Dấu ấn lịch sử nơi Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập
Trang trí các tuyến phố chào mừng kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội | |
Thành Hà Nội - Dấu ấn một thời | |
Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên tại Thanh Hóa |
Năm 1929, phong trào công nhân lúc này đang phát triển mạnh mẽ, Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng không còn đủ khả năng lãnh đạo mà cần sự lãnh đạo của giai cấp vô sản. Bởi vậy, cuối tháng 3/1929, những thanh niên tiên tiến trong Kỳ bộ Bắc Kỳ và Tỉnh bộ Hà Nội đã họp tại số nhà 5D phố Hàm Long để thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên.
Nhà 5D Hàm Long là nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên. |
Đó là một đêm cuối tháng 3/1929, 7 người đã họp và quyết định thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên. Chi bộ này gồm 8 người: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Phong Sắc, Dương Hạc Đính và Nguyễn Tuân. Đồng chí Nguyễn Phong Sắc vì có công tác đột xuất nên vắng mặt, đồng chí đã tuyên bố tán thành nghị quyết của cuộc họp nên được công nhận là thành viên chính thức của chi bộ. Đồng chí Trần Văn Cung (bí danh Quốc Anh) được cử làm Bí thư Chi bộ.
Di tích này thường xuyên đón đoàn viên thanh niên đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử vẻ vang của Đảng. |
Tại hội nghị này, Chi bộ đã đề ra một số nhiệm vụ trước hết là tiến tới thành lập Đảng Cộng sản, việc phát triển tổ chức công hội, nông hội, việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngay sau khi ra đời, Chi bộ đã kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng. Việc thành lập Chi bộ đầu tiên là một thắng lợi quan trọng của tư tưởng vô sản trong cuộc đấu tranh với tư tưởng phi vô sản và các xu hướng quốc gia khác, mở ra quá trình trực tiếp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngôi nhà 5D Hàm Long là một trong số 4 nhà 5A, 5B, 5C, 5D cùng dãy nhà gạch một tầng của một gia đình tư sản cho thuê. Riêng nhà 5D có lợi thế bởi bên trái giáp một ngõ hẻm nhỏ thông sang phố Lê Văn Hưu, khi bị “động” các đồng chí đang họp có thể luồn ra phía sau vượt qua bức tường theo ngõ này thoát ra ngoài. Nhà 5D Hàm Long chỉ có một gian diện tích 24m2, phía sau có sân nhỏ, bếp và nhà vệ sinh.
Cuối năm 1928, Kỳ bộ Bắc Kỳ của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã thuê nhà 5D làm trụ sở bí mật và giao cho đồng chí Trần Văn Cung (Quốc Anh) cùng vợ là Nguyễn Thị Liên đến ở và trông nom ngôi nhà. Đồ đạc, tài sản giá trị nhất chỉ có bộ tràng kỷ và một chiếc hòm hai đáy dùng để cất giấu tài liệu. Trên nắp hòm đặt chiếc đèn dầu con, ban đêm đồng chí Trần Văn Cung thường dùng mặt hòm làm bàn để làm việc.
Thường xuyên đi lại và làm việc tại nhà 5D Hàm Long còn có các đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Đỗ Ngọc Du, Trịnh Đình Cửu… Cũng tại đây, các đồng chí đã thảo luận về vấn đề cần thiết phải tổ chức ở Việt Nam một Đảng Cộng sản gồm những người tiên tiến giác ngộ quyền lợi giai cấp công nhân, theo chủ nghĩa Mác - Lênin để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Ngày 25/11/1959, nhà số 5D Hàm Long được khôi phục thành nhà lưu niệm, trưng bày các tài liệu, kỷ vật gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Bộ tràng kỷ, bộ ấm tích, 4 ghế đẩu, một giường gỗ, 2 hòm gỗ, nồi chảo, bát đĩa… là những hiện vật đã được phục chế.
Năm 1964, Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội chính thức công nhận nhà số 5D Hàm Long là Di tích cách mạng và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 29-VH/QĐ-1964 công nhận là Di tích cách mạng Hà Nội.
Năm 2000, nhà 5D Hàm Long đã được tu bổ, cố gắng khôi phục diện mạo như thời điểm ra đời Chi bộ Cộng sản đầu tiên (tháng 3/1929).
Di tích 5D Hàm Long hiện nay do Bảo tàng Hà Nội trực tiếp quản lý, các đồ đạc bày biện trong nhà còn lại gần như nguyên vẹn.
Di tích này cùng với những ngôi nhà lịch sử cách mạng khác tại Hà Nội đã góp phần tô điểm thêm cho trang sử hào hùng của Cách mạng Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25