Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, tháo các "điểm nghẽn" đầu tư công để kinh tế Thủ đô phát triển
Đưa văn hóa là động lực phát triển bền vững Nâng cao số lượng và chất lượng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp Đầu tư bài bản, căn cơ để huyện Đông Anh là thành phố tương lai |
Tìm giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII sẽ xem xét nhiều vấn đề quan trọng, quyết định đến sự phát triển của Thủ đô trong thời gian tới.
Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Đáng chú ý là các nội dung: Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2022 và cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 ngân sách cấp Thành phố; Phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố; Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030. Đặc biệt là Dự thảo Chương trình hành động của Đảng bộ Thành phố thực hiện Nghị quyết số 5-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…
Phát biểu khai mạc Hội nghị, sáng 28/6, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, công tác chuẩn bị cho Hội nghị đã được chuẩn nghiêm túc, bài bản, khoa học.Trên cơ sở những nội dung thảo luận, đồng chí Đinh Tiến Dũng nêu gợi ý một số nội dung quan trọng và đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố tập trung nghiên cứu, xem xét, cho ý kiến và quyết định tại Hội nghị.
Liên quan đến việc đầu tư công, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, sau gần 6 tháng triển khai thực hiện, kết quả giải ngân vốn đầu tư công toàn Thành phố tính đến ngày 16/6/2022 đạt rất thấp, chỉ bằng 17,4% kế hoạch giao và thấp hơn mức trung bình của cả nước (tính đến ngày 31/5/2022 cả nước đạt 20,45%). Trong đó, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn thực hiện các nhiệm vụ, dự án đầu tư cấp Thành phố chỉ đạt 14,5% kế hoạch, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cấp huyện đạt 19,9%.
Theo đồng chí Đinh Tiến Dũng, thực tế có một số dự án đã được bố trí vốn nhưng do nhiều nguyên nhân không thể đảm bảo tiến độ giải ngân; song cũng có có một số dự án có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ. Ngoài ra, còn khoảng 3.268 tỷ đồng chưa được phân bổ chi tiết cũng đã ảnh hưởng đến kết quả giải ngân; trong đó có nguồn vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là các chương trình rất quan trọng của Thành phố.
Từ các vấn đề thực tiễn, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu, các đồng chí dự Hội nghị, nhất là Bí thư cấp ủy tập trung thảo luận, thẳng thắn chỉ rõ nguyên nhân, từ đó xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể; Đồng thời, đề xuất các giải pháp có tính đột phá để giải quyết “điểm nghẽn” có tính chủ quan trong chỉ đạo điều hành; đặc biệt cần bàn kỹ phương án điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2022 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Đồng chí Đinh Tiến Dũng cho rằng, trong 6 tháng đầu năm 2022, với quyết tâm chính trị cao và tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, Thành ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, thực hiện có hiệu quả và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các mặt công tác.
Dù vậy, dự báo tình hình những tháng cuối năm bên cạnh những thuận lợi, có nhiều khó khăn, thách thức. Vì thế, đồng chí Đinh Tiến Dũng đề nghị các đồng chí tham dự Hội nghị trên các cương vị công tác của mình, tập trung phân tích, đánh giá kỹ những kết quả đạt được và thẳng thắn chỉ ra tồn tại, hạn chế, những vấn đề cần rút kinh nghiệm. Đặc biệt là việc giải quyết những vấn đề dân sinh cấp bách như phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, quản lý và khai thác đất đai, tài nguyên, khoáng sản, vấn đề cấp thoát nước, chống úng ngập, chống ùn tắc giao thông, cải cách thủ tục hành chính... Từ đó đề xuất các giải pháp, biện pháp để phấn đấu hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền
Về việc phân cấp quản lý nhà nước, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, đây là nội dung rất quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các quận, huyện, thị xã và cả Thành phố; Cũng là một trong những khâu đột phá, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn kiện Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng cho biết, nội dung này cũng đã có cơ sở pháp lý, được quy định cụ thể tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy đã có chỉ đạo và Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã nghiêm túc, tích cực chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã rà soát toàn bộ nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của Thành phố trong các ngành, lĩnh vực để đề xuất điều chỉnh phân cấp cho phù hợp với văn bản pháp luật và thực tiễn.
“Đây là một nhiệm vụ khó, phức tạp, có tính bao quát rộng trên toàn bộ các lĩnh vực kinh tế - xã hội, được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tính khả thi còn phụ thuộc nhiều yếu tố như năng lực bộ máy cán bộ, nguồn lực về tài chính… Đề nghị các đồng chí tập trung thảo luận, bàn và đánh giá một cách thực chất những mặt được, mặt chưa được, tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. Trên cơ sở đó đề xuất các nội dung, lĩnh vực, nhiệm vụ cần đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cũng như các thủ tục hành chính có thể ủy quyền cho chính quyền địa phương trên tinh thần cấp nào, địa phương nào làm tốt hơn, hiệu quả hơn, thuận lợi và kịp thời hơn thì giao cho cấp đó nhằm phục vụ tốt nhất đời sống dân sinh và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Liên quan đến vấn đề đấu giá quyền sử dụng đất, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, nguồn thu từ tiền sử dụng đất, trong đó có thu từ đấu giá quyền sử dụng đất chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu thu ngân sách địa phương, tạo nguồn lực đầu tư phát triển cho Thành phố. Tuy nhiên, trong năm 2022, công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là về quy trình, thủ tục hành chính, các quy định mới của pháp luật liên quan và có thể ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách năm nay. Vì vậy, cần có những chủ trương, giải pháp lớn nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ công tác đấu giá quyền sử dụng đất trong 6 tháng cuối năm và những năm tiếp theo; đồng thời có giải pháp khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai theo đúng các quy định của pháp luật.
Đối với dự thảo Chương trình hành động của Đảng bộ Thành phố thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị các đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu kỹ, tập trung thảo luận, cho ý kiến cụ thể về kết cấu, nội dung Chương trình hành động bảo đảm bao quát đầy đủ và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu tại Nghị quyết; đồng thời phải gắn với các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng lớn, khâu đột phá và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, 10 Chương trình công tác của Thành ủy và tình hình thực tiễn.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng khẳng định, những nội dung trình hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định đến sự phát triển của Thủ đô, không chỉ trong năm 2022, trong nhiệm kỳ này mà cho nhiều năm tiếp theo. Vì vậy, các đại biểu cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, tập trung nghiên cứu, thảo luận, có nhiều ý kiến sâu sắc, xác đáng đóng góp vào thành công của Hội nghị.
Bài viết cùng chủ đề
Dự án đường Vành đai 4Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25