Bài dự thi: “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô anh hùng, Thành phố hòa bình”

Đánh thức giấc ngủ đêm: Hướng đi mới kích cầu du lịch nội địa

(LĐTĐ) Trong Bài dự thi “Ý tưởng sáng tạo vì thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình”, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã nghiên cứu đưa ra ý tưởng: “Sáng tạo sản phẩm du lịch mới “Đêm thiêng liêng – Sáng ngời tinh thần Việt”, quảng bá điểm đến của Hà Nội, góp phần tích cực, hiệu quả thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước đến với Hà Nội”. Báo Lao động Thủ đô trân trọng đăng toàn văn sáng kiến trên.
Ứng dụng công nghệ trong không gian nghệ thuật sáng tạo
"Bài ca Hà Nội": Tiếng nhạc trầm hùng mà da diết của Thủ đô Anh hùng
Giải pháp xây dựng hệ thống chung quảng bá Văn hóa – Lịch sử - Nghệ thuật Hà Nội
Cải tạo đảo giao thông vì một Thủ đô Xanh - Sạch - Đẹp

Đại dịch Covid-19 xuất hiện bất ngờ, đã làm đảo lộn nền kinh tế - xã hội của cả thế giới. Nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng bởi đại dịch trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất đó chính là ngành du lịch.

Trước tình hình dịch bệnh, nhiều quốc gia đã ban hành lệnh phong tỏa, cách ly xã hội, cấm nhập cảnh và hạn chế đi lại. Do vậy, tại Việt Nam, một thực tế là ở các điểm tham quan, danh lam thắng cảnh, các bảo tàng, di tích đều đìu hiu, vắng khách, trong đó khách du lịch quốc tế sụt giảm mạnh và hầu như không có.

Là một Di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu ở Thủ đô, trong những năm qua, lượng khách đến với Di tích Nhà tù Hỏa Lò chủ yếu là khách quốc tế (chiếm tới 70% tổng lượng khách), còn lại là khách nội địa. Đối diện với thực tế nhiều khó khăn, một câu hỏi lớn đặt ra đối với Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò là làm thế nào để có thể vượt qua đại dịch, có được nguồn thu để duy trì hoạt động, khi mà đơn vị đã thực hiện tự chủ về tài chính?

Với nhận định: Muốn vượt qua thử thách này, đòi hỏi đơn vị cần phải có những ý tưởng mới, sáng tạo, đưa ra những hướng đi mới để thu hút, kích cầu khách nội địa bằng chính khả năng, nội lực đang có.

1131 12
“Đêm thiêng liêng – Sáng ngời tinh thần Việt"

Chương trình tham quan, trải nghiệm mang tên “Đêm thiêng liêng - Sáng ngời tinh thần Việt” là ý tưởng sáng tạo của đơn vị, hưởng ứng mạnh mẽ chủ trương của Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội; chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về quảng bá điểm đến lịch sử, văn hóa, du lịch của Thủ đô. Chương trình có sự phối hợp giữa Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò và Công ty Lữ hành Hanoitourist, nằm trong gói kích cầu du lịch của Thành phố, là hướng đi mới nhằm thúc đẩy “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.

Chương trình trải nghiệm “Đêm thiêng liêng - Sáng ngời tinh thần Việt” được xây dựng bằng nội lực, tình đoàn kết và trí tuệ của cả một tập thể đồng lòng quyết tâm vượt qua đại dịch, để đưa Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò ngày càng phát triển bền vững. Phát huy tinh thần kiên trung, bất khuất của các thế hệ cha ông đi trước, chương trình muốn gửi tới du khách thông điệp: “Thế hệ cha, anh đi trước đã đổ biết xương, máu để giành độc lập, tự do cho dân tộc. Thế hệ hôm nay tìm về quá khứ để thấy trân trọng giá trị của hòa bình, để biết trân quý những điều bình dị trong cuộc sống, trân quý hơn tình người, tình đồng chí, đồng đội mà trong guồng quay cuộc sống ta vô tình đã để trôi qua”.

Trong hành trình 45 phút ngược dòng thời gian, du khách sẽ được trở về không gian thiêng liêng, về miền ký ức với sự lắng đọng và cảm nhận sâu sắc về sự hy sinh, gian khổ mà ngời sáng tinh thần kiên trung, bất khuất của bao thế hệ cha anh đi trước. Tham gia chương trình, trải nghiệm đầu tiên, du khách sẽ được thưởng thức nước “Lá vối” với hương vị dân dã mà đậm tình quê hương. Bác Nguyễn Tạo - cựu tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò đã kể lại “Trong những năm 1930 - 1935, tại Nhà tù Hỏa Lò thùng nước lá vối được đặt ở các trại giam cho tù nhân uống. Buổi tối, khi các cửa trại đã khóa, tù nhân còn lật ngửa nắp thùng để làm thành những chiếc bàn tròn, phục vụ cho việc học tập chính trị, văn hóa”.

Đúng 19h00, tour tham quan, trải nghiệm bắt đầu, mỗi du khách sẽ được cung cấp thiết bị tourguide (máy nghe thuyết minh) để giúp du khách nghe rõ lời thuyết minh và hòa vào không gian trải nghiệm được tốt nhất.

1129 13
Tại không gian sân tù, dưới gốc bàng cổ thụ, khúc nhạc của cựu tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò - nhạc sỹ Đỗ Nhuận vang lên.

Mười câu chuyện tiêu biểu sẽ được truyền tải tới du khách với những cảm xúc lắng đọng, đánh thức mọi giác quan:

Cổng chính: Tượng trưng cho ranh giới giữa sự sống và cái chết, giữa gông cùm, xiềng xích và khát vọng tự do. Đã có hàng ngàn tù nhân bước qua cánh cổng này để vào chốn “địa ngục trần gian”. Và cũng từ đây, nhiều tù nhân đã anh dũng bước ra để lưu đày biệt xứ tới những nhà tù xa xôi như Sơn La, Côn Đảo, Phú Quốc hay đón nhận cái chết hiên ngang bởi máy chém ngay trước cánh cổng này, biết bao nhiêu thanh xuân đã nằm lại tại nơi đây, trên chính mảnh đất này, máu đào của các anh đã thấm sâu vào lòng đất, để tạc lên dáng hình gấm vóc Việt Nam. Quý khách bước qua cổng chính để bắt đầu hành trình trải nghiệm vào không gian thiêng liêng, nơi có những con người đã hóa thành bất tử.

Các trại giam nam tù tập thể: Mang đặc trưng kiến trúc điển hình của Nhà tù Hỏa Lò hơn 120 năm lịch sử. Tại đây, quý khách được tham quan Sa bàn toàn cảnh nhà tù, tìm hiểu về quá trình xây dựng nhà tù kiên cố bậc nhất Đông Dương. Và cũng tại đây, du khách hiểu rõ hơn về cuộc sống khắc nghiệt nơi chốn lao tù, được nghe những câu chuyện về tinh thần kiên trung, bất khuất của những người tù chính trị, đã biến “Nhà tù Hỏa Lò thành trường học cách mạng, thành nơi rèn luyện ý chí đấu tranh”.

Khu biệt giam Cachot (Ngục tối): Nơi mệnh danh là “địa ngục của địa ngục”; nơi trừng phạt tù nhân dám đứng lên đấu tranh chống các nội quy, quy định của nhà tù. Tại khu Cachhot, với không gian chật hẹp, du khách sẽ được chứng kiến một hình phạt đặc biệt của chính quyền thực dân đối với các chiến sỹ cách mạng; cảm nhận rõ hơn những khắc nghiệt mà người tù chính trị phải trải qua tại nơi “địa ngục của địa ngục”.

Cây bàng gần 100 tuổi: “Người bạn tri kỉ”, “Người đồng chí”, “Người thầy thuốc”, “Người đưa thư” và cũng là một chiến sĩ thầm lặng trong Nhà tù Hỏa Lò. Đan xen trong hành trình cảm xúc và không gian nghẹt thở đến thắt tim của ngục tù, quý khách sẽ được nghe câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu thơ ca của những chiến sỹ yêu nước. Tại không gian sân tù, dưới gốc bàng cổ thụ, khúc nhạc của cựu tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò - nhạc sỹ Đỗ Nhuận vang lên. Đặc biệt, hình ảnh nhạc sỹ biểu diễn sáo được tái hiện một cách chân thực bằng hình thức sân khấu hóa.

Cửa cống ngầm: Mang theo câu chuyện về ý chí, khát vọng tự do của các chiến sĩ cách mạng khi tiến hành vượt ngục thoát khỏi Nhà tù Hỏa Lò. Lần đầu tiên, du khách được trải nghiệm đi qua khoảng hẹp, cộng hưởng tiếng nước chảy, tiếng gió gào và ánh sáng mờ ảo... để phần nào cảm nhận sự ly kỳ, hấp dẫn và ngoạn mục của các cuộc vượt ngục

Trại nữ: Tại đây còn lưu giữ những câu chuyện thấm đẫm nước mắt của những người mẹ xa con, người vợ xa chồng. Các chị đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân, tình cảm riêng tư, tình mẫu tử....sống trọn đời cho cách mạng. Các phẩm chất sáng ngời, cao đẹp của các chị xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.

Máy chém: Du khách sẽ được tận mắt chứng kiến chiếc máy chém đã cướp đi biết bao nhiêu thanh xuân đang căng tràn nhiệt huyết, dũng cảm, kiên cường. Một cảm xúc khâm phục dâng tràn trước sự hy sinh của anh Nguyễn Hoàng Tôn ngay trước cổng chính của Nhà tù Hỏa Lò gần 90 năm về trước.

Khu vực xà lim tử hình: nơi giam giữ những chiến sỹ cộng sản kiên trung. Tại đây, du khách sẽ được lắng đọng cảm xúc bằng hoạt cảnh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh gặp mẹ trong khu vực xà lim tử hình trước khi bị đưa đi hành quyết tại Hải Phòng.

Lễ tri ân tại Đài tưởng niệm: Tại không gian thiêng thiêng, quý khách sẽ thực hiện nghi thức tri ân trong không gian được thiết kế công phu để cảm nhận sự giao hòa giữa tâm linh và đời thực, giữa hiện tại và quá khứ… Mọi xúc cảm của lòng tri ân, sự biết ơn, niềm tự hào dân tộc sẽ được khơi gợi, tạo nên ấn tượng không thể nào quên. Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm một hình thức NLP (Lập trình ngôn ngữ Nơ ron) không hề giống với bất cứ phương pháp nào mà bạn từng biết trước đây. Nó nhằm vào việc thay đổi tận gốc của hành vi, tức thay đổi lối tư duy dẫn đến hành vi. Cuộc sống, năng lực cũng như trình độ đều là hệ quả của cách chúng ta suy nghĩ, giúp chúng ta có suy nghĩ tích cực hơn.

Không gian Di tích Hỏa Lò về đêm được kết hợp giữa âm thanh và ánh sáng, đánh thức mọi cảm xúc, giác quan của du khách. Kỹ thuật nhấn sáng, hắt bóng được sử dụng, tạo điểm nhấn trong các phòng trưng bày; hệ thống âm thanh, tiếng động thay đổi qua từng điểm tham quan.

Phần cuối của chương trình là trải nghiệm một số sản phẩm đặc trưng chỉ có tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò, đó là:

Trà bàng lá nếp: với nguyên liệu chính được làm từ lá bàng tươi và lá nếp. Sau cả một hành trình tham quan, được thưởng thức cốc trà bàng mát lạnh, để cảm nhận vị chát chát của bàng nơi đầu lưỡi và phảng phất mùi thơm của lá nếp như đưa ta về với câu chuyện của cây bàng tình nghĩa, ấm tình đồng chí, đồng đội, để thấy trân trọng hơn tình bạn, tình đồng chí, đồng nghiệp, mà đôi khi, trong guồng quay cuộc sống hằng ngày, chúng ta vô tình để trôi qua.

Thạch bàng tam vị: với nhiều hình dáng bắt mắt, nhỏ xinh sẽ mang đến cho du khách thêm một trải nghiệm về vị giác. Cái vị chát dịu, thanh thanh của lá Bàng hòa quyện cùng vị chua chua của chanh leo hay mùi thơm nồng nàn của nước sữa dừa sẽ làm cho những ai đã từng thưởng thức sẽ nhớ mãi. Những lá bàng bánh tẻ được lựa chọn làm nguyên liệu chế biến được lấy từ chính của cây bàng được trồng trong Di tích.

Quả bàng khô được kỳ công tách vỏ, lấy phần hạt phía trong quả, đây là phần tinh túy của quả bàng, du khách sẽ cảm nhận cái giòn tan, vị béo béo, bùi bùi của hạt bàng được gửi từ Côn đảo xa xôi như giúp du khách tăng thêm phần trải nghiệm về nguồn dược liệu, thuốc bổ hồi sinh của các chiến sỹ yêu nước cách mạng khi xưa, đã cứu sống biết bao tù nhân từ tay của thần chết.

Đặc biệt, để những phút giây cảm xúc sẽ đọng mãi trong ký ức của du khách mỗi người sẽ nhận được một phần quà mang giá trị tinh thần, đó là những sản phẩm "Bàng" đặc trưng và chỉ có tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò: quả bàng khô khắc logo của Di tích Nhà tù Hỏa Lò, lá bàng khô khắc những bài thơ của các chiến sỹ yêu nước, cách mạng, chiếc bookmark in hình cổng chính của Di tích….mỗi món quà đều gắn với những câu chuyện kể về Di tích.

Chương trình tham quan, trải nghiệm “Đêm thiêng liêng - Sáng ngời tinh thần Viêt” đã được Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò đưa vào hoạt động từ ngày 26/6/2020 các tối cuối tuần. Ý tưởng sáng tạo này ra đời đã đáp ứng phần nào đó mong mỏi của du khách nội địa về các hình thức trải nghiệm mới tại các điểm du lịch, bước đầu đã đem lại hiệu quả rất đáng khích lệ.

* Tít do Lao động Thủ đô đặt

Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức Kỳ họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung họp bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động