảnh, quảng bá thương hiệu. Sáng sớm là thời điểm hoa bắt đầu nở bung, chủ đầm cắt một phần hoa đem bán. Số hoa còn lại trong đầm là để cho khách đến tham quan

Loại hình du lịch cộng đồng này đang phát triển mạnh và đáp ứng nhu cầu cho du khách muốn trải nghiệm và khám phá… Vào những dịp cuối tuần, có rất đông khách đến tham quan tại các cánh đồng sen tại xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai), xã An Phú (huyện Mỹ Đức), xã Đại Thịnh (huyện Mê Linh)… để chụp ảnh.

Để hút khách, các đầm không ngần ngại đầu tư hệ thống đèn điện, bắc cầu gỗ, lót cả thảm để phục vụ khách. Trong khuôn viên của đầm cũng được bố trí bàn ghế để phục vụ khách ăn uống, nghỉ ngơi.

Nói về việc kết hợp khai thác du lịch trên chính đầm sen của gia đình, ông Chức cho hay: “Ban đầu chỉ một số hộ trồng, nhận thấy hiệu quả, các hộ trong thôn chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau nhân rộng mô hình. Diện tích đầm rộng, nhiều người đi qua thấy vùng sen bạt ngàn thì dừng lại chụp ảnh. Sau đó, họ rủ bạn bè, người thân tới chụp ảnh rất đông. Nhận thấy tiềm năng, chúng tôi kết hợp một số dịch vụ, đầu tư cầu tre, chòi quán, dựng khu cho thuê trang phục. Đến nay, đầm sen trở thành địa điểm quen thuộc để người dân đến tham quan, chụp ảnh và mua hoa, đài sen tại đầm”.

Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn từ cây sen
Du khách lựa chọn các đầm sen tại khu vực ngoại thành Hà Nội là nơi tham quan, chụp ảnh.

Chia sẻ về hiệu quả và hướng phát triển cây sen nơi đây gắn với khai thác du lịch, ông Bùi Văn Chuyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã An Phú cho hay: “Trồng sen thu hoạch được nhiều lần, năng suất cao hơn cấy lúa, tạo thu nhập tốt, đem lại sự phấn khởi cho nhân dân trong vùng, tuy nhiên hiện nay bà con vẫn đang làm tự phát. Xã cũng đã trình, xin chuyển đổi 200ha để chuyên trồng sen, khai thác dịch vụ du lịch.

Giống sen các hộ đang trồng chỉ cho thu khoảng 3 tháng trong một năm, để tạo sự đa dạng về các loại sen, có thể trồng, sản xuất quanh năm phù hợp với khai thác du lịch, chúng tôi đang triển khai thí nghiệm dự án đưa một số giống sen mới vào trồng như: Sen củ, sen hoa... Một số cán bộ huyện, xã và hộ dân đã được tập huấn, tham quan các mô hình trồng sen ở huyện Mê Linh, ở tỉnh Thừa Thiên Huế... để có thể đưa các giống sen mới về trồng ở địa phương”.

Mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, tuy nhiên hiện nay, nhiều người trồng sen vẫn còn một số trăn trở do hoa sen phụ thuộc nhiều vào thời tiết, kỹ thuật chăm sóc của người dân vẫn còn hạn chế.

Đặc biệt, mặc dù các địa phương đã bước đầu phát triển du lịch, tuy nhiên chưa phát huy hết tiềm năng vốn có. Các dịch vụ du lịch chủ yếu mang tính tự phát của hộ dân, quy mô còn nhỏ lẻ. Trong thời gian tới, người nông dân rất cần sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch, đào tạo kỹ năng phục vụ du khách cũng như quảng bá sản phẩm thương hiệu sen, xây dựng các dự án kêu gọi thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch xanh tại các đầm sen.

Thời gian qua, cụ thể hóa Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đã quan tâm việc phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Do đó, việc khai thác và làm nổi bật những đặc trưng riêng có về du lịch nông nghiệp, nông thôn trong định hướng phát triển du lịch của Thủ đô và cả nước.

Theo Sở Du lịch Hà Nội, UBND Thành phố đã sớm ban hành và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022 - 2025. Các sở, ngành, địa phương đã có chương trình, hoạt động lồng ghép nội dung phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Tới đây, Sở sẽ đánh giá một cách tổng quát tiềm năng, cách thức phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội nhằm khai thác, phát triển một cách hiệu quả loại hình này.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh niên phải tham gia xây dựng Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại

Thanh niên phải tham gia xây dựng Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, định hướng phát triển Thủ đô mà chủ thể, trung tâm là người dân, tất cả vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Thủ đô. Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nêu rõ, thanh niên Thủ đô thực sự phải tham gia gánh vác trọng trách xây dựng Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại.
Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân và Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân và Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Chiều 14/10, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức lễ ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam.
Đảm bảo an toàn trong chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi

Đảm bảo an toàn trong chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi

(LĐTĐ) Từ ngày 14/10, Hà Nội bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2024. Tại mỗi điểm tiêm, việc đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm chủng là nhiệm vụ trọng tâm được ngành Y tế đặt lên hàng đầu.
Thanh Trì: Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức và người lao động khối giáo dục

Thanh Trì: Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức và người lao động khối giáo dục

(LĐTĐ) Nhằm phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức, người lao động, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tập hợp sức mạnh của tập thể, năng lực sáng tạo của cán bộ, viên chức, người lao động; vừa qua, nhiều đơn vị khối trường học trên địa bàn huyện Thanh Trì đã tổ chức thành công Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và Hội nghị người lao động (CBCCVC-NLĐ) năm học 2024 - 2025.
Doanh nhân tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên

Doanh nhân tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên

(LĐTĐ) Tháng 10 không chỉ là thời điểm để tôn vinh những doanh nhân đã và đang nỗ lực cống hiến vì sự phát triển của nền kinh tế, mà còn là dịp để lắng lại, để thấu hiểu sâu hơn những tâm tư, những trăn trở của họ trên hành trình kiến tạo giá trị cho xã hội.
Nâng cao kỹ năng quản lý mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm

Nâng cao kỹ năng quản lý mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Đặng Xá là một xã thuần nông nằm ven sông Đuống thuộc huyện Gia Lâm. Với tiềm năng về phát triển các loại rau củ, quả an toàn, nhân dân trong xã đã tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất. Hội phụ nữ các cấp huyện Gia Lâm liên tục đào tạo nâng cao kỹ năng, hỗ trợ phụ nữ làm chủ mô hình kinh tế hợp tác xã, giải quyết lao động nông thôn.
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết 15 năm phong trào thi đua dân vận khéo

Quận Bắc Từ Liêm tổng kết 15 năm phong trào thi đua dân vận khéo

(LĐTĐ) Ngày 14/10, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống ngành Dân vận (15/10/1930 - 15/10/2024); tổng kết 15 năm phong trào thi đua dân vận khéo (2009 - 2024); biểu dương điển hình dân vận khéo năm 2024, phát động phong trào thi đua dân vận khéo năm 2025.

Tin khác

Doanh nhân tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên

Doanh nhân tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên

(LĐTĐ) Tháng 10 không chỉ là thời điểm để tôn vinh những doanh nhân đã và đang nỗ lực cống hiến vì sự phát triển của nền kinh tế, mà còn là dịp để lắng lại, để thấu hiểu sâu hơn những tâm tư, những trăn trở của họ trên hành trình kiến tạo giá trị cho xã hội.
Nâng cao kỹ năng quản lý mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm

Nâng cao kỹ năng quản lý mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Đặng Xá là một xã thuần nông nằm ven sông Đuống thuộc huyện Gia Lâm. Với tiềm năng về phát triển các loại rau củ, quả an toàn, nhân dân trong xã đã tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất. Hội phụ nữ các cấp huyện Gia Lâm liên tục đào tạo nâng cao kỹ năng, hỗ trợ phụ nữ làm chủ mô hình kinh tế hợp tác xã, giải quyết lao động nông thôn.
Giá vàng thế giới tăng nhẹ do yếu tố tỷ giá

Giá vàng thế giới tăng nhẹ do yếu tố tỷ giá

(LĐTĐ) Hôm nay (14/10), giá vàng thế giới chỉ tăng khiêm tốn 0,15%, giá sau quy đổi tăng vọt do tỷ giá.
Tỷ giá USD hôm nay (14/10): Đồng USD xu hướng tăng

Tỷ giá USD hôm nay (14/10): Đồng USD xu hướng tăng

(LĐTĐ) Sáng nay (14/10), tỷ giá đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.175 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY), đứng ở mức 102,92.
Giá xăng dầu hôm nay (14/10): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (14/10): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Giá dầu hôm nay (14/10/2024) giảm nhẹ. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 75,49 USD/thùng, giảm 0,38% (tương đương giảm 0,29 USD/thùng). Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 78,79 USD/thùng, giảm 0,45% (tương đương giảm 0,36 USD/thùng).
Giá vàng hôm nay (14/10): Vàng nhẫn tăng theo đà tăng của giá vàng thế giới

Giá vàng hôm nay (14/10): Vàng nhẫn tăng theo đà tăng của giá vàng thế giới

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, hôm nay (14/10), giá vàng nhẫn tăng theo đà tăng của giá vàng thế giới; trong khi đó, giá vàng miếng SJC tiếp tục “bất động” sau khi giảm 500.000 đồng/lượng vào giữa tuần qua.
Doanh nghiệp cần trợ lực, tiếp sức

Doanh nghiệp cần trợ lực, tiếp sức

(LĐTĐ) Thời điểm này, dưới sự tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời; các nền kinh tế lớn liên tục điều chỉnh chính sách khiến các dòng vốn đầu tư dịch chuyển, cấu trúc đầu tư thương mại thay đổi. Thực tế này vừa đặt ra các nguy cơ, thách thức vừa mang đến thời cơ, vận hội mới cho các quốc gia, nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có Việt Nam.
Những điều cần biết khi giá điện tăng 4,8%

Những điều cần biết khi giá điện tăng 4,8%

(LĐTĐ) Kể từ 11/10/2024, giá điện bán lẻ chính thức được điều chỉnh tăng thêm 4,8% so với giá bán hiện hành, tương đương tăng bình quân từ 2.006,79 đồng/kWh lên 2.103,11 đồng/kWh.
Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk

Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk

(LĐTĐ) Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.
Nền kinh tế cần nhiều hơn những doanh nghiệp nòng cốt dẫn dắt

Nền kinh tế cần nhiều hơn những doanh nghiệp nòng cốt dẫn dắt

(LĐTĐ) Nếu không có lực lượng doanh nhân trong nước lớn mạnh, dù đầu tư nước ngoài có phát triển bao nhiêu thì nền kinh tế khó phát triển vững mạnh, tự chủ. Hơn lúc nào hết, nền kinh tế cần những doanh nghiệp dân tộc - doanh nghiệp tư nhân trong nước đủ lớn đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt sự phát triển.
Xem thêm
Phiên bản di động