Người dệt ước mơ đưa văn hóa Việt ra thế giới

(LĐTĐ) Cách đây nhiều năm, nghề dệt vải truyền thống của người dân Phùng Xá (Mỹ Đức, Hà Nội) từng đứng trước nguy cơ mai một. Nhiều người từng gắn bó lâu năm với nghề vẫn dứt lòng tìm kế sinh nhai mới... Nhưng dù vật đổi sao dời, có một người phụ nữ vẫn luôn nặng lòng với con tơ, sợi chỉ. Bà là nghệ nhân Phan Thị Thuận, người đầu tiên dệt nên những tấm lụa bằng tơ sen ở Việt Nam.
Lan tỏa các giá trị văn hóa Việt Nam tới cộng đồng quốc tế Chắp cánh ước mơ từ vải vụn Đưa quạt Chàng Sơn vươn xa

Kiên trì luyện cây sen “nhả tơ”

Ở Việt Nam không thiếu những đầm sen nhưng người táo bạo “dám” lấy tơ từ cuống sen - phần thường coi là “vô dụng” của cây sen để tạo ra sản phẩm lụa tơ sen thì chỉ có Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận. Đầm sen gắn bó với bà từ nhỏ, khi theo mẹ đi cấy lúa. Đầm sen với những củ súng, hoa sen rắn rỏi, cứng cắp vươn lên từ bùn lầy tỏa hương thơm ngát đã là động lực thôi thúc bà phải làm gì cho cây sen cũng như phải làm gì cho quê hương Phùng Xá thân yêu.

Nâng niu cuộn tơ sen trên tay Nghệ nhân Phan Thị Thuận hồi tưởng, vào năm 2016 đại biểu quốc hội Trần Thị Quốc Khánh về huyện Mỹ Đức - “Thủ đô dâu tằm” của Hà Nội, để tìm người tham gia đề tài nghiên cứu dệt lụa từ tơ sen. Tuy rằng, loài hoa sen vốn rất gần gũi với người Việt, thế nhưng tại thời điểm đó nhắc về vải dệt từ sợi tơ sen thì không mấy người từng nghe và biết đến.

Người dệt ước mơ đưa văn hóa Việt ra thế giới
Theo bà Thuận, mùa lấy nguyên liệu sẽ bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài tới tháng 10 hằng năm.

Nghệ nhân Phan Thị Thuận chia sẻ: “Sau khi được trải nghiệm thực tế sản phẩm tơ sen từ một số nước trong khu vực, tôi đau đáu với suy nghĩ, đôi khi ta phải bước ra khỏi văn hóa của mình để tiếp xúc, cọ xát với một thứ văn hóa khác, xem thử mình ra sao. Với vốn liếng là tình yêu cháy bỏng với nghề truyền thống của quê hương và kinh nghiệm từ dệt sợi tơ tằm, tôi tin bản thân mình sẽ làm được rồi bắt tay thử nghiệm làm ra sợi tơ sen từ đó”.

5 năm sau ngày dệt thành công chiếc khăn quàng cổ đầu tiên từ sợi tơ sen, cách nghệ nhân Phan Thị Thuận làm ra sợi tơ vẫn luôn gợi sự tò mò, cuốn hút với những người dành tình yêu cho loài hoa thuần khiết này.

Theo bà Thuận, mùa lấy nguyên liệu sẽ bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài tới tháng 10 hằng năm. Cuống sen ở giữa thời kỳ nuôi hoa sẽ cho những sợi tơ đẹp nhất, sau khi được ngắt trực tiếp từ đầm lên sẽ được rửa sạch qua hai lần nước cho hết bùn và gai. Người thợ khứa xung quanh cuống sen, rồi dùng tay vặn và kéo tơ cho thật khéo, đồng thời vê cho sợi tơ sen tròn lại.

Người dệt ước mơ đưa văn hóa Việt ra thế giới
Phải cần tới 4.800 cuống hoa sen mới cho ra một chiếc khăn quàng cổ chiều dài 1,7m.

Việc tiến hành sản xuất buộc phải thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi thu hoạch nên người làm nghề thường ví, sen để làm tơ cũng giống như người con gái có thì. Phải cần tới 4.800 cuống hoa sen mới cho ra một chiếc khăn quàng cổ chiều dài 1,7m, chiều ngang 25cm.

Tính ra, một người thợ chăm chỉ lắm thì một ngày cũng chỉ làm được 200-250 cuống sen. Như vậy, để làm một chiếc khăn quàng cũng phải lao động ngót nghét cả tháng trời.

Có lẽ, bởi công đoạn sản xuất cầu kỳ và tỉ mẩn như vậy mà tại Festival nghề truyền thống Huế 2023, gian hàng của nghệ nhân Phan Thị Thuận luôn thu hút rất nhiều du khách dừng chân. Nhiều người còn bày tỏ niềm cảm phục khi biết được rằng, sản phẩm từ tơ sen của nghệ nhân Phan Thị Thuận đã có mặt ở nhiều quốc gia như: Pháp, Mỹ, Nhật Bản...

Trao truyền tinh hoa cho người trẻ

Phải chăng từ sự đau đáu với nghề và khát khao được trao truyền lại những bí kíp cho thế hệ trẻ mà trong cách hướng dẫn của nghệ nhân Phan Thị Thuận luôn có “lửa”, cuốn hút và lôi cuốn đến lạ thường.

Bà tâm niệm: “Mọi thứ mới mẻ cũng bắt đầu từ những đơn sơ. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ học nghề chỉ đơn giản là bắt chước lại các công đoạn thì sẽ không làm được. Muốn neo vào tâm thức của thế hệ trẻ khát khao về một loại tơ lụa mang đậm bản sắc dân tộc thì chỉ có thể khởi nguồn từ tình yêu quê hương, đất nước”.

Người dệt ước mơ đưa văn hóa Việt ra thế giới
Bà Thuận dành tất cả tâm huyết và tình yêu của mình để truyền nghề hoàn toàn miễn phí.

Ngoài khu xưởng sản xuất với hơn 20 người thợ, lớp học nghề đặc biệt của nghệ nhân Phan Thị Thuận luôn thu hút rất đông các em học sinh, sinh viên, nhất là vào dịp hè. Kỳ lạ ở chỗ bà dành tất cả tâm huyết và tình yêu của mình để truyền nghề hoàn toàn miễn phí.

Nghệ nhân tài hoa lý giải: “Không phải ai cũng có thể học và làm ra được tơ sen. Thậm chí, để đào tạo được một lứa kế cận phải tốn không ít nguyên vật liệu mà thành quả thu được chưa chắc đã tương xứng với những gì đã bỏ ra. Thế nhưng tôi vẫn quyết thực hiện, bởi rất có thể qua vài mùa sen nữa thôi, chính các em sẽ là những người đưa nghề tơ sen của quê hương tiến xa hơn, được nhiều người biết đến hơn”.

Người dệt ước mơ đưa văn hóa Việt ra thế giới
Bà Thuận kỳ vọng nghề dệt tơ sen của Việt Nam sẽ vươn ra thế giới.

Bà Thuận kỳ vọng một ngày nào đó không xa, Việt Nam cũng mở rộng được nghề dệt tơ sen không kém gì Campuchia, Myanmar. Bởi, không chỉ có vùng nguyên liệu rộng lớn, người thợ dệt của Việt Nam còn có tay nghề rất giỏi và tài hoa. Đồng thời, lụa tơ sen mở ra một hướng đi mới cho ngành lụa truyền thống đất Việt, góp phần quảng bá tới thế giới hình ảnh của Việt Nam, một đất nước vừa đang có sự phát triển vừa chứa đựng, lưu giữ các giá trị truyền thống nghìn năm.

Lắng nghe nghệ nhân Phan Thị Thuận tâm sự, bất chợt chúng tôi bâng khuâng nhớ tới những hình ảnh mà hơn 50 năm về trước, nghệ sĩ Quốc Hương từng nặng lòng: “Bóng chiếc thoi đưa ánh mắt long lanh/ Trời đất Hà Tây tay em dệt lụa”. Có lẽ người con gái trong lời hát kia không ở đâu xa, mà đang ở đây, trên chính quê hương Phùng Xá này!

Bằng tình yêu nghề truyền thống và những nỗ lực, sáng tạo không biết mệt mỏi, Nghệ nhân Phan Thị Thuận đã nâng tầm nghề dệt lụa cổ truyền. Những sản phẩm độc đáo đã góp phần đưa thương hiệu tơ tằm, tơ sen Việt Nam vươn ra với bạn bè quốc tế, góp phần quảng bá về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam.

Nghệ nhân vẫn luôn canh cánh nỗi niềm làm sao để phát triển nghề truyền thống hơn nữa khi mà tiềm năng, lợi thế vẫn còn đó, vẫn còn chưa tận dụng hết. Bà tâm niệm, duy trì và phát triển nghề dệt truyền thống là sứ mệnh thiêng liêng không riêng của bà mà còn là của mỗi người con làng Phùng Xá, kế tục cha ông gìn giữ bản sắc cho muôn đời sau.

Vũ Hảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Xem thêm
Phiên bản di động