“Đánh thức” niềm yêu thích đọc sách trong cộng đồng
Cuốn sách “Cho và nhận - Bài học cuộc đời”, gửi thông điệp ý nghĩa TP.HCM: Ra mắt mô hình Thư viện số, đọc sách qua mã QR code Phát động phong trào đọc sách trong cộng đồng |
Sách là nguồn tri thức vô tận về mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Đọc sách là thói quen bổ ích giúp người đọc nâng cao kiến thức, tăng kỹ năng tư duy, giúp hoàn thiện nhân cách, được thư giãn sau thời gian học tập, làm việc căng thẳng... Nhiều cuốn sách đã trở thành “liều thuốc” giúp người đọc vượt qua được những áp lực trong công việc, cuộc sống.
Để thúc đẩy văn hóa đọc phải có sự kết hợp giữa bạn đọc và người viết sách, đối với người sáng tác phải xuất bản những cuốn sách hay, thu hút người đọc |
Với các giá trị thiết thực mà sách đem lại, những năm gần đây, văn hóa đọc được các cấp, ngành, địa phương quan tâm nhiều hơn trước. Nhiều hoạt động khuyến khích niềm đam mê đọc sách trong cộng đồng, đặc biệt là thanh thiếu niên, nhi đồng được tổ chức.
Có thể kể đến những hoạt động thường niên nổi bật như: cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc; xếp sách nghệ thuật; vẽ tranh theo sách dành cho thiếu nhi; viết cảm nhận về một cuốn sách dành cho đoàn viên, thanh niên; phong trào quyên góp sách ủng hộ thư viện nhà trường, tặng các bạn học sinh vùng khó khăn... Tuy nhiên thực tế hiện nay tỉ lệ đọc sách của nước ta vẫn còn hạn chế.
Đánh giá về tiềm năng phát triển văn hóa đọc, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Nguyên cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á với năng lực sản xuất của ngành xuất bản cao tuy nhiên tỉ lệ đọc sách chưa cao như kỳ vọng.
Theo một khảo sát có khoảng trên 20% bạn đọc thường xuyên đến với sách, đây là thị trường tiềm năng, tuy nhiên hơn 80% bạn đọc chưa quan tâm đến sách, đó cũng là thách thức phải làm sao để thu hút bạn đọc đến với sách.
“Các khu vực đô thị việc phục vụ văn hóa đọc rất tốt, có nhiều thiết chế văn hóa đọc tại các đô thị tuy nhiên ở vùng nông thôn tình trạng đói sách hoặc khoảng trống khá nhiều. Từ những tồn tại đó, mô hình nhà văn hóa cộng đồng trong đó lồng ghép các hoạt động của thư viện, hoạt động của không gian sách tới vùng nông thôn rất quan trọng”, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành chia sẻ.
Cùng chung quan điểm, Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết, hiện nay văn hóa đọc ở nước ta rất tốt, tất cả những tinh hoa của văn hóa thế giới đều được các nhà xuất bản dịch, xuất bản sách. Tiềm năng đọc sách ở nước ta rất lớn, vấn đề đặt ra phải làm sao để đánh thức niềm yêu thích đọc sách trong nhân dân. Nước ta đã có Ngày sách Việt Nam nhưng để đưa sách vào đời sống đòi hỏi sự chung tay của toàn dân, phải đưa Ngày sách trở thành Ngày hội của toàn dân chứ không phải chỉ là phong trào.
“Để thúc đẩy văn hóa đọc phải có sự kết hợp giữa bạn đọc và người viết sách, đối với người sáng tác phải xuất bản những cuốn sách hay, thu hút người đọc. Hiện nay điều đáng lo ngại nhất là đối tượng cần đọc sách nhất họ không có điều kiện để đọc, đó là các quan chức, học sinh, sinh viên”, Nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ.
Bên cạnh đó khi bàn về vấn đề này, các chuyên gia đều cho rằng cùng với xã hội và nhà trường, gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng và duy trì thói quen đọc sách cho trẻ. Ông bà, cha mẹ chính là những người gần gũi với con, cháu, họ phải là người dẫn dắt, hình thành cho con trẻ những lối sống, thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ.
Ở một góc độ khác, để khơi dậy niềm đam mê đọc sách của bạn đọc, các nhà xuất bản và công ty sách cần phải có sự chuyển động mạnh mẽ và toàn diện trong hoạt động xuất bản và kinh doanh của mình. Đặc biệt các cơ quan quản lý nhà nước cần chú trọng, quan tâm công tác thị trường đẩy lùi sách giả, sách lậu, phát hành những tác phẩm có giá trị, mang thông điệp tích cực, giàu tính nhân văn
“Việc tạo dựng thói quen đọc sách cho trẻ là rất quan trọng. Hiện nay Bộ luật Giáo dục cũng như các nội dung liên quan đến tiết học trong nhà trường đã có những quy định tuy nhiên để mang tính bắt buộc tôi nghĩ rằng rất cần các thiết chế mạnh hơn nữa. Bên cạnh đó rất cần sự quan tâm đầu tư về phía các trường học, phải làm sao cho thư viện trường thật hấp dẫn, lôi cuốn trẻ đọc sách.
Cùng đó việc xây dựng tủ sách ở gia đình cũng rất quan trọng, bởi thói quen đọc sách cần xuất phát từ gia đình, thói quen đó không được tạo lập từ gia đình thì môi trường cộng đồng khác rất khó xây dựng được”, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22